150 câu trắc nghiệm Crom, Sắt, Đồng có lời giải (cơ bản – phần 3)

Với 150 câu trắc nghiệm Crom, Sắt, Đồng (cơ bản – phần 3) có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm câu trắc nghiệm Crom, Sắt, Đồng (cơ bản – phần 3)

Bài giảng: Bài tập tổng hợp về sắt và hợp chất của sắt - Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)

Câu 81. Cho phản ứng: a Fe + b HNO3 → c Fe(NO3)3 + d NO + e H2O

Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên, đơn giản nhất. Tổng (a + b) bằng:

A. 5.              B. 4.

C. 3.              D. 6.

Lời giải:

Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

→ a + b = 5

→ Đáp án A

Câu 82. Cho hỗn hợp có a mol Zn tác dụng với dung dịch chứa b mol Cu(NO3)2 và c mol AgNO3. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và chất rắn Y. Biết a = b + 0,5c. Ta có:

A. Dung dịch X chứa 3 muối và Y chứa 2 kim loại.

B. Dung dịch X chứa 2 muối và Y chứa 2 kim loại.

C. Dung dịch X chứa 1 muối và Y có 2 kim loại.

D. Dung dịch X chứa 2 muối và Y có 1 kim loại.

Lời giải:

a = b + 0,5c ⇒ 2a = 2b + c

Như vậy, lượng Zn vừa đủ phản ứng với các chất trong dung dịch

Tóm lại, trong dung dịch X chỉ còn muối Zn(NO3)2 và trong Y có 2 kim loại là Cu và Ag

→ Đáp án C

Câu 83. Chọn câu trả lời đúng. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, vị trí của nguyên tố Fe là

A. Số thứ tự 26, chu kỳ 4, nhóm VIIB, sắt là nguyên tố kim loại nhóm B.

B. Số thứ tự 26, chu kỳ 4, nhóm VIB, sắt là nguyên tố phi kim.

C. Số thứ tự 26, chu kỳ 4, nhóm VIIIB, sắt là nguyên tố kim loại nhóm B.

D. Số thứ tự 26, chu kỳ 4, nhóm VB, sắt là kim loại nhóm B

Lời giải:

Cấu hình của nguyên tố sắt Z = 26: 1s22s22p63s23p63d64s2 → Sắt có số thứ tự 26, chu kỳ 4.

Sắt có 8e hóa trị, e cuối cùng điền vào phần lớp d → Sắt thuộc nhóm VIIIB, là nguyên tố kim loại nhóm B

→ Đáp án C

Câu 84. Người Mông Cổ rất thích dùng bình làm bằng Ag để đựng sữa ngựa. Bình bằng bạc bảo quản được sữa ngựa lâu không bị hỏng là do

A. Bình làm bằng Ag bền trong không khí.

B. Ag là kim loại có tính khử rất yếu.

C. Ion Ag+ có khả năng diệt trùng, diệt khuẩn (dù có nồng độ rất nhỏ).

D. Bình làm bằng Ag, chứa các ion Ag+ có tính oxi hóa mạnh.

Lời giải:

Ion Ag+ có khả năng diệt trùng, diệt khuẩn nên thích hợp dùng làm bình đựng sữa

→ Đáp án C

Câu 85. Cho sơ đồ phản ứng sau: Fe → FeCl2 → Fe(OH)2 → Fe(OH)3 → Fe2O3 → Fe → FeCl3

Mỗi mũi tên là một phản ứng, hãy cho biết có bao nhiêu phản ứng là phản ứng oxi hoá khử

A. 3              B. 4

C. 5              D. 6

Lời giải:

Fe -(1)→ FeCl2 -(2)→ Fe(OH)2 -(3)→ Fe(OH)3 -(4)→ Fe2O3 -(5)→ Fe -(6)→ FeCl3

Các phản ứng oxi hóa khử gồm: (1), (3), (5), (6)

→ Đáp án B

Câu 86. Hòa tan hỗn hợp gồm Fe và Cu vào dung dịch HNO3 loãng, sau phản ứng thu được chất rắn và dung dịch. Vậy trong dung dịch có các muối là:

A. Cu(NO3)2

B. Fe(NO3)2, Cu(NO3)2

C. Fe(NO3)3, Cu(NO3)2

D. Cu(NO3)2, Fe(NO3)2, HNO3

Lời giải:

Do sau phản ứng vẫn còn chất rắn nên Fe và Cu hoặc cả Fe và Cu đều còn. Khi Fe hoặc Cu còn thì Fe3+ đã chuyển hoàn toàn thành Fe2+.

→ Đáp án B

Câu 87. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch FeSO4 đã được axit hóa bằng H2SO4 vào dung dịch KMnO4. Hiện tượng quan sát được là

A. dung dịch màu tím hồng bị nhạt dần rồi chuyển sang màu vàng

B. dung dịch màu tím hồng bị nhạt dần đến không màu

C. dung dịch màu tím hồng bị chuyển dần sang nâu đỏ

D. màu tím bị mất ngay. Sau đó dần dần xuất hiện trở lại thành dung dịch có màu hồng

Lời giải:

10FeSO4 + 8H2SO4 + 2KMnO4 → 5Fe2(SO4)3 + 2MnSO4 + 8H2O + K2SO4.

Chú ý muối Fe2(SO4)3 và FeCl3 có màu vàng

→ Đáp án A

Câu 88. Hòa tan Fe3O4 vào dung dịch HCl được dung dịch X. Chia X làm 3 phần:

- Thêm NaOH dư vào phần 1 được kết tủa Y. Lấy Y để ngoài không khí.

- Cho bột Cu vào phần 2.

- Sục Cl2 vào phần 3.

Trong các quá trình trên có số phản ứng oxi hoá - khử là

A. 2             B. 3

C. 4             D. 5

Lời giải:

Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O (1)

Phần 1: FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl (2)

FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl (3)

4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O→ 4Fe(OH)3 (4)

Phần 2: 2FeCl3 + Cu → 2FeCl2 + CuCl2 (5)

Phần 3: 2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3 (6)

Các phản ứng oxi hóa khử là : (4), (5), (6).

→ Đáp án B

Câu 89. Phản ứng nào sau đây đã được viết không đúng?

A. 3Fe + 2O2 -to→ Fe3O4

B. 2Fe + 3Cl2 -to→ 2FeCl3

C. 2Fe + 3I2 -to→ 2FeI3

D. Fe + S -to→ FeS

Lời giải:

Nhận thấy các đáp án A, B, D đúng.

Fe khi phản ứng với I2 không tạo ra được Fe(III) mà I2 chỉ có thể oxh Fe lên Fe(II) do I2 có tính oxh nhưng không mạnh bằng các halogen khác như Cl2, Br2:

Fe + I2 -to→ FeI2

→ Đáp án C

Câu 90. Cho sơ đồ chuyển hóa quặng đồng thành đồng:

CuFeS2 -+O2, to→ X -+O2, to→ Y -+O2, to→ Ci.

Hai chất X, Y lần lượt là:

A. Cu2O, CuO              B. CuS, CuO.

C. Cu2S, CuO              D. Cu2S, Cu2O

Lời giải:

2CuFeS2 + 4O2 -to→ Cu2S (X) + 2FeO + 3SO2

2Cu2S + 3O2 → 2Cu2O (Y) + 2SO2

2Cu2O + Cu2S → 6Cu + SO2

⇒ Hai chất X, Y lần lượt là Cu2S và Cu2O.

→ Đáp án D

Câu 91. Sắp xếp tính khử của các kim loại theo chiều tăng dần?

A. Au, Ag, Pb, Sn, Ni, Fe, Zn

B. Au, Ag, Sn, Pb, Fe, Ni, Zn

C. Au, Ag, Sn, Pb, Ni, Fe, Zn

D. Au, Ag, Ni, Pb, Sn, Fe, Zn

Lời giải:

• Ta có dãy điện hóa

150 câu trắc nghiệm Crom, Sắt, Đồng có lời giải (cơ bản – phần 3) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

→ Tính khử của các kim loại theo chiều tăng dần là: Au < Ag < Pb < Sn < Ni < Fe < Zn.

→ Đáp án A

Câu 92. Khi điều chế FeCl2 bằng cách cho Fe tác dụng với dung dịch HCl. Để bảo quản dung dịch FeCl2 thu được không bị chuyển thành hợp chất sắt (III), người ta có thể cho thêm vào dung dịch

A. một lượng sắt dư

B. một lượng kẽm dư

C. một lượng HCl dư.

D. một lượng HNO3

Lời giải:

Dung dịch FeCl2 dễ bị không khí oxi hóa thành muối Fe3+. Để bảo quản FeCl2 người ta thêm 1 lương Fe vì: Fe + 2Fe3+ → 3Fe2+

Dùng HNO3 vì HNO3 oxi hóa luôn ion Fe2+ thành Fe3+, dùng Zn sẽ tạo ra 1 lượng muối Zn2+, dùng HCl sẽ không ngăn cản quá trình tạo Fe3+.

→ Đáp án A

Câu 93. Để thu lấy Ag tinh khiết từ hỗn hợp X (gồm a mol Al2O3, b mol CuO, c mol Ag2O), người ta hòa tan X bởi dung dịch chứa (6a + 2b + 2c) mol HNO3 được dung dịch Y, sau đó thêm (giả thiết hiệu suất các phản ứng đều là 100%)

A. c mol bột Al vào Y

B. c mol bột Cu vào Y

C. 2c mol bột Al vào Y

D. 2c mol bột Cu vào Y

Lời giải:

150 câu trắc nghiệm Crom, Sắt, Đồng có lời giải (cơ bản – phần 3) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

⇒ Sau phản ứng Al2O3, CuO, Ag2O và HNO3 đều hết.

Vậy dung dịch Y chứa: Al(NO3)3: 2a mol; Cu(NO3)2: b mol; AgNO3: 2c mol

Để thu được Ag từ dung dịch Y ta thêm Cu vào:

150 câu trắc nghiệm Crom, Sắt, Đồng có lời giải (cơ bản – phần 3) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

⇒ Cần c mol Cu.

→ Đáp án B

Câu 94. Cho vài giọt dung dịch H2S vào dung dịch FeCl3 hiện tượng xảy ra là

A. dung dịch xuất hiện kết tủa đen

B. có kết tủa vàng

C. kết tủa trắng hóa nâu

D. không hiện tượng gì

Lời giải:

H2S + 2FeCl3 → S↓(vàng) + 2FeCl2 + 2HCl

→ Đáp án B

Câu 95. Nhúng các thanh Fe giống nhau lần lượt vào các dung dịch: AgNO3 (1), Al(NO3)3 (2), Cu(NO3)2 (3), Fe(NO3)3 (4). Các dung dịch có thể phản ứng với Fe là

A. 1 và 3

B. 1 và 2

C. 1, 3 và 4

D. 1, 2, 3 và 4

Lời giải:

Fe + 3AgNO3 (dư) → Fe(NO3)3 + 3Ag↓

Fe + Al(NO3)3 → không phản ứng.

Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu↓

Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2

→ Fe có thể phản ứng với các dung dịch (1), (3), (4)

→ Đáp án C

Câu 96. Trong các loại quặng sắt, quặng chứa hàm lượng % Fe lớn nhất là

A. Hematit đỏ

B. Hematit nâu

C. Manhetit

D. Xiđerit

Lời giải:

Quặng hematit đỏ chứa Fe2O3 khan → %Fe = 2 x 56 : 160 = 70%.

• Quặng hemantit nâu chứa Fe2O3.nH2O → %Fe < 70%.

• Quặng manhetit chứa Fe3O4 → %Fe = 3 x 56 : 232 ≈ 72,41%.

• Quặng xiđerit chứa FeCO3 → %Fe = 56 : 116 ≈ 48,28%

→ Quặng chứa hàm lượng sắt lớn nhất là manhetit

→ Đáp án C

Câu 97. Cho hỗn hợp Fe và Cu vào dung dịch HNO3 thấy thoát ra khí NO và NO2 thu được dung dịch X và một phần kim loại Cu không tan. Muối trong dung dịch X là

A. Fe(NO3)2, Cu(NO3)2

B. Fe(NO3)2

C. Fe(NO3)3

D. Fe(NO3)3, Cu(NO3)2

Lời giải:

Fe, Cu + HNO3 → ddX + NO, NO2 + một phần kim loại Cu không tan.

- Sau phản ứng có một phần Cu không tan → Dung dịch chỉ gồm Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2.

Do: Cudư + 2Fe(NO3)3 → Cu(NO3)2 + 2Fe(NO3)2

→ Đáp án A

Câu 98. Nhóm nào sau đây gồm tất cả các kim loại đều khử ion Ag+ trong dung dịch AgNO3 ?

A. Zn, Fe, Ni

B. Zn, Pb, Au

C. Na, Cr, Ni

D. K, Mg, Mn

Lời giải:

• Các kim loại đều khử ion Ag+ trong dung dịch AgNO3

- Đáp án A đúng.

- Đáp án B sai vì Au không khử được Ag+.

- Đáp án C sai vì Na khi cho vào dung dịch AgNO3

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

2NaOH + 2AgNO3 → Ag2O + 2NaNO3 + H2O

- Đáp án D sai vì K khi cho vào dung dịch AgNO3

2K + 2H2O → 2KOH + H2

2KOH + 2AgNO3 → Ag2O + 2KNO3 + H2O

→ Đáp án A

Câu 99. Trong các phản ứng sau phản ứng nào sai:

A. Fe + 2HCldd → FeCl2 + H2

B. Fe + CuSO4dd → FeSO4 + Cu

C. Fe + Cl2 → FeCl2

D. 3Fe + 2O2 → Fe3O4

Lời giải:

Các Đáp án A, B, D đúng.

Đáp án C sai vì 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

→ Đáp án C

Câu 100. Cho các phản ứng:

(1) Cu2O + Cu2S →

(2) Cu(NO3)2

(3) CuO + CO →

(4) CuO + NH3

Số phản ứng tạo ra kim loại Cu là:

A. 23             B. 3

C. 1             D. 4

Lời giải:

(1): 2Cu2O + Cu2S → 6Cu + SO2

(2): Cu(NO3)2 -to→ CuO + 2NO2 + 1/2 O2

(3): CuO + CO -to→ Cu + CO2

(4): 3CuO + 2NH3 -to→ 3Cu + N2 + 3H2O

→ Đáp án B

Câu 101. Ni tác dụng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây ?

A. O2, F2, Cl2, H2

B. O2, Cl2, dung dịch H2SO4 đặc nóng, dung dịch AgNO3

C. F2, Cl2, dung dịch HNO3, dung dịch Fe(NO3)2

D. S, F2, dung dịch NaCl, dung dịch Pb(NO3)2

Lời giải:

A sai, Ni không tác dụng với H2

C sai, Ni không tác dụng với Fe(NO3)2

D sai, Ni không tác dụng với NaCl

Ni tác dụng được với tất cả các chất trong B

→ Đáp án B

Câu 102. Có các hóa chất: H2O, dung dịch HCl, dung dịch NaOH, dung dịch NaCl, dung dịch KI và dung dịch K2CrO4. Crom (III) oxit tác dụng được với dung dịch nào sau đây?

A. H2O, HCl, NaOH, NaCl

B. HCl, NaOH

C. HCl, NaOH, K2CrO4

D. HCl, NaOH, KI

Lời giải:

Cr2O3 là oxit lưỡng tính nên tác dụng được với dung dịch HCl và dung dịch NaOH:

Cr2O3 + 6HCl → 2CrCl3 + 3H2O

Cr2O3 + 2NaOH + 3H2O → 2Na[Cr(OH)4]

→ Đáp án B

Câu 103. Khi vật làm bằng sắt tráng kẽm (Fe – Zn) bị ăn mòn điện hóa trong không khí ẩm, quá trình xảy ra ở điện cực âm (anot) là

A. khử Zn

B. khử H+ của môi trường

C. oxi hóa Fe

D. oxi hóa Zn

Lời giải:

Zn có tính khử mạnh hơn nên ở cực âm(anot): Zn → Zn2+ + 2e : quá trình oxi hóa Zn

→ Đáp án D

Câu 104. Khi thêm dung dịch Na2CO3 vào dung dịch FeCl3 sẽ có hiện tượng gì xảy ra ?

A. Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ vì xảy ra hiện tượng thủy phân

B. Dung dịchvẫn có màu nâu đỏ vì chúng không phản ứng với nhau

C. Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ đồng thời có hiện tượng sủi bọt khí

D. Có kết tủa nâu đỏ tạo thành sau đó lại tan do tạo khí CO2

Lời giải:

Phương trình phản ứng: 2FeCl3 + 3Na2CO3 + 3H2O → 2Fe(OH)3↓(đỏ nâu) + 3CO2↑ + 6NaCl

→ Đáp án C

Câu 105. Một vật làm bằng hợp kim Zn-Ni đặt trong không khí ẩm. Phát biểu sai là

A. Vật bị ăn mòn điện hóa

B. Có một dòng điện từ Zn sang Ni.

C. Cực âm là Zn, xảy ra quá trình: Zn → Zn2+ + 2e

D. Zn bị ăn mòn vì Zn có tính khử mạnh hơn Ni.

Lời giải:

Khi xảy ra ăn mòn thì Zn là cực âm(anot), Ni là cực dương(catot), nên dòng điện từ Ni sang Zn

→ Đáp án B

Câu 106. Phản ứng nào sau đây sai?

A. 2Fe + 6H2SO4 đặc, nguội → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

B. Fe + H2O -t > 570o→ FeO + H2.

C. 3Fe + 4H2O -t < 570o→ Fe3O4 + 4H2.

D. 4Fe(OH)2 + 2H2O + O2 → 4Fe(OH)3.

Lời giải:

Fe không phản ứng với H2SO4 đặc nguội.

→ Đáp án A

Câu 107. Tìm phát biểu đúng về Sn ?

A. Thiếc không tan trong dung dịch kiềm đặc.

B. Thiếc là kim loại có tính khử mạnh.

C. Trong tự nhiên, thiếc được bảo vệ bằng lớp màng oxit nên tương đối trơ về mặt hóa học.

D. Trong mọi hợp chất, thiếc đều có số oxi hóa +2.

Lời giải:

A Sai do Sn tan trong dung dịch kiềm đặc

B Sai, thiếc là kim loại có tính khử trung bình

C Đúng

D Sai, thiếc có số oxi hóa phổ biến là +2 và +4

→ Đáp án C

Câu 108. Thép là hợp kim của sắt chứa

A. hàm lượng cacbon lớn hơn 0,2%.

B. hàm lượng cacbon lớn hơn 2%.

C. hàm lượng cacbon nhỏ hơn 0,2%.

D. hàm lượng cacbon nhỏ hơn 2%.

Lời giải:

Thép là hợp kim của sắt và Cacbon, trong đó hàm lượng cacbon nhỏ hơn 2%

Gang là hợp kim của sắt và cacbon trong đó hàm lượng cacbon từ 2% - 5%.

→ Đáp án D

Câu 109. Hiện tượng gì xảy ra khi cho dung dịch NaOH vào ống nghiệm có chứa dung dịch FeCl2?

A. Xuất hiện màu nâu đỏ

B. Xuất hiện màu trắng xanh

C. Xuất hiện màu nâu đỏ rồi chuyển sang màu trắng xanh

D. Xuất hiện màu trắng xanh rồi chuyển sang màu nâu đỏ

Lời giải:

FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 (trắng xanh) + 2NaCl

4Fe(OH)2 + 2H2O + O2 → 4Fe(OH)3 (nâu đỏ)

→ Đáp án D

Câu 110. Cho các phát biểu sau:

(a) Các kim loại kiềm đều tan tốt trong nước.

(b) Các kim loại Mg, Fe, K và Al chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy.

(c) Các kim loại Mg, K và Fe đều khử được ion Ag+ trong dung dịch thành Ag.

(d) Khi cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư thu được kim loại Fe.

Số phát biểu đúng là:

A. 2.              B. 4.

C. 1.              D. 3.

Lời giải:

(a) đúng

(b) sai do Fe không phải chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy

(c) sai do K khi cho vào dung dịch sẽ phản ứng với H2O trước nên sẽ không thể khử được Ag+

(d) sai, khi cho Mg vào Fe3+ thì sẽ phản ứng theo quy tắc alpha (tạo Fe2+), do đó, khi Fe3+ đang dư thì sẽ không tạo được Fe

Như vậy, chỉ có 1 phát biểu đúng.

→ Đáp án C

Câu 111. Cho các hoá chất:

(a) Dung dịch HNO3

(b) Dung dịch H2S có hòa tan O2

(c) O2

(d) Dung dịch FeCl3

(e) Dung dịch H2SO4 loãng

(f) Dung dịch NaCl

Kim loại Ag không tác dụng với chất nào ?

A. b, c, e

B. b, c

C. d, e, f

D. c, d, e, f

Lời giải:

Ag tác dụng được với dung dịch HNO3, H2S có hòa tan O2

Ag không tác dụng với O2, FeCl3 , H2SO4, NaCl

→ Đáp án D

Câu 112. Thí nghiệm nào sau đây có kết tủa sau phản ứng

A. Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Cr(NO3)3.

B. Cho dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4])

C. Thổi CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2 .

D. Cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3.

Lời giải:

Cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3 thu được kết tủa:

3NH3 + 3H2O + AlCl3 → Al(OH)3 + 3NH4Cl

→ Đáp án D

Câu 113. Cho sơ đồ chuyển hóa giữa các hợp chất của crom:

Cr(OH)3 -+KOH→ X -+(Cl2 + KOH)→ Y -+H2SO4→ Z -+(FeSO4 + H2SO4)→ T

Các chất X, Y, Z, T theo thứ tự là:

A. KCrO2, K2CrO4, K2Cr2O7, Cr2(SO4)3.

B. K2CrO4, KCrO2, K2Cr2O7, Cr2(SO4)3.

C. KCrO2, K2Cr2O7, K2CrO4, CrSO4.

D. KCrO2, K2Cr2O7, K2CrO4, Cr2(SO4)3.

Lời giải:

Cr(OH)3 + KOH → KCrO2 (X) + 2H2O

2KCrO2 + 3Cl2 + 8KOH → 2K2CrO4 (Y) + 6KCl + 4H2O

2K2CrO4 + H2SO4 → K2Cr2O7 (Z) + K2SO4 + H2O

K2Cr2O7 (T) + 7H2SO4 + 6FeSO4 → 3Fe2(SO4)3 + Cr2(SO4)3 + 7H2O

→ Đáp án A

Câu 114. Nhận định nào không đúng về khả năng phản ứng của sắt với nước?

A. Ở nhiệt độ cao (nhỏ hơn 570oC), sắt tác dụng với nước tạo ra Fe3O4 và H2.

B. Ở nhiệt độ lớn hơn 1000oC, sắt tác dụng với nước tạo ra Fe(OH)3.

C. Ở nhiệt độ lớn hơn 570oC, sắt tác dụng với nước tạo ra FeO và H2.

D. Ở nhiệt độ thường, sắt không tác dụng với nước.

Lời giải:

Ở nhiệt độ thường, sắt không tác dụng với nước

Ở nhiệt độ cao, sắt khử được hơi nước:

Fe + H2O -t > 570oC→ FeO + H2.

3Fe + 4H2O -t > 570oC→ Fe3O4 + 4H2

→ Đáp án B

Câu 115. Tính chất vật lí nào dưới đây không phải là tính chất của Fe kim loại?

A. Kim loại nặng, khó nóng chảy.

B. Màu vàng nâu, cứng và giòn.

C. Dẫn điện và nhiệt tốt.

D. Có tính nhiễm từ.

Lời giải:

Sắt là kim loại f

- Có màu trắng, dẻo, dễ rèn → Đáp án B sai.

- Có khối lượng lớn 7,9g/cm3, nóng chảy ở nhiệt độ 1540oC → kim loại nặng, khó nóng chảy.

- Có tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.

- Có tính nhiễm từ

→ Đáp án B

Câu 116. Có các nguyên liệu:

(1). Quặng sắt.

(2). Quặng Cromit.

(3). Quặng Boxit.

(4). Than cốc.

(5). Than đá.

(6). CaCO3.

(7). SiO2.

Những nguyên liệu dùng để luyện gang là:

A. (1), (3), (4), (5).

B. (1), (4), (7).

C. (1), (3), (5), (7).

D. (1), (4), (6), (7).

Lời giải:

Nguyên liệu dùng để luyện ngang là quặng sắt có chưa 30-95% oxi sắt, không chứa hoặc chứa rất ít S,P

Than cốc(không có trong tự nhiên,phải điều chế từ than mỡ) có vai trò cung cấp nhiệt khi cháy, tạo ra chất khử là CO và tạo thành gang

Chất chảy CaCO3 ở nhiệt độ cao bị phân hủy thành CaO, sao đó hóa hợp với SiO2 là chất khó nóng cháy có trong quặng sắt thành xỉ silicat dễ nóng chảy, có khối lượng riêng nhỉ nổi lên trên gang

→ Đáp án D

Câu 117. Khi thêm dung dịch Na2CO3 vào dung dịch FeCl3 sẽ có hiện tượng gì xảy ra ?

A. Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ vì xảy ra hiện tượng thủy phân

B. Dung dịch vẫn có màu nâu đỏ vì chúng không phản ứng với nhau

C. Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ đồng thời có hiện tượng sủi bọt khí

D. Có kết tủa nâu đỏ tạo thành sau đó lại tan do tạo khí CO2

Lời giải:

Phương trình phản ứng:

2FeCl3 + 3Na2CO3 + 3H2O → 2Fe(OH)3↓(đỏ nâu) + 3CO2↑ + 6NaCl

→ Đáp án C

Câu 118. Cho các chất:

(a) Dung dịch NaCN

(b) Thủy ngân

(c) Nước cường toan

(d) Dung dịch HNO3

Chất có thể hòa tan vàng là

A. b, c

B. b, c, d

C. a, b, c

D. a, b, c, d

Lời giải:

Vàng có thể tan được trong NaCN thủy ngân và nước cường toan

Au + CN- → [Au(CN)2]

Au + Hg → hỗn hống Hg-Au

Au + HNO3 + 3HCl → AuCl3 + NO + H2O

→ Đáp án C

Câu 119. Thực hiện các phản ứng sau:

(1) Fe + dung dịch HCl

(2) Fe + Cl2

(3) dung dịch FeCl2 + Cl2

(4) Fe3O4 + dung dịch HCl

(5) Fe(NO3)2 + HCl

(6) dung dịch FeCl2 + KI

Các phản ứng có thể tạo thành FeCl3

A. 1, 2, 3, 4

B. 2, 3, 4, 5

C. chỉ 2, 3

D. chỉ trừ 1

Lời giải:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (1)

2Fe + 3Cl2 dư → 2FeCl3 (2)

2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3 (3)

Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O (4)

9Fe(NO3)2 + 12HCl → 4FeCl3 + 5Fe(NO3)3 + 3NO + 6H2O (5)

FeCl2 + KI → không xảy ra phản ứng.

→ Đáp án B

Câu 120. Cho hỗn hợp Fe, cu vào dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan và một kim loại. Chất tan đó là

Lời giải:

Fe phản ứng với HNO3 trước, sau đó Cu mới phản ứng với HNO3. Khi HNO3 hết thì Fe dư sẽ oxi hóa Fe3+ thành Fe2+. Đề cho trong dung dịch chỉ có một chất tan nên trong dung dịch phản ứng phải có Fe(NO3)2.

→ Đáp án C

Bài giảng: Bài tập sắt, hợp chất của sắt tác dụng với chất oxi hóa mạnh - Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 12 có trong đề thi THPT Quốc gia khác:

sat-va-mot-so-kim-loai-quan-trong.jsp

Các loạt bài lớp 12 khác