Giải Khoa học tự nhiên lớp 6 trang 132 Kết nối tri thức

Với Giải KHTN lớp 6 trang 132 trong Bài 36: Động vật Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN lớp 6 trang 132.

Em có thể 1 trang 132 Bài 36 KHTN lớp 6: Phân biệt được các loài động vật thuộc các lớp, ngành khác nhau dựa vào đặc điểm bên ngoài

Lời giải:

Phân biệt được các loài động vật thuộc các lớp, ngành khác nhau dựa vào đặc điểm bên ngoài:

- Các lớp, ngành động vật không có xương sống:

Tên nhóm

Đặc điểm

Ruột khoang

- Đa bào bậc thấp

- Cơ thể hình trụ, có nhiều tua miệng, đối xứng tỏa tròn

- Sống trong môi trường nước

Giun

- Hình dạng cơ thể đa dạng (dẹp, hình ống, phân đốt), cơ thể đối xứng hai bên

- Đã phân biệt đầu đuôi – lưng bụng 

- Thường sống trong đất ẩm, môi trường nước hoặc trong cơ thể sinh vật.

Thân mềm

- Đa dạng về hình dạng, kích thước; cơ thể mềm, không phân đốt, thường có vỏ đá vôi bao bọc.

- Xuất hiện điểm mắt.

- Thường sống trong nước, số ít sống trên cạn.

Chân khớp

- Cơ thể chia là ba phần (đầu, ngực, bụng); cơ thể phân đốt; đối xứng hai bên.

- Các chi phân đốt, khớp động với nhau.

- Bộ xương ngoài cấu tạo từ chitin.

- Số lượng loài đa dạng nhất, phân bố khắp các môi trường sống.

- Các lớp, ngành động vật có xương sống:

Nhóm động vật

Đặc điểm

- Thích nghi hoàn toàn với đời sống dưới nước

- Di chuyển bằng vây

- Hô hấp bằng mang

Lưỡng cư

- Có đời sống lưỡng cư: ở nước và ở cạn (sống ở những nơi ẩm ướt, cạnh bờ nước)

- Da trần, luôn ẩm ướt

- Chân có màng bơi

Bò sát

- Thích nghi với đời sống ở cạn (trừ một số loài mở rộng môi trường sống xuống dưới nước)

- Da khô, có vảy sừng

Chim

- Thích nghi với đời sống ở cạn

- Mình có lông vũ bao phủ

- Chi trước biến đổi thành cánh

- Có mỏ sừng

Thú

- Cơ thể có lông mao bao phủ

- Răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh, răng hàm

- Phần lớn đẻ con và nuôi con bằng sữa

Em có thể 2 trang 132 Bài 36 KHTN lớp 6: Biết cách phòng tránh các bệnh giun, sán.

Lời giải:

Các biện pháp phòng tránh các bệnh giun, sán:

- Cần tập thói quen tẩy giun định kì cho cả gia đình tối thiểu 6 tháng một lần (ít nhất 2 lần trong năm).

- Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, không nghịch bẩn, thường xuyên tắm rửa, không đi chân đất, không để trẻ bò lê la dưới đất. Cắt móng tay, đi dép thường xuyên, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất.

- Thực hiện ăn chín, uống sôi, ăn các thức ăn đã được nấu chín kĩ, chế biến hợp vệ sinh.

- Không sử dụng thịt lợn ốm để chế biến thực phẩm. Không ăn tiết canh, thịt lợn tái, các loại gỏi cá, nem chua sống, thịt bò tái, đối với các loại rau sống cần phải ngâm rửa kĩ trước khi ăn.

- Quản lí phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Không nuôi lợn thả rông. Không sử dụng phân tươi để bón cho cây trồng nhất là các loại rau.

- Không để ruồi nhặng bậu vào thức ăn. Không để chó, lợn, gà... tha phân gây ô nhiễm môi trường.

- Người mắc bệnh giun, sán cần phải được khám và điều trị triệt để theo đúng phác đồ của Bộ Y tế.

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 36: Động vật Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:


Các loạt bài lớp 6 Kết nối tri thức khác