Giải Khoa học tự nhiên lớp 6 trang 57 Kết nối tri thức
Với Giải KHTN lớp 6 trang 57 trong Bài 16: Hỗn hợp các chất Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN lớp 6 trang 57.
Câu hỏi 3 trang 57 Bài 16 KHTN lớp 6: Khi hòa tan đường vào nước, đường có bị biến đổi thành chất khác không?
Lời giải:
Khi hòa tan đường vào nước ,đường không bị biến đổi thành chất khác
Câu hỏi 4 trang 57 Bài 16 KHTN lớp 6: Nước muối, giấm ăn, nước giải khát có gas là các dung dịch. Em hãy chỉ ra dung môi và chất tan trong các trường hợp đó.
Lời giải:
Dung môi trong các trường hợp đó là nước
Các chất tan là muối, acetic acid, đường hóa học, ...
Câu hỏi 5 trang 57 Bài 16 KHTN lớp 6: Quan sát hình 16.1 và hãy chỉ ra loại nước nào là hỗn hợp đồng nhất, không đồng nhất?
Lời giải:
Hỗn hợp đồng nhất:nước cất tiêm, nước đường
Hỗn hợp không đồng nhất: nước cam
Hoạt động 1 trang 57 Bài 16 KHTN lớp 6: Tính chất của chất tan trong dung dịch có khác với ban đầu không?
Chuẩn bi: 1 cố, 1 thìa, muối ăn, nước
Tiến hành: Pha 3-5 thìa nhỏ muối ăn vào cốc đựng 20ml nước ấm, khuấy đều.Nếm thử vị dung dịch thu được. Nhỏ vài giọt dung dịch lên thìa inox, hơ trên lửa đến khi nước bay hơi hết.Để nguội, quan sát màu sắc và nếm thử vị của chất rắn thu được trên thìa.
Em hãy: nhận xét về màu sắc, vị của chất rắn thu được và so sánh với muối ăn ban đầu.
Lời giải:
- Dung dịch thu được có vị mặn
- Khi cô cạn, chất rắn thu được có màu trắng, vị mặn là muối ăn ban đầu
Câu hỏi 6 trang 57 Bài 16 KHTN lớp 6: Khi hòa muối ăn vào nước, nếu muối không tan hết, bị lắng xuống đáy thì có tạo thành huyền phù không?
Lời giải:
Khi hòa muối ăn vào nước, nếu muối không tan hết, bị lắng xuống đáy thì không tạo thành huyền phù. Vì huyền phù gồm các hạt chất rắn lơ lửng trong lòng chất lỏng.
Câu hỏi 7 trang 57 Bài 16 KHTN lớp 6: Kể tên một số nhũ tương và huyền phù xung quanh em.
Lời giải:
Một số nhũ tương và huyền phù xung quanh em.
Nhũ tương: sữa, hỗn hợp dầu ăn và nước (khí được khấy trộn),...
Huyền phù: nước phù sa, nước bột màu, nước bùn,...
Hoạt động 2 trang 57 Bài 16 KHTN lớp 6: Phân biệt huyền phù với dung dịch
Chuẩn bị: 2 cốc nước, đường, bột sắn dây
Tiến hành: Cho một thìa đường vào cốc thứ nhất, cho một thìa bột sắn dây vào cốc thứu hai.Khuấy đều hai cốc.Để yên 2-3 phút.
Quan sát và trả lời câu hỏi:
1. Nước đường và nước bột sắn dây có cùng trong suốt không?Cốc nào là dung dịch, cốc nào là huyền phù?
2. Sau 30 phút, ở mỗi cốc có sự thay đổi nào không?
Lời giải:
1. Nước đường và nước bột sắn dây không cùng trong suốt, nước đường thì trong suốt, tuy nhiên nước sắn dây có màu trắng đục. Do đó cố nước đường là dung dịch, cốc nước sắn dây là huyền phù.
2. Sau 30 phút ta thấy:
- Cốc nước đường không hiện tượng
- Cốc nước sắn dây thấy có bột sắn lắng xuống đáy cốc
Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 16: Hỗn hợp các chất Kết nối tri thức hay khác:
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
KHTN lớp 6 Bài 19: Cấu tạo và chức năng cac thành phần của tế bào
KHTN lớp 6 Bài 21: Thực hành: Quan sát và phân biệt một số loại tế bào
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức
- Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức
- Giải lớp 6 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 6 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 6 Cánh diều (các môn học)
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - KNTT
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 6 - KNTT
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 6 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 6 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - KNTT
- Giải sgk Tin học 6 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 6 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 6 - KNTT