30 bài tập Amin, amino acid, Protein trong đề thi Đại học có đáp án

Với 30 bài tập Amin, amino acid, Protein trong đề thi Đại học có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Amin, amino acid, Protein trong đề thi Đại học

30 bài tập Amin, amino acid, Protein trong đề thi Đại học có đáp án

Bài giảng: Bài tập tổng hợp amin - Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)

Câu 1 (A-2010): Đốt cháy hoàn toàn V lít hơi một amin X bằng một lượng oxi vừa đủ tạo ra 8 V lít hỗn hợp gồm khí carbonic, khí nitơ và hơi nước (các thể tích khí và hơi đều đo ở cùng điều kiện). Amin X tác dụng với nitrous acid ở nhiệt độ thường, giải phóng khí nitơ. Chất X là:

A. CH2=CH-NH-CH3.

B. CH 3 -CH 2 -NH-CH 3 .

C. CH 3 -CH 2 -CH 2 -NH 2 .

D. CH 2 =CH-CH 2 -NH 2

Lời giải:

30 bài tập Amin, amino acid, Protein trong đề thi Đại học | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

Tự chọn n X = 1mol

30 bài tập Amin, amino acid, Protein trong đề thi Đại học | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

→ 2x + y + z = 16

→ x = 3; y = 9; z = 1 là nghiệm thỏa mãn.

X + HNO 2 → N 2 nên X là amin bậc 1.

→ CH 3 -CH 2 -CH 2 -NH 2

→ Đáp án C

Câu 2 (A-2010):Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axitglutamic) vào175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là

A. 0,50.

B. 0,65.

C. 0,70.

D. 0,55.

Lời giải:

Số mol NaOH phản ứng với dung dịch X bằng số mol NaOH phản ứng với HCl và α-aminoglutaric acid ban đầu.

→ nNaOH = 2 x n α-aminoglutaric acid + nHCl = 2. 0,15 + 2 .0,175 = 0,65 mol

→ Đáp án B

Câu 3 (B-2010): Thuỷ phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 2 mol glycine (Gly), 1 mol alanine (Ala), 1 mol valine (Val) và 1 mol phenylalaninee (Phe). Thuỷ phân không hoàn toàn X thu được dipeptide Val-Phe và tripeptide Gly-Ala-Val nhưng không thu được dipeptide Gly-Gly. Chất X có công thức là

A. Gly-Phe-Gly-Ala-Val

B. Gly-Ala-Val-Val-Phe

C. Gly-Ala-Val-Phe-Gly

D. Val-Phe-Gly-Ala-Gly

Lời giải:

Thủy phân → X Val-Phe + Gly-Ala-Val

→ X có đoạn Gly-Ala-Val-Phe

Thủy phân X không thu được Gly-Gly nên mắt xích Gly còn lại xếp vào cuối: Gly-Ala-Val-Phe-Gly

Gly-Ala-Val-Phe-Gly

→ Đáp án C

Câu 4 (A-2011): Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây là sai ?

A. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α-amino acid được gọi là liên kết peptit.

B. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.

C. Protein có phản ứng màu biuret với Cu(OH)2.

D. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α-amino acid.

Lời giải:

B sai do chỉ có protein hình cầu tan trong nước tạo thành dung dịch keo, còn protein hình sợi hoàn toàn không tan trong nước.

→ Đáp án B

Câu 5 (A-2011): Thủy phân hết m gam tetrapeptide Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala, 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là

A. 90,6.

B. 111,74.

C. 81,54.

D. 66,44.

Lời giải:

Sản phẩm thủy phân gồm:

n Ala = 0,32mol

n Ala-Ala = 0,2 mol

n Ala-Ala-Ala = 0,12 mol

Bảo toàn Ala:

4.n Ala-Ala-Ala-Ala = nAla + 2.n Ala-Ala + 3.n Ala-Ala-Ala

→ n Ala-Ala-Ala-Ala = 0,27 mol

→ m Ala-Ala-Ala-Ala = 81,54 mol

→ Đáp án C

Câu 6 (A-2011): Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím đổi thành màu xanh?

A. Dung dịch alanine

B. Dung dịch glycine

C. Dung dịch lysin

D. Dung dịch valine

Lời giải:

Các chất trên đều là amino acid. Ala, Gly, Val đều có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH nên môi trường trung tính, không làm đổi màu quỳ Lysin có 2 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH nên làm đổi quỳ thành màu xanh (môi trường bazo)

→ Đáp án C

Câu 7 (B-2011): Cho ba dung dịch có cùng nồng độ mol: (1) H 2 NCH 2 COOH, (2) CH 3 COOH, (3) CH 3 CH 2 NH 2 . Dãy xếp theo thứ tự pH tăng dần là:

A. (3), (1), (2)

B. (1), (2), (3)

C. (2) , (3) , (1)

D. (2), (1), (3)

Lời giải:

(1) H2NCH2COOH: trung tính

(2) CH3COOH: tính axit

(3) CH3CH2NH2: bazo

→ Đáp án D

Câu 8 (A-2012): Hỗn hợp M gồm một alkene và hai amin no, đơn chức, mạch hở X và Y là đồng đẳng kế tiếp (M x < M y ). Đốt cháy hoàn toàn một lượng M cần dùng 4,536 lít O2 (đktc) thu được H2 O, N2 và 2,24 lít CO2 (đktc). Chất Y là

A. ethylmethylamine.

B. butylamin.

C. ethylamine.

D. propylamine.

Lời giải:

nO2 = 0,2025 mol ; nCO2 = 0,1mol

Bảo toàn O → nH2 O = 0,205 mol

30 bài tập Amin, amino acid, Protein trong đề thi Đại học | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

→ nM > 0,07

30 bài tập Amin, amino acid, Protein trong đề thi Đại học | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

→ X là CH5 N và Y là C2 H7 N

→ Đáp án C

Câu 9 (A-2012):Hỗn hợp X gồm 2 amino acid no (chỉ có nhóm chức –COOH và –NH2trong phân tử), trong đó tỉ lệ mO: mN = 80: 21. Để tác dụng vừa đủ với 3,83 gam hỗn hợp X cần 30 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 3,83 gam hỗn hợp X cần 3,192 lít O2(đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (CO2 , H2 O và N2) vào nước vôi trong dư thì khối lượng kết tủa thu được là

A. 20 gam.

B. 13 gam.

C. 10 gam.

D. 15 gam.

Lời giải:

Ta có nNH2 = nHCl = 0,03 mol ⇒ mN = 0,03.14 = 0,42g

Do mO : mN = 80 : 21

⇒ mO = 1,6g ⇒ nO = 0,1 mol

Khi đốt cháy X: Đặt nCO2 = x mol ; nH2O = y mol

⇒ Bảo toàn O: 2x + y = 0,1 + 0,285 = 0,385 mol

Có mX + mO2 = mCO2 + mH2O + mN2 ⇒ 44x + 18y = 7,97 g

⇒ x = 0,13 mol

⇒ mkết tủa = 0,13 . 100 = 13 g

→ Đáp án B

Câu 10 (B-2012): Cho 21 gam hỗn hợp gồm glycine và acetic acid tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được dung dịch X chứa 32,4 gam muối. Cho X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

A. 44,65

B. 50,65

C. 22,35

D. 33,50

Lời giải:

Đặt a, b là số mol NH2-CH2-COOH và CH3-COOH

75a + 60b = 21 (1)

113a + 98b = 32,4 (2)

Từ (1) và (2) → a = 0,2 và b = 0,1

Dung dịch X chứa NH2-CH2-COOK (0,2 mol) và CH3COOK (0,1 mol)

X với HCl dư → Muối NH3Cl-CH2-COOH(0,2) và KCl(0,3)

→ m muối = 44,65g

→ Đáp án A

Câu 11 (B-2012): Cho dãy các chất sau: toluene, phenyl fomat, fructose, glyxylvaline (Gly-val), ethylene glycol, triolein. Số chất bị thủy phân trong môi trường axit là:

A. 6

B. 3

C. 4

D. 5

Lời giải:

Các chất bị thủy phân là các: ester – peptit – protein ... phenyl fomat, glyxylvaline (Gly-val), triolein.

→ Đáp án B

Câu 12 (A-2013):Cho 100 ml dung dịch amino acid X nồng độ 0,4M tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch NaOH 0,5M, thu được dung dịch chứa 5 gam muối. Công thức của X là

A. H2 NC3 H6 COOH

B. H2 NC3 H5 (COOH)2

C. (H2 N)C4 H7 COOH

D. H2 NC2 H4 COOH

Lời giải:

nX = nNaOH = 0,04 mol → Phân tử X có 1 nhóm COOH

→ Muối có dạng (NH2)X R-COONa (0,04 mol)

→ M muối = 125

→ R + 16x = 58

→ R = 42, x = 1 (-C3H6-) là nghiệm thỏa mãn.

X là NH2-C3H6-COOH

→ Đáp án A

Câu 13 (A-2013): Cho X là hexapeptide, Ala-Gly-Ala-Val-Gly-Val và Y là tetrapeptide Gly-Ala-Gly-Glu. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm X và Y thu được 4 amino acid, trong đó có 30 gam glycine và 28,48 gam alanine. Giá trị của m là

A. 77,6

B. 83,2

C. 87,4

D. 73,4

Lời giải:

Đặt x, y là số mol X, Y

Bảo toàn Gly → nGly = 2x + 2y = 0,4 mol

Bảo toàn Ala → nAla = 2x + y = 0,32 mol

→ x = 0,12 và y = 0,08

→ m = 472x + 332y = 83,2g

→ Đáp án B

Câu 14 (B-2013):Cho 0,76 gam hỗn hợp X gồm hai amin đơn chức, có số mol bằng nhau, phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được 1,49 gam muối. Khối lượng của amin có phân tử khối nhỏ hơn trong 0,76 gam X là

A. 0,45 gam.

B. 0,38 gam.

C. 0,58 gam.

D. 0,31 gam

Lời giải:

30 bài tập Amin, amino acid, Protein trong đề thi Đại học | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

→ Mỗi amin có số mol là 0,01

Đặt khối lượng phân tử của 2 amin lần lượt là a và b g

→ mX = 0,01.a + 0,01.b = 0,76

→ a + b = 76

→ a = 31 (CH5N) và b = 45 (C2H7N) là nghiệm duy nhất.

→ mCH5N = 0,31 gam

→ Đáp án D

Câu 15 (A-2014): Phát biểu nào sau đây là sai ?

A. Cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu vàng.

B. Dung dịch lysin làm xanh quỳ tím.

C. aniline tác dụng với nước Brom tạo thành kết tủa trắng.

D. Dung dịch glycine không làm đổi màu quỳ tím.

Lời giải:

Đáp án A sai vì cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu tím.

Đáp án B đúng vì lysin có môi trường bazơ nên làm xanh quỳ tím.

Đáp án C đúng. C6 H5 NH2 + 3Br2 → (2,4,6)-Br3 C6 H2 OH↓ + 3HBr

Đáp án D đúng vì glycine có môi trường trung tính nên không làm đổi màu quỳ tím.

→ Đáp án A

Câu 16 (B-2014): Hỗn hợp X gồm ba peptit đều mạch hở có tỉ lệ mol tương ứng là 1:1:3. Thủy phân hoàn toàn m gam X, thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 14,24 gam alanine và 8,19 gam valine. Biết tổng số liên kết peptit trong phân tử của ba peptit trong X nhỏ hơn 13. Giá trị của m là

A. 18,83

B. 18,29

C. 19,19

D. 18,47

Lời giải:

nAla = 0,16 mol; nVal = 0,07mol

→ nAla : nVal = 16 : 7

Gọi 3 peptit là A, B, C.

A + B + 3C → [(Ala)16(Val)7]k + 4H2O

→ 23k – 1 < 39

→ k = 1 là nghiệm duy nhất.

Vậy: A + B + 3C → (Ala)16(Val)7 + 4H2O

0,01 0,04

→ mX = m(Ala)16(Val)7 + mH2O = 19,19g

→ Đáp án C

Câu 17 (B-2014): Có bao nhiêu tripeptide (mạch hở) khi thủy phân hoàn toàn đều thu được sản phẩm gồm alanine và glycine?

A. 8.

B. 5.

C. 7.

D. 6.

Lời giải:

Ala-Ala-Gly; Gly-Ala-Ala; Ala-Gly-Ala; Gly-Ala-Gly; Gly-Gly-Ala; Ala-Gly-Gly

→ Đáp án D

Câu 18 (2015): amino acid X trong phân tử có một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH. Cho 26,7 gam X phản ứng với lượng dư dung dịch HC1, thu được dung dịch chứa 37,65 gam muối. Công thức của X là

A. H2N-[CH2]4-COOH.

B. H2N-[CH2]2-COOH.

C. H2N-[CH2]3-COOH.

D. H2N-CH2-COOH.

Lời giải:

Đặt CT của X là H2NRCOOH

26,7(g) X + ?HCl → 37,65(g) Muối.

Bảo toàn khối lượng: mHCl = 10,95(g) ⇒ nX = nHCl = 0,3 mol.

30 bài tập Amin, amino acid, Protein trong đề thi Đại học | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

→ Đáp án B

Câu 19 (2015): Hỗn hợp X gồm 2 chất có công thức phân tử là C3H12N2O3 và C2H8N2O3. Cho 3,40 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH (đun nóng), thu được dung dịch Y chỉ gồm các chất vô cơ và 0,04 mol hỗn hợp 2 chất hữu cơ đơn chức (đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm). Cô cạn Y, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:

A. 3,12

B. 2,76

C. 3,36

D. 2,97

Lời giải:

Hai chất là (CH3-NH3)2CO3 a mol và C2H5-NH3NO3 b mol.

→ mhh = 124a + 108b = 3,4 g

Và nkhí = 2a + b = 0,04 mol

→ a = 0,01 và b = 0,02

→ Muối khan: mNa2CO3 + mNaNO3 = 2,76 gam

→ Đáp án B

Câu 20 (357-2016): Thủy phân 14,6 gam Gly-Ala trong dung dịch NaOH dư thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 16,8.

B. 20,8.

C. 18,6.

D. 20,6.

Lời giải:

Phản ứng : Gly−Ala + 2NaOH → GlyNa + AlaNa + H2O

⇒ mmuối = 97n GlyNa + 111 nAlaNa =20,8gam

→ Đáp án B

Câu 21 (357-2016): Hỗn hợp X gồm glycine, alanine và α-aminoglutaric acid (trong đó nguyên tố oxi chiếm 41,2% về khối lượng). Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 20,532 gam muối. Giá trị của m là:

A. 13,8

B. 12,0

C. 13,1

D.16,0

Lời giải:

mO = 0,412m → nO = 0,02575m

30 bài tập Amin, amino acid, Protein trong đề thi Đại học | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

Bảo toàn khối lượng:

30 bài tập Amin, amino acid, Protein trong đề thi Đại học | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

→ m = 16 gam

→ Đáp án D

Câu 22 (201-2017):Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X chỉ thu được 3 mol Gly và 1 mol Ala. Số liên kết peptit trong phân tử X là:

A. 3.

B. 4.

C. 2.

D. 1.

Lời giải:

Nhận thấy 1 mol peptit thủy phân → Σ 4 mol các α–amino acid.

⇒ X là 1 tetrapeptide ⇒ Số LK peptit = 4–1 = 3

→ Đáp án D

Câu 23 (201-2017): Cho 19,4 gam hỗn hợp hai amin (no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng) tác dụng hết với dung dịch HCl, thu được 34 gam muối. Công thức phân tử của hai amin là:

A. C3H9N và C4H11N.

B. C3H7N và C4H9N.

C. CH5N và C2H7N.

D. C2H7N và C3H9N.

Lời giải:

Amin + HCl → Muối

30 bài tập Amin, amino acid, Protein trong đề thi Đại học | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án 30 bài tập Amin, amino acid, Protein trong đề thi Đại học | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

(C2H7N) 45 < 48,5 < 59 (C3H9N)

→ Đáp án D

Câu 24 (202-2017): Cho m gam hỗn hợp X gồm α-aminoglutaric acid và valine tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được (m + 9,125) gam muối. Mặt khác, cho m gam X tác dụng với dung dịch KOH dư, thu được (m + 7,7) gam muối. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 39,60.

B. 32,25.

C. 26,40.

D. 33,75.

Lời giải:

30 bài tập Amin, amino acid, Protein trong đề thi Đại học | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án 30 bài tập Amin, amino acid, Protein trong đề thi Đại học | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

⇒ nGlu = 0,1mol và nVal = 0,15 mol

m= 0,1.147 + 0,15.117 = 32,25g

→ Đáp án B

Câu 25 (204-1017): Số liên kết peptit trong phân tử Ala-Gly-Ala-Gly là

A. 1.

B. 3.

C. 4.

D. 2.

Lời giải:

Số liên kết peptit trong phân tử Ala-Gly-Ala-Gly = 4 - 1= 3

→ Đáp án B

Câu 26 (201-2018): Cho 9,85 gam hỗn hợp gồm hai amin đơn chức tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch chứa 18,975 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là

A. 300.

B. 450.

C. 400.

D. 250.

Lời giải:

Bảo toàn khối lượng

⇒ mHCl = mmuối khan - mamin = 9,125gam

⇒n HCl= 0,25mol

⇒V= 250ml

Đáp án D

Câu 27 (202-2018): Cho các chất: aniline, phenylammonium chloride, alanine, Gly-Ala. Số chất phản ứng được với NaOH trong dung dịch là

A. 2.

B. 1.

C. 4.

D. 3.

Lời giải:

Các chất phản ứng được với NaOH tròn dung dịch là: phenylammonium chloride, alanine, Gly-Ala.

→ Đáp án D

Câu 28 (203-2018): Hợp chất hữu cơ X (C5H11O2N) tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được muối natri của α-amino acid và ancol. Số công thức cấu tạo của X là

A. 6.

B. 2.

C. 5.

D. 3.

Lời giải:

Cấu tạo của X:

CH3 CH3-CH2-CH(NH2)-COO-CH3

(CH3)2C(NH2)-COO-CH3

CH3-CH(NH2)-COO-C2H5

NH2-CH2-COO-CH2-CH2-CH3

NH2-CH2-COO-CH(CH3)2

→ Đáp án C

Câu 29 (204-2018):Cho vài giọt phenolphtalein vào dung dịch NH3 thì dung dịch chuyển thành

A. màu vàng.

B. màu cam.

C. màu hồng.

D. màu xanh.

Lời giải:

Vì NH3 có tính bazơ nên làm phenolphtalein chuyển hồng

→ Đáp án C

Câu 30 (204-2018): Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X, thu được 2 mol Gly, 2 mol Ala và 1 mol Val. Mặt khác, thủy phân không hoàn toàn X, thu được hỗn hợp các amino acid và các peptit (trong đó có Gly-Ala-Val). Số công thức cấu tạo phù hợp với tính chất của X là

A. 5.

B. 4.

C. 3.

D. 6

Lời giải:

X là (Gly)2(Ala)2(Val), trong X có đoạn mạch Gly-Ala-Val nên X có các cấu tạo:

Gly-Ala-Val-Gly-Ala

Gly-Ala-Val-Ala-Gly

Gly-Gly-Ala-Val-Ala

Ala-Gly-Ala-Val-Gly

Gly-Ala-Gly-Ala-Val

Ala-Gly-Gly-Ala-Val

→ Đáp án D

Bài giảng: Bài tập trọng tâm amino acid - Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 12 có trong đề thi Tốt nghiệp THPT khác:

amin-amino-axit-va-protein.jsp

Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học