Cách giải Bài tập về tính oxi hóa của muối Sắt 3 (hay, chi tiết)

Bài viết Cách giải Bài tập về tính oxi hóa của muối Sắt 3 với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Cách giải Bài tập về tính oxi hóa của muối Sắt 3.

Cách giải Bài tập về tính oxi hóa của muối Sắt 3 (hay, chi tiết)

Bài giảng: Bài tập tổng hợp về sắt và hợp chất của sắt - Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)

Muối sắt (III) có tính oxi hóa khi tác dụng với chất khử:

2FeC3 + Cu → CuCl2 + 2FeCl2

2FeCl3 + 2KI → 2FeCl2 + 2KCl + I2

2FeCl3 + H2S → 2FeCl2 + 2HCl + S

- Khi cho muối sắt (III) tác dụng với các kim loại cần lưu ý:

   + Nếu kim loại là Na, Ca, K, Ba + H2O → Kiềm + H2. Sau đó Kiềm + Fe3+ → Fe(OH)3.

   + Nếu kim loại không tan trong nước và đứng trước Fe + Fe3+ → Fe2+ nếu kim loại dư thì tiếp tục khử Fe2+ thành Fe.

   + Nếu kim loại là Cu hoặc Fe + Fe3+ → Fe2+

Ví dụ 1: Nhúng 1 thanh Mg vào 200ml dd Fe(NO3)3 1M, sau 1 thời gian lấy thanh kim loại ra cân thấy khối lượng dung dịch giảm đi 0,8g. Số gam Mg đã tan vào dung dịch là?

Lời giải:

Giải thích:

Mg + 2Fe3+ → Mg2+ + 2Fe2+

0,1         0,2                     0,2

Mg + Fe2+ → Mg2+ + Fe

x            x                      x

mdung dịch giảm = mkim loại tăng = 56x - 24. (0,1 + x) = 0,8 g

→ x = 0,1

→ mMg tan = 0,2. 24 = 4,8 g

Ví dụ 2: Cho m gam Fe vào dung dịch X chứa 0,1 mol Fe(NO3)3 và 0,4 mol Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và m gam chất rắn Z. Giá trị của m là:

Lời giải:

Giải thích:

Nhận thấy lượng chất rắn trước phản ứng và sau phản ứng không đổi → chứng tỏ lượng Cu bám vào bằng lượng Fe bị hoà tan

Phương trình phản ứng Fe + 2Fe3+ → 3Fe2+ và Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu

Gọi số mol Cu tạo thành là x mol → số mol Fe phản ứng là 0,05 + x

Chất rắn thu được gồm Fe và Cu

→ m - 56. ( 0,05 + x ) + 64x = m → x = 0,35

→ m = 56. ( 0,35 +0,05 ) = 22,4 gam.

Ví dụ 3: Dung dịch A chứa 0,02mol Fe(NO3)3 và 0,3mol HCl có khả năng hòa tan được Cu với khối lượng tối đa là:

Lời giải:

Giải thích:

3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O

2Fe3+ + Cu → 2Fe2+ + Cu2+

nCu = 0,5nFe3+ + 3/2nNO3- = 0,01 + (3/2). 0,06 = 0,1 mol

→ mCu = 6,4 gam.

Câu 1: Để khử ion Fe3+ trong dung dịch thành ion Fe2+ có thể dùng một lượng dư kim loại:

   A. Mg      B. Ba

   C. Cu       D. Ag

Lời giải:

Chọn đáp án: C

Giải thích:

Khi cho Ba vào dung dịch thì Ba phản ứng với nước trước thành Ba(OH)2, sau đó Ba(OH)2 tác dụng với Fe3+ hình thành Fe(OH)3 → loại B

3Mg + 2Fe3+ → 3Mg2+ + 2Fe → loại A

Cu + 2Fe3+ → 2Fe2+ + Cu2+

Ag + Fe3+ không phản ứng. → loại D.

Câu 2: Cho Cu (dư) tác dụng với dung dịch Fe(NO3)3 được dung dịch X. Cho AgNO3 dư tác dụng với dung dịch X được dung dịch Y. Cho Fe (dư) tác dụng với dung dịch Y được hỗn hợp kim loại Z. Số phương trình phản ứng xảy ra là

   A. 6      B. 7

   C. 5      D. 4

Lời giải:

Chọn đáp án: C

Giải thích:

(1) Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+

X: Cu2+; Fe2+ (trong dung dịch không tính Cu dư)

(2) Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag

Y: Fe3+; Cu2+; Ag+

(3) Fe + 2Fe3+ → 3Fe2+

(4) Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag

(5) Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu

Câu 3: Cho vài giọt dung dịch H2S vào dung dịch FeCl3 hiện tượng xảy ra là:

   A. không hiện tượng gì.

   B. kết tủa trắng hóa nâu.

   C. xuất hiện kết tủa đen.

   D. có kết tủa vàng.

Lời giải:

Chọn đáp án: D

Giải thích: 2FeCl3 + H2S → 2FeCl2 + 2HCl + S

Câu 4: Hòa tan Fe3O4 vào dung dịch HCl dư, thu được dung dịch X. Cho dãy các chất: KMnO4; Cl2; KOH; Na2CO3; CuSO4; HNO3; Fe; NaNO3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch X là:

   A. 6      B. 7

   C. 5      D. 4

Lời giải:

Chọn đáp án: B

Giải thích:

Fe3O4 + HCl dư → dd X gồm: FeCl2; FeCl3; HCl dư.

Vậy dd X tác dụng được với các chất là: KMnO4; Cl2; KOH; Na2CO3; HNO3; Fe; NaNO3

5FeCl2 + KMnO4 + 8HCl → 5FeCl3 + KCl + MnO2↓ + Cl2↑ + 4H2O

2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3

FeCl3 + KOH → Fe(OH)3↓ + 3KCl

2FeCl3 + 3Na2CO3 + 3H2O → 2Fe(OH)3↓ + 3CO2↑ + 6NaCl

FeCl2 + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + 2HCl + NO2↑ + H2O

2FeCl3 + Fe → 3FeCl2

3Fe2+ + NO3- + 4H+ → 3Fe3+ + NO + 2H2O

Câu 5: Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch FeCl3 là:

   A. Fe, Mg, Cu, Ag, Al

   B. Fe, Zn, Cu, Al, Mg

   C. Au, Cu, Al, Mg, Zn

   D. Cu, Ag, Au, Mg, Fe

Lời giải:

Chọn đáp án: B

Giải thích:

Fe + 2Fe3+ → 3Fe2+

Zn +2Fe3+ → Zn2+ + 2Fe2+

Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+

Al+ 3Fe3+ → Al3+ + 3Fe2+

Mg + 2Fe3+ → Mg2+ + Fe2+

Au, Ag không tác dụng với FeCl3

Câu 6: Cho 4,8 gam Mg vào dung dịch chứa 0,2 mol FeCl3, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X, cô cạn dung dịch X được m gam muối khan. Giá trị của m là

   A. 25,4      B. 34,9

   C. 44,4      D. 31,7

Lời giải:

Chọn đáp án: D

Giải thích:

Thứ tự phản ứng:

Mg + 2FeCl3 → MgCl2 + FeCl2

Mg + FeCl2 → MgCl2 + Fe

→ muối khan gồm: 0,2 mol MgCl2 và 0,1 mol FeCl2

→ m = 31,7 gam

Câu 7: Dung dịch X có chứa 0,1 mol Fe(NO3)3 và 0,24 mol HCl. Dung dịch X có thể hòa tan tối đa được bao nhiêu gam Cu (Biết các phản ứng tạo khí NO là sản phẩm khử duy nhất ).

   A. 7,20gam.

   B. 8,96gam.

   C. 5,76gam

   D. 7,84gam.

Lời giải:

Chọn đáp án: B

Giải thích:

3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O

0,09    0,24    0,3

2Fe3+ + Cu → 2Fe2+ + Cu2+

0,1      0,05

→ mCu = (0,05 + 0,09 ). 64 = 8,96 gam

Câu 8: Cho m gam bột Zn vào 200 ml dung dịch Fe2(SO4)3 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng dung dịch tăng thêm 2,78 gam so với dung dịch ban đầu. Giá trị m là

   A. 7,8.      B. 2,6.

   C. 5,2.      D. 3,9.

Lời giải:

Chọn đáp án: D

Giải thích:

nFe3+ = 0,08 mol

Khối lượng dung dịch tăng nên khối lượng kim loại giảm 2,78 gam.

Zn + 2Fe3+ → Zn2+ + 2Fe2+

0,04    0,08

Zn + Fe2+ → Zn2+ + Fe

b                                 b

Δm = 56b – 65(b + 0,04) = -2,78

→ b = 0,02

→ nZn = b + 0,04 = 0,06 mol

→ mZn = 3,9 gam

Bài giảng: Bài tập sắt, hợp chất của sắt tác dụng với chất oxi hóa mạnh - Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 12 có trong đề thi Tốt nghiệp THPT khác:

crom-sat-dong.jsp

Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học