150 câu trắc nghiệm Crom, Sắt, Đồng có lời giải (nâng cao – phần 2)
Với 150 câu trắc nghiệm Crom, Sắt, Đồng (nâng cao – phần 2) có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm câu trắc nghiệm Crom, Sắt, Đồng (nâng cao – phần 2)
Bài giảng: Bài tập tổng hợp về sắt và hợp chất của sắt - Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)
Câu 41. Cho hỗn hợp gồm a mol FeS2 và b mol Cu2S tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 thì thu được dung dịch A (chứa 2 muối sunfat) và 0,8 mol khí NO là sản phẩm khử duy nhất. Tìm a và b là
A. a = 0,06; b = 0,03.
B. a = 0,12; b = 0,06.
C. a = 0,06; b = 0,12.
D. a = 0,03; b = 0,06.
Lời giải:
→ Đáp án B
Câu 42. Khi hòa tan hiđroxit kim loại M(OH)2 bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 20% thu được dung dịch muối trung hòa có nồng độ 27,21%. Kim loại M là:
A. Fe B. Zn
C. Cu D. Mg
Lời giải:
Giả sử đem 1 mol H2SO4 phản ứng, ta có:
mdung dich H2SO4 = (98/20)x100 = 490 (gam)
mdung dịch sau phản ứng = 490 + (M + 34) (gam)
M(OH)2 (1) + H2SO4 (1) → MSO4 (1 mol) + 2H2O
Theo đề bài ta có: (M + 96)/[490 + (M + 34)] = 0,2721 ⇒ M ≈ 64: đồng
→ Đáp án C
Câu 43. Cho hỗn hợp gồm 1,12 gam Fe và 1,92 gam Cu vào 400ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm H2SO4 0,5M và NaNO3 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cho V ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X thì lượng kết tủa thu được là lớn nhất. Giá trị tối thiểu của V là:
A. 360 B. 240
C. 400 D. 120
Lời giải:
Số mol Fe = 0,02 mol; số mol Cu = 0,03 mol; số mol H+ = 0,4 mol; số mol NO3- = 0,08 mol
Các phản ứng xảy ra:
Sau 2 phản ứng trên, trong dung dịch X có 0,02 mol Fe3+; 0,03 mol Cu2+ và 0,24 mol H+ dư, ngoài ra còn có ion NO3- và SO42-. Tuy nhiên chỉ có 3 loai ion đầu là phản ứng với OH-.
Tổng số mol OH- = 0,24 + 0,06 + 0,06 = 0,36 mol → V = 360ml
→ Đáp án A
Câu 44. Dung dịch X gồm FeCl2 và FeCl3 được chia làm hai phần bằng nhau:
Phần 1: Tác dụng với dung dịch NaOH dư ở ngoài không khí thu được 0,5 mol Fe(OH)3.
Phần 2: Tác dụng với dung dịch AgNO3 thu được 1,3 mol AgCl.
Tỉ lệ mol của FeCl2 và FeCl3 là:
A. 4:1 B. 3:2
C. 1:4 D. 2:3
Lời giải:
nFeCl2 = a, nFeCl3 = b
⇒ nFe(OH)3 = a + b = 0,5 mol
nAgCl = 2a + 3b = 1,3 mol ⇒ a = 0,2 mol; b = 0,3 mol ⇒ a:b= 2:3
→ Đáp án D
Câu 45. Hòa tan 120 gam một mẫu quặng chứa vàng vào lượng dư nước cường thủy. Kết thúc phản ứng có 0,015 mol HCl tham gia phản ứng. Thành phần % về khối lượng của vàng trong mẫu quặng trên là:
A. 0,82%. B. 1,23%.
C. 1,64%. D. 2,46%.
Lời giải:
Au + HNO3 + 3HCl → AuCl3 + NO + 2H2O
→ nAu = nHCl : 3 = 0,015 : 3 = 0,005 mol
%Au = 0,005 x (197/120) x 100% = 0,082%.
→ Đáp án A
Câu 46. Cho 20 gam bột Fe vào dung dịch HNO3 và khuấy đến khi phản ứng xong thu V lít khí NO (đkc) và còn 3,2 gam kim loại. Giá trị của V là
A. 2,24 lít B. 4,48 lít
C. 6,72 lít D. 5,6 lít
Lời giải:
Fe còn dư nên dung dịch chỉ gồm Fe2+
Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O
Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2
mFe (pư) = 20 – 3,2 = 16,8g ⇒ nFe = 0,3 mol
Fe - 2e → Fe2+
N+5 + 3e → N+2 (NO)
BT e ⇒ 3nNO = 2nFe = 2.0,3 = 0,6 mol ⇒ nNO = 0,2 mol ⇒ V = 4,48l
→ Đáp án B
Câu 47. Hỗn hợp X gồm Ag, Fe, Cu. Ngâm X trong dd chỉ chứa một chất tan Y, khuấy kỹ để pư xảy ra hoàn toàn, thấy còn lại một kim loại có khối lượng không đổi so với ban đầu. Biết Y tạo kết tủa với dd BaCl2. Chất Y là
A. AgNO3. B. Fe2(SO4)3.
C. HCl. D. H2SO4.
Lời giải:
Nếu Y là AgNO3 thì thu được kim loại Ag sẽ có khối lượng lớn hơn khối lượng ban đầu
Nếu là Fe2(SO4)3 thì Fe, Cu tan, còn Ag không tan, có khối lượng không đổi
Nếu là HCl, H2SO4 thì cả Cu và Ag đều không tan nên sẽ thu được 2 kim loại
→ Đáp án B
Câu 48. Cho dung dịch KOH dư vào dung dịch FeCl2 thu được 13,5 gam kết tủa. Nếu thay dung dịch KOH bằng dung dịch AgNO3 dư thì thu lượng kết tủa là
A. 43,05 gam. B. 59,25 gam.
C. 53,85 gam. D. 48,45 gam.
Lời giải:
TN1: nFeCl2 = nFe(OH)2 = 13,5/127 = 0,15 mol
TN2 : 3AgNO3 + FeCl2 → 2AgCl↓ + Fe(NO3)3 + Ag↓
mkết tủa = mAg + mAgCl = 0,15. 108 + 0,15. 2. 143,5 = 59,25 gam.
→ Đáp án B
Câu 49. Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng dư, thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất) (ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 38,72 B. 35,50
C. 49,09 D. 34,36
Lời giải:
Quy đổi hỗn hợp Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 thành Fe và Fe2O3.
Fe (0,06) + 4HNO3 Fe(NO3)3 (0,06) + NO (0,06 mol) + 2H2O
nFe2O3 = (11,36 - 0,06.56)/160 = 0,05 mol
Fe2O3 (0,05) + 6HNO3 (0,1 mol) → 2Fe(NO3)3 + 3H2O
Vậy muối = (0,1 + 0,06). 242 = 38,72 (g)
→ Đáp án A
Câu 50. Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe và Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO3, thu được V lít hỗn hợp X gồm (NO và NO2) và dung dịch Y chỉ chứa 2 muối và axit dư. Tỉ khối hơi của X đối với hidro bằng 19. Tính thể tích hỗn hợp khí X.
A. 2,24l B. 5,6l
C. 4,48l D. 3,36l
Lời giải:
Ta có: Mx = 38 = (30 + 46)/2 là trung bình cộng nên nNO = nNO2
Có 56a + 64a = 12 ⇒ a = 0,1 mol ⇒ nFe = nCu = 0,1 mol
Áp dụng định luật bảo toàn electron: 4x = 0,5 ⇒ x = 0,125(mol)
Vậy: V = 0,125. 2. 22,4 = 5,6(lít)
→ Đáp án B
Câu 51. Nung nóng 16,8 gam hỗn hợp gồm Au, Ag, Cu, Fe, Zn với một lượng dư khí O2, đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 23,2 gam chất rắn X. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng với chất rắn X là
A. 400 ml. B. 200 ml.
C. 800 ml. D. 600 ml.
Lời giải:
mO = 23,2 – 16,8 = 6,4g ⇒ nO = 0,4 mol
2H+ + O2- → H2O
⇒ nHCl = 2nO = 2. 0,4 = 0,8 mol ⇒ VHCl = 0,8/2 = 0,4l = 400ml
→ Đáp án A
Câu 52. Hoà tan a gam Fe vào dung dịch HCl thu được 2,24 lít khí (ở đktc) và dung dịch D. Cô cạn dung dịch D thu được m gam muối khan. Cho khối lượng muối trên vào 100ml dung dịch KMnO4 0,25M trong H2SO4, sau phản ứng hoàn toàn thu V lít khí (ở đktc). Giá trị V là:
A. 2,24. B. 0,28.
C. 1,4. D. 0,336.
Lời giải:
nFeCl2 = nH2 = 0,1mol; nKMnO4 = 0,025 mol
Fe2+ sẽ phản ứng trước với KMnO4/H+, mà thu được khí clo nên Fe2+ đã phản ứng hết, tiếp là Cl-
Bảo toàn e: nFe2+ + nCl- (pư) = 5. nMn+7 ⇒ nCl- (pư) = 0,025. 5 – 0,1 = 0,025
nFe2+ + nCl- (pư) = 5. nMn+7
⇒ nCl- (pư) = 0,025. 5 – 0,1 = 0,025 mol
⇒ nCl2 = 0,0125 mol ⇒ VCl2 = 0,28l
→ Đáp án B
Câu 53. Khử hoàn toàn m gam oxit MxOy cần vừa đủ 17,92 lít khí CO (đktc), thu được a gam kim loại M. Hòa tan hết a gam M bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư), thu được 20,16 (lít) khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Oxit MxOy là:
A. Cr2O3 B. FeO
C. Fe3O4 D. CrO
Lời giải:
Ta có: nCO = 0,8 mol; nSO2 = 0,9 mol
Gọi n là hóa trị của kim loại M (1 ≤ n ≤ 3)
Trong phản ứng giữa M với H2SO4 đặc nóng, M là chất khử nhường electron. H2SO4 đặc là chất oxi hóa nhận electron:
Trong phản ứng khử oxit kim loại bởi CO ta luôn có:
nO (trong oxit) = nCO = 0,8 mol
Tỉ lệ:
Dựa vào các đáp án ta thấy n = 2 hoặc n = 3.
+ Nếu n = 2 → x : y = 9 : 8 (loại vì không có đáp án phù hợp)
+ Nếu n = 3 → x : y = 3 : 4
→ Đáp án C
Câu 54.Cho một đinh sắt lượng dư vào 200 ml dung dịch muối nitrate kim loại X có nồng độ 0,1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, tất cả kim loại X tạo ra bám hết vào đinh sắt còn dư, thu được dung dịch D. Khối lượng dung dịch D giảm 0,16 gam so với dung dịch nitrate X lúc đầu. Kim loại X là
A. Đồng (Cu)
B. Thủy ngân (Hg)
C. Niken (Ni)
D. Bạc (Ag).
Lời giải:
Fe dư + 0,02 mol muối NO3- → ddD. Khối lượng dung dịch D giảm 0,16 gam so với dung dịch nitrate X lúc đầu.
nFe + 2M(NO3)n → nFe(NO3)2 + 2M
nFe = 0,02n/2 mol; nM = 0,02 mol.
Khối lượng dung dịch giảm 0,16 gam → mM - mFe phản ứng = 0,02MM - (0,02n/2) x 56 = 0,16
Biện luận → n = 2, MM = 64
→ Đáp án A
Câu 55. Cho 5,6 gam bột Fe tác dụng với 500 ml dung dịch AgNO3 0,5 M. Tính khối lượng muối thu được
A. 21,1g B. 10,55g
C. 42,2g D. 18g
Lời giải:
Fe (0,1) + 2AgNO3 (0,25) → Fe(NO3)2 + 2Ag
→ AgNO3 dư: 0,05 mol , Fe(NO3)2 tạo thành: 0,1 mol
Fe(NO3)2 (0,1) + AgNO3 (0,05) → Fe(NO3)3 + Ag
→ Fe(NO3)2 dư: 0,05 mol , Fe(NO3)3 tạo thành 0,05 mol
→ Tổng số mol Ag ở hai phản ứng : 0,25 mol → mAg = 0,25. 108 = 27 gam
Khối lượng muối: 0,05. 180 + 0,05. 242 = 21,1 gam
Chú ý phản ứng: Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag
Câu 56. X là hỗn hợp Fe3O4 và Fe2O3. Hòa tan m gam X trong dung dịch HCl dư được dung dịch Y. Dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch KI 0,5M được dung dịch Z và chất rắn E. Lọc tách E và sục khí Cl2 dư vào dung dịch Z được dung dịch F. Cho dung dịch F tác dụng với dung dịch NaOH dư được kết tủa G. Nung G đến khối lượng không đổi được (m + 0,24) gam chất rắn H. Tỉ lệ mol của Fe3O4 và Fe2O3 trong X là
A. 2 : 3. B. 3 : 2.
C. 1 : 3. D. 3 : 1.
Lời giải:
nFe3O4 = a mol, nFe2O3 = b mol
2Fe3+ + 2I- → 2Fe2+ + I2
⇒ nFe3+ = 0,1 ⇒ 2a + 2b = 0,1 ⇒ a + b = 0,05
mCRH = m + 0,24 g ⇒ 0,24g là khối lượng tăng do chuyển từ Fe3O4 thành Fe2O3 ⇒ 1,5a . 160 - 232a = 0,24 ⇒ 8a = 0,24 ⇒ 0,03 mol; b=0,02 mol
⇒ a : b = 3 : 2
→ Đáp án B
Câu 57. Ngâm một vật bằng đồng có khối lượng 10 gam trong 250 gam dung dịch AgNO3 4%. Khi lấy vật ra thì lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 17%. Vậy khối lượng của vật sau phản ứng là:
A. 10,5g B. 10,76g
C. 11,2g D. 12,8g
Lời giải:
Khối lượng AgNO3 = (250.4)/100 = 10 (g)
Khối lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 17% = khối lượng AgNO3 phản ứng = 1,7 (g)
Số mol AgNO3 = 0,01 mol
Phương trình phản ứng:
Cu (0,005) + 2AgNO3 (0,01) → Cu(NO3)2 + 2Ag (0,01 mol)
Khối lượng vật bằng Cu = 10 - 0,005.64 + 0,01.108 = 10,76 (g)
→ Đáp án B
Câu 58. Nhúng một thanh sắt vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,03 mol AgNO3 và 0,04 mol Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng thanh sắt tăng m gam (coi toàn bộ kim loại sinh ra bám vào thanh sắt). Giá trị của m là
A. 1,44 B. 5,36
C. 2,72 D. 3,60
Lời giải:
Khối lượng Fe tăng m gam.
Fe + 3Ag+ → Fe2+ + 2Ag↓
Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu↓
Ta có mFe tăng = mAg + mCu - mFe phản ứng = 0,03 x 108 + 0,04 x 64 - (0,015 + 0,04) x 56 = 2,72 gam
→ Đáp án C
Câu 59. Lấy hai thanh kim loại M đều có giá trị là 1g. Nhúng thanh thứ nhất vào dung dịch AgNO3 và thanh thứ hai vào dung dịch Cu(NO3)2. Sau một thời gian khối lượng thanh thứ nhất tăng 151%, thanh thứ hai giảm 1% (so với ban đầu). Biết rằng số mol M phản ứng ở hia thanh là như nhau. Vậy M là:
A. Cd B. Fe
C. Zn D. Cu
Lời giải:
Phương trình phản ứng:
Khối lượng thanh thứ nhất tăng 151%:
108an - aM = 1,51 (1)
Khối lượng thanh thứ 2 giảm:
aM - 32an = 0,01 (2)
Tổ hợp (1) và (2) ta được: aM = 0,65; an = 0,02
→ Chon M = 32,5n
Khi n = 2 thì M = 65
Vậy M =Zn
→ Đáp án C
Câu 60. Cho m (g) Fe vào dung dịch chứa 1,38 mol HNO3, đun nóng đến kết thúc phản ứng còn 0,75m (g) chất rắn không tan và có 0,38 mol hỗn hợp khí No, NO2 thoát ra ở (dktc). Giá trị của m là:
A. 70 B. 56
C. 84 D. 112
Lời giải:
Sau phản ứng Fe dư nên chỉ tạo muồi Fe(NO3)2.
Áp dụng sự bảo toàn khối lượng (số mol) N ta có:
nN (trong HNO3) = nN trong Fe(NO3)2 + nN trong NO, NO2
Hay: 1,28 = 2. nFe(NO3)2 + 0,38
nFe(NO3)2 = 0,5 mol = nFe phản ứng
Vậy: mFe = 0,5.56 = m - 0,75m → m = 112 (g)
→ Đáp án D
Câu 61. Cho 4,15 gam hỗn hợp Fe, Al phản ứng với 200 ml dung dịch CuSO4 0,525M. khuấy kỹ hỗn hợp để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Đem lọc kết tủa (A) gồm hai kim loại nặng 7,84 gam và dung dịch nước lọc B. Để hòa tan kết tủa A cần ít nhất bao nhiêu lit dung dịch HNO3 2M biết phản ứng tạo ra NO.
A. 0,12l B. 0,15 l
C. 0,18l D. 0,2l
Lời giải:
Phản ứng xảy ra với Al trước, sau đó đến Fe. Theo giả thiết, kim loại sinh ra là Cu (kim loại hóa trị II).
Gọi x là số mol Al, y là số mol Fe phản ứng và z là số mol Fe dư:
Phản ứng:
Vậy: VHNO3 = 0,36/2 = 0,18(lít)
→ Đáp án C
Câu 62. Hỗn hợp X gồm Cu và Fe có tỉ lệ khối lượng tương ứng là 7 : 3. Lấy m gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,7 mol HNO3. Sau phản ứng còn lại 0,75m gam chất rắn và có 0,25 mol khí Y gồm NO và NO2. Giá trị của m là:
A. 40,5 B. 50,4
C. 50,2 D. 50
Lời giải:
Ta có: mFe = 3m/(3+7) = 0,3m (g); mCu = 0,7m (g)
Vì Fe phản ứng trước Cu và sau khi phản ứng còn 0,75m (g) chất rắn → Cu chưa phản ứng 0,7m
Fe dư 0,75m - 0,7m = 0,05m → mFe pư = 0,2m - 0,05m = 0,25m (g)
Fe dư → Chỉ tạo muối Fe(NO3)2
HNO3 hết (Lưu ý chỉ H+ hết, NO3- còn trong muối).
Quá trình nhường electron:
- Quá trình nhận electron:
Áp dụng định luật bảo toàn electron:
0,25m/28 = 3a + b = 0,45 → m = 50,4
→ Đáp án B
Câu 63. Khử 4,8 gam một oxit của kim loại trong dãy điện hóa ở nhiệt độ cao cần 2,016 lít khí H2 đktc . Kim loại thu được đem hòa tan trong dung dịch HCl thu được 1,344 lít khí H2 đktc . Hãy xác định công thức hóa học của oxit đã dùng .
A. Fe2O3 B. MgO
C. Fe3O4 D. Al2O3
Lời giải:
Oxit chưa biết của kim loại nào → Gọi MxOy
MxOy (a) + yH2 (ay) → xM (ax) + yH2O
→ ay = 0,09 mol
2M (ax) + 2nHCl → 2MCln + nH2 (nax)
→ nax / 2 = 0,06 mol
Mà : 56ax + 16ay = 4,8
→ ax = 0,06
→ x : y = ax : ay = 0,06 : 0,09 = 2 : 3 ⇒ M2O3
→ n = 0,12 : 0,06 = 2 ⇒ M hóa trị II
→ Chỉ có Fe thỏa mãn vì nó có hai hóa trị
Lưu ý: Bài toán này dễ nhầm lẫn nếu không để ý sự thay đổi hóa trị ở 2 phương trình.
Câu 64. Hòa tan hết a gam hỗn hợp X gồm Fe và một oxit sắt trong b gam dung dịch H2SO4 9,8% (lượng vừa đủ), sau phản ứng thu được dung dịch chứa 51,76 gam hỗn hợp hai muối khan. Mặt khác nếu hòa tan hết a gam X bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng thì thu được duy nhất 58 gam muối Fe (III). Giá trị của b là
A. 370. B. 220.
C. 500. D. 420.
Lời giải:
nFe = 2. 58/400 = 0,29 mol
nFeSO4 = x, nFe2(SO4)3 = y
→ mdd = 152x + 400y = 51,76
nFe = nFeSO4+2. nFe2(SO4)3 = x + 2y = 0,29
→ x = 0,13 mol, y = 0,08 mol
BT S: nH2SO4 = nFeSO4 + 3Fe2(SO4)3 = 0,13 + 3.0,08 = 0,37
→ b = 0,37.98/9,8% = 370g
→ Đáp án A
Câu 65. Hoà tan hoàn toàn 33,8 gam hỗn hợp gồm FeCl2 và NaF (có cùng số mol) vào một lượng nước dư, thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:
A. 57,4 gam. B. 104,5 gam.
C. 82,8 gam. D. 79 gam.
Lời giải:
Trong 33,8gam hh FeCl2 và NaF đồng số mol: nFeCl2 = nNaF = 33,8/(127 + 42) = 0,2 mol
Cho dung dịch X vào AgNO3 dư:
FeCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl + Fe(NO3)2
Fe(NO3)2 + AgNO3 → Ag + Fe(NO3)3
Ta có: nCR = AgCl + nAg = 0,2. 2. 143,5 + 0,2. 108 = 79g
→ Đáp án D
Câu 66. Hòa tan hoàn toàn 0,1 mol FeS2 trong 200 ml dung dịch HNO3 4M, sản phẩm thu được gồm dung dịch X và một chất khí thoát ra. Dung dịch X có thể hòa tan tối đa m gam Cu. Biết trong các quá trình trên, sản phẩm khử duy nhất của N+5 đều là NO. Giá trị của m là
A. 12,8. B. 6,4.
C. 9,6. D. 3,2.
Lời giải:
0,1 mol FeS2 + 0,8 mol HNO3 → dd X + ↑NO x mol.
ddX + tối đa m gam Cu y mol.
- Bản chất của phản ứng là quá trình nhường, nhận electron:
FeS2 → Fe+2 + 2S+6 + 14e
Cu → Cu+2 + 2e
N+5O3- + 4H+ + 3e → N+2O + 2H2O
Theo bảo bảo electron: 14 x nFeS2 + 2 x nCu = 3 x nNO → 14 x 0,1 + 2y = 3x (∗)
- Sau phản ứng trong dung dịch có Fe+2; Cu+2; NO3-; SO4-2
Theo bảo toàn điện tích 2 x nFe+2 + 2 x nCu+2 = 1 x nNO3- + nSO4-2 → 2 x 0,1 + 2y = 3x + 0,1 x 2 (∗∗)
Từ (∗) và (∗∗) → x = 0,6; y = 0,2 → mCu = 0,2 x 64 = 12,8 gam
→ Đáp án A
Câu 67. Hòa tan hoàn toàn 15,4 gam hỗn hợp Mg và Zn trong dung dịch HCl dư thấy có 0,6 gam khí H2 bay ra. Khối lượng muối tạo thành trong dung dịch là
A. 35,7 gam B. 36,7 gam
C. 53,7gam D. 63,7 gam
Lời giải:
nCl- = 2nH2 = 2. 0,3 = 0,6 mol
mMuối = mKL = mCl- = 15,4 + 0,3 . 96 = 36,7 g
→ Đáp án D
Câu 68. Cho một hỗn hợp gồm có 1,12 gam Fe và 0,24 gam Mg tác dụng với 250 ml dung dịch CuSO_4. Phản ứng thực hiện xong, người ta thu được kim loại có khối lượng là 1,88 gam. Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO_4 đã dùng.
A. 0,1M B. 0,12M
C. 0,2M D. 0,05M
Lời giải:
Phương trình hóa học:
Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu (1)
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu (2)
Có: nMg = 0,01 mol và nFe = 0,02 mol
Theo (1) và (2), nếu Mg và Fe phản ứng hết thì thu được 0,03 mol Cu.
Khối lượng kim loại thu được sau phản ứng là: 0,03. 64 = 1,92 (gam)
Thực tế chỉ thu được 1,88 gam kim loại. Chứng tỏ kim loại đã cho không phản ứng hết.
Mg có tính khử mạnh hơn Fe nên phản ứng trước.
Lượng Cu sinh ra ở (1) là 0,01 mol tương ứng với khối lượng 0,64 (gam)
Khối lượng Fe dư và Cu sinh ra ở (2) là: 1,88 – 0,64 = 1,24 (gam)
Đặt khối lượng Fe tham gia ở (2) là x, khối lượng sắt dư là (1,12 – 56x) và khối lượng Cu sinh ra ở (2) là 64x.
Ta có: (1,12 - 56x) + 64x = 1,24 ⇒ x = 0,015
Lượng CuSO4 trong 250 ml dung dịch đã phản ứng hết:
0,015 + 0,01 = 0,025(mol)
Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 đã dùng là : 0,025/0,25 = 0,1mol/lít
→ Đáp án A
Câu 69. Ngâm một lá kim loại có khối lượng 50g trong dung dịch HCl. Sau khi thu được 336ml khí H2 (đktc) thì khối lượng lá kim loại giảm 1,68%. Kim loại đó là kim loại nào?
A. Zn B. Fe
C. Al D. Ni
Lời giải:
Khối lượng kim loại phản ứng là
Số mol H2 là nH2 = 0,336/22,4 = 0,015 (mol)
2M + 2nHCl → 2MCln + nH2
Số mol của M là
M = 0,84:(0,03/n) = 28n ⇒ M = 28n ⇒ n = 2, M = 56 ⇒ M: Fe
→ Đáp án B
Câu 70. Hòa tan 14,8 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu vào lượng dư dung dịch hỗn hợp HNO3 và H2SO4 đặc nóng. Sau phản ứng thu được 10,08 lít NO2 (đktc) và 2,24 lít SO2 (đktc). Khối lượng Fe trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 5,6 B. 8,4
C. 18 D. 18,2
Lời giải:
Gọi a, b lần lượt là số mol của Fe, Cu
56a + 64b = 14,8 (1)
- Quá trình nhường electron:
→ ∑ne nhường = (3a + 2b) mol
- Quá trinh nhận electron:
⇒ ∑ne nhận = 0,45 + 0,2 = 0,65 mol
Áp dụng định luật bảo toàn electron:
3a + 2b = 0,65 → a = 0,15 và b = 0,1 → mFe = 8,4 g
→ Đáp án B
Câu 71. Cho 100 ml dung dịch FeSO4 1M vào 500 ml dung dịch chứa đồng thời KMnO4 0,04 M và H2SO4 1M, thu được dung dịch X. Đem dung dịch X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:
A. 127,20. B. 128,98.
C. 152,28. D. 150,58.
Lời giải:
5Fe2+ + MnO4- + 8H+ → 5Fe3+ + Mn2+ + 4H2O
→ nFe3+ = 0,1 mol; ∑nSO42- = 0,1 + 0,5 = 0,6 mol; nMn2+ = 0,02 mol.
m↓ = mFe(OH)3 + mBaSO4 + mMn(OH)2 = 0,1 x 107 + 0,6 x 233 + 0,02 x 89 = 152,28 gam
→ Đáp án C
Câu 72. Hỗn hợp A gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 (trong đó số mol FeO bằng số mol Fe2O3). Hòa tan 4,64 gam A trong dung dịch H2SO4 loãng dư được 200 ml dung dịch X. Tính thể tích dung dịch KMnO4 0,1M cần thiết để chuẩn độ hết 100 ml dung dịch X?
A. 0,1l B. 0,12l
C. 0,2l D.0,24l
Lời giải:
Vì số mol của FeO bằng số mol của Fe2O3 nên ta coi hỗn hợp là Fe3O4
Ta có: Fe3O4 (0,02) + 4H2SO4 → FeSO4 (0,02) + Fe2(SO4)3 + 4H2O
Trong 100 ml X sẽ có 0,01 mol FeSO4 nên:
10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O
→ nKMnO4 = 0,02 mol → VKMnO4 = 0,02/0,1 = 0,2 lit
→ Đáp án C
Câu 73. Ngâm một vật bằng đồng có khối lượng 10 gam trong 250 gam dung dịch AgNO3 4%. Khi lấy vật ra thì lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 17%. Vậy khối lượng của vật sau phản ứng là:
A. 10,5g B. 10,76g
C. 11,2g D. 12,8g
Lời giải:
Khối lượng AgNO3 = (250.4)/100 = 10 (g)
Khối lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 17% = khối lượng AgNO3 phản ứng = 1,7 (g)
Số mol AgNO3 = 0,01 mol
Phương trình phản ứng:
Cu (0,005) + 2AgNO3 (0,01) → Cu(NO3)2 + 2Ag (0,01 mol)
Khối lượng vật bằng Cu = 10 - 0,005.64 + 0,01.108 = 10,76 (g)
→ Đáp án B
Câu 74. Cho 0,02 mol Fe vào dung dịch chứa 0,045 mol AgNO3. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng Ag thu được là:
A. 4,32 B. 2,16
C. 1,08 D. 4,86
Lời giải:
⇒ nAg+ dư = 0,045 - 0,04 = 0,005 mol. Khi đó xảy ra phản ứng:
⇒ mAg = (0,04 + 0,005).108 = 1,86g
→ Đáp án D
Câu 75. Trước đây người ta thường trộn vào xăng chất Pb(C2H5)4. Khi đốt cháy xăng trong các động cơ, chất này thải vào không khí PbO, đó là một chất rất độc. Hằng năm người ta đã dùng hết 227,25 tấn Pb(C2H5)4 để pha vào xăng (nay người ta không dùng nữa). Khối lượng PbO đã thải vào khí quyển gần với giá trị nào sau đây nhất ?
A. 185 tấn. B. 155 tấn.
C. 145 tấn. D. 165 tấn.
Lời giải:
Ta có nPb(C2H5)4 = mol
→ nPbO = mol
→ mPbO = x 223= 156,89. 106 gam.
→ Đáp án B
Câu 76. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm kim loại A, Fe và các oxit của sắt bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch Y chỉ chứa 2 muối sunfat có khối lượng 130,4 gam và 0,5 mol khí H2. Cho Y tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư (trong điều kiện không có không khí) thu được m gam kết tủa.Biết hidroxit của A không tan trong kiềm mạnh và nếu lấy 63 gam X thì có thể điều chế được tối đa 55 gam hỗn hợp kim loại.Giá trị của m gần nhất với
A. 280 B. 290
C. 300 D. 310
Lời giải:
X(Fe, A, oxit sắt) -H2SO4→ Dung dịch Y chỉ chứa 2 muối sunfat: 130,4 gam + 0,5 mol H2 + H2O
Coi hỗn hợp ban đầu gồm Fe, A, O. Trong 63 gam X thì mO = 8 gam
→ mkim loại = 6,875mO
Trong hỗn hợp X gọi số mol Fe, A, O lần lượt là x, y,z
Ta có nH2O = nO = z mol, nH2SO4 = z + 0,5
Vì dung dịch chỉ chứa 2 muối sunfat → dung dịch Y chứa An+: x mol, Fe2+: y mol và SO42-: 0,5 + z mol
→ mkim loại = 6,875.16z = 110z gam → mSO42- = 130,4 - 110z = 96.(z + 0,5) → z = 0,4 mol
Kết tủa thu được gồm Fe(OH)2: y mol, A(OH)n: x mol, BaSO4: 0,5 + z mol
Bảo toàn điện tích trong dung dịch Y → 2y + xn = 2.(0, 5+z) → nOH- = 1 + 2z
mkết tủa = mkim loại + mOH- + mBaSO4 = 110z + 17.(1 + 2z) + 233.(0,5 + z) = 377z + 133,5 = 284,5 gam.
→ Đáp án A
Câu 77. Cho m1 gam Al vào 100 ml dung dịch gồm Cu(NO3)2 0,3M và AgNO3 0,3M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu đựơc m2 gam chất rắn X. Nếu cho m2 gam X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thì thu được 0,336 lít khí (đktc). Giá trị của m1 và m2 lần lượt là:
A. 8,10 và 5,43
B. 1,08 và 5,16
C. 0,54 và 5,16
D. 1,08 và 5,43.
Lời giải:
Ta có: nCu(NO3)2 = 0,03 mol; nAgNO3 = 0,03 mol; nH2 = 0,015 mol
Chất rắn X + dd HCl dư → H2 ⇒ trong chất rắn X có Al dư
Cu(NO3)2 và AgNO3 hết
2Aldư (0,01) + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 (0,015)
Al phản ứng hết với dd Cu(NO3)2 và AgNO3
Quá trình nhận e:
Tổng số mol e nhận = 0,06 + 0,03 = 0,09 mol
Quá trình nhường e:
Vậy m2 = mAl dư + mCu + mAg = 0,01.27 + 0,03.64 + 0,03.108 = 5,43 gam
m1 = mAl ban đầu = (0,01 + 0,03).27 = 1,08g
→ Đáp án D
Câu 78. Hoà tan hoàn toàn 24,4 gam hỗn hợp gồm FeCl2 và NaCl (có tỉ lệ mol tương ứng là 1:2) vào một lượng nước (dư), thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 (dư) vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn sinh ra m gam chất rắn. Giá trị của m là:
A. 68,2 B. 28,7
C. 10,8 D. 57,4
Lời giải:
nFeCl2 = 0,1 mol; nNaCl = 0,2 mol
Chất rắn gồm Ag và AgCl
⇒ mCR = 0,1. 108 + 143,5. (0,1. 2 + 0,2) = 68,2g
→ Đáp án A
Câu 79. Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn 18 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu trộn theo tỉ lệ mol 1 : 1 là: (biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO)
A. 1,0 lít B. 0,6 lít
C. 0,8 lít D. 1,2 lít
Lời giải:
nFe = nCu = 0,15 mol
- Do thể tích dung dịch HNO3 cần dùng ít nhất → muối Fe2+
→ ∑ne cho = 2.(0,15 + 0,15) = 0,6 mol
- Theo ĐLBT mol electron: nH+ = nHNO3 = (0,6.4) : 3 = 0,8 mol
→ VHNO3 = 0,8 lít
→ Đáp án C
Câu 80. Hòa tan hoàn toàn 29,68 gam hỗn hợp X gồm Cu, Fe và Fe3O4 bằng lượng vừa đủ dung dịch HCl 1M và H2SO4 0,5M thu được 0,896 lít khí H2 đktc và dung dịch Y chứa m gam chất tan. Cho từ từ dung dịch BaCl2 đến khi kết tủa cực đại thì dừng lại, cho tiếp AgNO3 vào sau phản ứng thu được 211,02 gam kết tủa. Mặt khác cho cùng lượng X trên tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng lấy dư thu được 8.736 lít NO2 (đktc). Giá trị m là ?
A. 60,02 B. 52,21
C. 62,22 D. 55,04
Lời giải:
Gọi số mol Cu, Fe, Fe3O4 lần lượt là x, y, z mol → 64x + 56y + 232z = 29,68
X + HNO3 dư sinh 0,39 mol NO2 → 2x + 3y + z = 0,39
Để kết tủa cực đại gồm BaSO4, Ag, AgCl
Vì AgNO3 dư nên hình thành Fe3+, Cu2+
Bảo toàn electron → nAg + 2nH2 = 2nCu + 3nFe + nFe3O4 → nAg = 2x + 3y + z - 0,04.2
Bảo toàn nguyên tố H → nHCl + 2nH2SO4 = 2nH2 + 2nO (Fe3O4) = 0,08 + 8z
Mà nHCl = 2nH2SO4 → nHCl = 0,04 + 4z mol, nH2SO4 = 0,02 + 2x
→ nBaSO4 = nH2SO4 = 0,02 + 2z
nAgCl = 2nBaCl2 + nHCl = 2. (0,02 + 2z) + 0,04 + 4z = 0,08 + 8z mol
Kết tủa thu được 211, 02 gam → 233. (0,02 + 2z) + 143,5. (0,08 + 8z) + 108. (2x + 3y + z - 0,04.2) = 211, 02 → 216x + 324y + 1722z = 203,52
Ta có hệ
→ m = mkl + mSO42- + mCl- = 29,68 - 0,1.4.16 + 96. ( 0,02 + 0,2) + 35,5. ( 0,04 + 0,4) = 60,02 gam.
→ Đáp án A
Bài giảng: Bài tập sắt, hợp chất của sắt tác dụng với chất oxi hóa mạnh - Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)
Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 12 có trong đề thi Tốt nghiệp THPT khác:
- 150 câu trắc nghiệm Crom, Sắt, Đồng có lời giải (cơ bản – phần 1)
- 150 câu trắc nghiệm Crom, Sắt, Đồng có lời giải (cơ bản – phần 2)
- 150 câu trắc nghiệm Crom, Sắt, Đồng có lời giải (cơ bản – phần 3)
- 150 câu trắc nghiệm Crom, Sắt, Đồng có lời giải (cơ bản – phần 4)
- 150 câu trắc nghiệm Crom, Sắt, Đồng có lời giải (nâng cao – phần 1)
- 150 câu trắc nghiệm Crom, Sắt, Đồng có lời giải (nâng cao – phần 3)
- 150 câu trắc nghiệm Crom, Sắt, Đồng có lời giải (nâng cao – phần 4)
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều