Bài toán hỗn hợp kim loại tác dụng với axit (hay, chi tiết)
Bài viết Bài toán hỗn hợp kim loại tác dụng với axit với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Bài toán hỗn hợp kim loại tác dụng với axit.
Bài toán hỗn hợp kim loại tác dụng với axit (hay, chi tiết)
Bài giảng: Bài tập về kim loại tác dụng với axit - Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)
Phương trình tổng quát :
2M + 2nHCl → 2MCln + nH2
2M + nH2SO4 → M2(SO4)n + nH2
Điều kiện: Kim loại là kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học.
K, Na, Ba, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, H, Cu, Hg, Ag, Pt, Au
Đặc điểm:
- Muối thu được có hóa trị thấp (đối với kim loại có nhiều hóa trị)
- Sau phản ứng sinh ra khí H2
Ví dụ: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Cu không phản ứng HCl
* Phương pháp chung
- Bảo toàn nguyên tố: nCl = nHCl = 2nH2 ; nSO4 = nH2SO4 = nH2
- Bảo toàn khối lượng: mkim loại + mHCl = mmuối + mH2 hoặc mmuối = mkim loại + mgốc axit
- Bảo toàn electron: ne kim loại cho = ne H nhận
- Khối lượng dung dịch tăng = khối lượng kim loại phản ứng – khối lượng khí H2
• Bài toán hỗn hợp kim loại tan hết trong 1 axit (HCl hoặc H2SO4) tạo khí H2
• Bài toán hỗn hợp kim loại tan hết trong hỗn hợp HCl và H2SO4 tạo khí H2
Nếu cho hỗn hợp kim loại kiềm, kiềm thổ tan hết trong hỗn hợp HCl và H2SO4
+) Kim loại tan trong axit trước, nếu axit hết kim loại mới tác dụng với nước
+) Khí H2 sinh ra có thể do kim loại tác dụng với axit và H2O
Kim loại + HNO3/H2SO4 đặc → muối + sản phẩm khử + H2O
- Kim loại tác dụng với HNO3 và H2SO4 đặc sinh ra muối có số oxi hóa cao nhất
- Hầu hết các kim loại đều tác dụng (trừ Au, Pt)
- Al, Fe, Cr bị thụ động hóa trong HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội
a. Kim loại tác dụng với dung dịch HNO3
Sản phẩm khử :
+ NO2: khí màu nâu
+ NO: khí không màu, hóa nâu trong không khí
+ N2O: khí không màu, gây cười
+ N2: khí không màu
+ NH4NO3: muối tan trong dung dịch
Sản phẩm khử của N+5 tùy thuộc vào độ mạnh của kim loại và nồng độ của dung dịch axit. Thông thường thì dung dịch đặc tạo NO2, loãng tạo NO, kim loại có tính khử càng mạnh thì N bị khử xuống mức càng sâu.
Phương pháp giải:
nNO3 - tạo muối = ne cho
mmuối = mkim loại + mNO3 = mkim loại + 62. ne cho
- Bảo toàn nguyên tố H: nH+ = 2nH2 hay nH+ = 4nNH4+ +2nH2O
- Bảo toàn nguyên tố N: nHNO3 = nNO3 − trong muối + nN trong sản phẩm khử
nHNO3 phản ứng = 2nNO2 + 4nNO + 10nN2O + 12nN2 + 10nNH4NO3
- Nếu có hỗn hợp kim loại chứa Fe phản ứng với axit, sau phản ứng còn dư kim loại thì muối sắt thu được là muối Fe(II)
- Dung dịch chứa đồng thời ion H+ và NO3- có tính oxi hóa tương tự dung dịch axit HNO3
b. Kim loại tác dụng với dung dịch H2SO4
Sản phẩm khử :
+ SO2: khí mùi sốc (mùi hắc)
+ S: kết tủa vàng
+ H2S: khí mùi trứng thối
Phương pháp giải: sử dụng các định luật bảo toàn
Các công thức cần nhớ
2nSO42- = ne cho
mmuối = mkim loại + mSO4 = mkim loại + 96nSO2
- Bảo toàn nguyên tố S: nH2SO4 = nSO42- trong muối + nS trong sản phẩm khử
Ví dụ 1: Đun nóng m gam hỗn hợp Cu và Fe có tỉ lệ khối lượng tương ứng 7:3 với một lượng dung dịch HNO3. Khi các phản ứng kết thúc, thu được 0,75m gam chất rắn, dung dịch X và 5,6 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và NO2 (không có sản phẩm khử khác của N+5). Biết lượng HNO3 đã phản ứng là 44,1 gam. Giá trị của m là:
A. 448
B. 40,5
C. 33,6
D. 50,4
Lời giải:
Chọn đáp án: D
Giải thích:
Khối lượng Fe = 0,3m gam và khối lượng Cu = 0,7m gam
Sau phản ứng còn 0,75m gam → Fe chỉ phản ứng 0,25m gam; Fe dư vậy sau phản ứng chỉ thu được muối Fe2+.
Ta có: nHNO3 = 0,7; nNO + nNO2 = 0,25 mol; số mol của Fe(NO3)2 = 0,25m/56
Sơ đồ phản ứng:
Fe + HNO3 → Fe(NO3)2 + NO + NO2
0,25m/56 0,7 0,25m/56 0,25
Áp dụng ĐLBT nguyên tố N ta có:
0,7 = 2. 0,25m/56 + 0,25 → m =50,4 (g)
Ví dụ 2: Hòa tan 14,8 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu vào lượng dư dung dịch hỗn hợp HNO3 và H2SO4 đặc nóng. Sau phản ứng thu được 10,08 lít NO2 (đktc) và 2,24 lít SO2 (đktc). Khối lượng Fe trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 5,6
B. 8,4
C. 18
D. 18,2
Lời giải:
Chọn đáp án: B
Giải thích:
Gọi a, b lần lượt là số mol của Fe, Cu
56a + 64b = 14,8 (1)
- Quá trình nhường electron:
Fe - 3e → Fe
a 3a
Cu - 2e → Cu
b 2b
⇒ ∑ne nhường = (3a + 2b) mol
- Quá trinh nhận electron:
N+5 + 1e → N+4 (NO2)
0,45 0,45
S+6 + 2e → S+4
0,2 0,1
⇒ ∑ne nhận = 0,45 + 0,2 = 0,65 mol
Áp dụng định luật bảo toàn electron:
3a + 2b = 0,65 → a = 0,15 và b = 0,1 → mFe = 8,4 g
Câu 1: Hòa tan hỗn hợp gồm 0,1 mol Fe và a mol Cu vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được 5,6 lít hỗn hợp NO và N2 (đktc) có tỷ khối hơi so với H2 là 14,5. Vậy a có giá trị là:
A. 0,6625
B. 0,6225
C. 0,0325
D. 0,165
Lời giải:
Chọn đáp án: A
Giải thích:
Gọi x, y là số mol của N2 và NO trong hỗn hợp.
Ta có:
Quá trình cho electron
Fe - 3e → Fe3+
0,1 0,3
Cu - 2e → Cu2+
a 2a
Quá trình nhận electron:
2N+5 + 10e → N2
1,25 0,125
N+5+ 3e → N+2
0,375 0,125
Ta có: ∑ne cho = ∑ne nhận → 0,3 + 2a = 1,25 + 0,375
a = 0,6625 mol
Câu 2: Nung nóng 16,8 gam hỗn hợp Au, Ag, Cu, Fe, Zn với một lượng dư khí O2, đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 23,2 gam chất rắn X. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng với chất rắn X là:
A. 600ml
B. 200ml
C. 800ml
D. 400ml
Lời giải:
Chọn đáp án: D
Giải thích:
Theo ĐL bảo toàn khối lượng:
mO2 = 23,2 - 16,8 = 6,4 (g) → nO = 6,4/16 = 0,4 mol
Phản ứng của HCl với chất rắn X có thể được biểu diễn với sơ đồ:
O2- + 2H+ → H2O
0,4 0,8
VHCl = 0,8 : 2 = 0,4 (lít) = 400ml
Câu 3: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,01 mol Al; 0,05 mol Zn và 0,03 mol Fe cần vừa đủ 200ml dung dịch HCl 0,1M và H2SO4 a mol/l. Giá trị của a là?
A. 0,425
B. 0,5
C. 0,625
D. 0,75
Lời giải:
Chọn đáp án: A
Giải thích:
∑nH+ = 0,2. 0,2 + 0,2. 2a = 0,02 + 0,4a (mol)
∑ne cho = 0,01. 3 + 0,05. 2 + 0,03. 2 = 0,19 (mol)
Ta có: ne cho = ne nhận = nH+
0,02 + 0,4a = 0,19 → a = 0,425
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 3,86g hỗn hợp gồm Fe, Al, Cu thu được 4,66g oxit. Cho toàn bộ lượng oxit này tác dụng với dung dịch axit H2SO4 20% (d = 1,14 g/ml). Vậy thể tích H2SO4 cần dùng tối thiểu là:
A. 21,1 ml
B. 21,5 ml
C. 23,4 ml
D. 19,6 ml
Lời giải:
Chọn đáp án: B
Giải thích:
mO = moxit - mkim loại = 4,66 - 3,86 = 0,8g
nO = 0,8/16 = 0,05 mol
nO = 2nH+ = nH2SO4 = 0,05 mol
=> V = (0,05. 98. 100)/(20. 1,14) = 21,5 ml
Câu 5: Cho tan hoàn toàn 58 gam hỗn hợp gồm Fe, Cu, Ag trong dung dịch HNO3 2M thu được 0,15 mol NO; 0,05 mol N2O và dung dịch D. Cô cạn dung dịch D, khối lượng muối khan thu được là:
A. 120,4 gam
B. 89,8 gam
C. 116,9 gam
D. 110,7 gam
Lời giải:
Chọn đáp án: D
Giải thích:
mmuối khan = mFe, Cu, Ag + mNO3-
Có: nNO3- = 3.nNO + 8.nN2O = 3. 0,15 + 8. 0,05 = 0,85 mol
mmuối khan = 58 + 0,95. 62 = 110,7 (g)
Câu 6: Khi cho 100 g hợp kim gồm có Fe, Cr và Al tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được 6,72 lít khí. Lấy bã rắn không tan cho tác dụng với một lượng dư dung dịch HCl (khi không có không khí) thu được 38,08 lít khí. Các thể tích đo ở đktc. Xác định thành phần % của hợp kim.
Lời giải:
Giải thích:
Các phương trình hóa học:
2Al + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2 (1)
z 3z/2
Phần không tan là Fe và Cr
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (2)
x x
Cr + 2HCl → CrCl2 + H2 (3)
y y
nH2 (1) = 6,72/22,4 = 0,3 mol
Số mol H2 (2), (3): nH2 (2), (3) = 38,08/22,4 = 1,7 mol
Gọi x, y, z lần lượt là số mol của Fe, Cr, Al
Theo bài ra ta có hệ phương trình.
Thành phần % theo khối lượng của hỗn hợp là:
%mFe = (1,55.56)/100. 100% = 86,8%
%mCr = (0,15.52)/100. 100% = 7,8%
%mAl = 100% - (86,8% + 7,8%) = 5,4%
Câu 7: Cho 13,33 gam hỗn hợp Al, Cu, Mg tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch A, 7,728 lít khí (đktc) và 6,4 gam chất rắn không tan. Cô cạn dung dịch A thu được bao nhiêu gam muối khan?
A. 40,05 gam
B. 42,25 gam
C. 25,35 gam
D. 46,65 gam
Lời giải:
Chọn đáp án: A
Giải thích:
nH2SO4 = nH2 = 0,345 mol
mAl + mMg = 13,33 – 6,4 = 6,93g
=> mmuối = mAl + mMg + mSO42- = 40,05 gam
Câu 8: Cho 29 gam hỗn hợp Mg, Zn, Fe tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thấy thoát ra V lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 86,6 gam muối khan. Gía trị của V là:
A. 6,72 lít
B. 13,44 lít
C. 22,4 lít
D. 4,48 lít
Lời giải:
Chọn đáp án: B
Giải thích:
H2SO4 loãng nên khí thoát ra là H2
nH2SO4 = nH2 = x mol
Bảo toàn khối lượng:
29 + 98x = 86,6 + 2x
=> x = 0,6
=> V = 13,44 lít
Bài giảng: Bài tập sắt, hợp chất của sắt tác dụng với chất oxi hóa mạnh - Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)
Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 12 có trong đề thi Tốt nghiệp THPT khác:
- Hợp chất sắt tác dụng với axit
- Bài tập về tính oxi hóa của muối Sắt 3 III
- Bài tập về muối của kim loại chuyển tiếp Fe, Cu, Ag, Zn
- Bài tập crom tác dụng với axit
- Bài tập về tính khử của hợp chất crom 2 (II)
- Tính lưỡng tính của hợp chất Crom 3 (III)
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều