Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Bài 7: Đo thời gian

Với giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 7: Đo thời gian sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng làm bài tập KHTN 6 Bài 7.

Video Giải KHTN lớp 6 Bài 7: Đo thời gian - Kết nối tri thức - Cô Phạm Hằng (Giáo viên VietJack)

Giải Khoa học tự nhiên lớp 6 trang 23

Bên cạnh đó là Giải sách bài tập, vở thực hành Khoa học tự nhiên 6 Bài 7 sách Kết nối tri thức chi tiết:

Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:


Lý thuyết KHTN 6 Bài 7: Đo thời gian (hay, chi tiết)

I. Đơn vị thời gian

- Trong Hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị cơ bản đo thời gian là giây, kí hiệu là s.

- Ngoài ra, thời gian còn được đo bằng nhiều đơn vị khác như: phút (min), giờ (h), ngày, tháng, năm, thế kỉ…

1 giờ = 60 phút = 3600 giây

1 ngày = 24 giờ = 1440 phút = 86400 giây

II. Dụng cụ đo thời gian

- Đồng hồ là dụng cụ đo thời gian.

- Có nhiều loại đồng hồ khác nhau: Đồng hồ đeo tay, đồng hồ treo tường, đồng hồ để bàn, đồng hồ điện tử, đồng hồ bấm giây, đồng hồ cát…

                                Đo thời gian | Kết nối tri thức


Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 7: Đo thời gian (có đáp án)

Câu 1. Đơn vị cơ bản đo thời gian trong hệ đo lường hợp pháp của nước ta là:

A. Giờ

B. Giây

C. Phút

D. Ngày

Câu 2. Người ta sử dụng dụng cụ nào để đo thời gian?

A. Cân đồng hồ

B. Đồng hồ

C. Điện thoại

D. Máy tính

Câu 3. Cách đổi thời gian nào sau đây là đúng?

A. 1 ngày = 24 giờ

B. 1 giờ = 600 giây

C. 1 phút = 24 giây

D. 1 giây = 0,1 phút

Câu 4. Điền số thích hợp vào chỗ trống:

2,5 phút = … giây

A. 50 giây

B. 250 giây

C. 150 giây

D. 15 giây

Câu 5. Để xác định thành tích của một vận động viên chạy 200m người ta phải sử dụng loại đồng hồ nào sau đây?

A. Đồng hồ quả lắc

B. Đồng hồ treo tường

C. Đồng hồ bấm giây

D. Đồng hồ để bàn


Các loạt bài lớp 6 Kết nối tri thức khác