Giáo án Tin học 11 Kết nối tri thức Bài 4: Bên trong máy tính
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tin học 11 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức
Học xong bài này, em sẽ:
- Nhận diện được một số thiết bị trong thân máy với chức năng và các thông số đo hiệu năng của chúng.
- Nhận biết được sơ đồ của các mạch logic AND, OR, NOT và giải thích được vai trò của các mạch logic đó trong thực hiện các tính toán nhị phân.
2. Về năng lực
2.1 Năng lực chung
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực chung của học sinh như sau:
- Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có khả năng tự đọc sách giáo khoa và kết hợp với gợi ý của giáo viên để trả lời câu.
- Năng lực hợp tác và giao tiếp: Học sinh thảo luận nhóm để nêu được các loại thông tin và các kiểu dữ liệu sẽ gặp trong chương trình tin học phổ thông.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải thích được vai trò của các mạch logic đó trong thực hiện các tính toán nhị phân.
2.2 Năng lực tin học
Hình thành, phát triển các năng lực:
- NLa: Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông;
3. Về phẩm chất
Hình thành và phát triển phẩm chất:
- Nâng cao khả năng tự học và ý thức học tập.
- Tự giải quyết vấn đề có sáng tạo
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính giáo viên.
- Học liệu: Giáo án, Video, Sách giáo khoa Tin học 11, sách giáo viên Tin học 11.
III. Tiến hành dạy học
Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b) Nội dung: GV chiếu video, HS quan sát
c) Sản phẩm: Thái độ học tập của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV đặt vấn đề: Trong chương trình tin học ở các lớp dưới các em đã biết cấu trúc chung của máy tính bao gồm: bộ xử lý trung tâm, bộ nhớ trong, bộ nhớ ngoài, các thiết bị vào - ra. Tuy nhiên, hầu hết các em chỉ nhìn thấy các thiết bị bên ngoài như màn hình, bàn phím, chuột, máy chiếu, bộ nhớ ngoài. Em có biết cụ thể trong thân máy có những bộ phận nào hay không? Để trả lời được câu hỏi đó thì chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài 4.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1:
a) Mục tiêu: Nhận diện được một số thiết bị trong thân máy với chức năng và các thông số đo hiệu năng của chúng.
b) Nội dung: GV cho HS đọc hiểu, rút ra kết luận cần thiết
c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS - Các thiết bị bên trong máy tính
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ NV1 - GV chiếu hình 4.2 sgk lên màn hình và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: Cho biết tên các thiết bị trong hình? - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1 và yêu cầu HS thảo luận theo nhóm hoàn thành nhiệm vụ 1 trong phiếu học tập. - Giáo viên quan sát và hỗ trợ học sinh khi cần thiết. NV2 - HS thảo luận theo hình thức cặp đôi để trả lời các câu hỏi sau: + Có thể đo tốc độ của CPU bằng phép tính thực hiện trong một giây không? + Giá tiền của mọi thiết bị nhớ có phải là một thông số đo chất lượng không? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát hình ảnh, thực hiện các nhiệm vụ theo yêu cầu của GV. - GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS báo cáo kết quả trước lớp, nghe GV rút kinh nghiệm. Bước 4: Kết luận, nhận định GV nhận xét, chuẩn kiến thức, kết luận. |
1. Các thiết bị bên trong máy tính - Các thiết bị bên trong máy tính được gắn trên bảng mạch chính, gồm có bộ xử lý, bộ nhớ trong, bộ nhớ ngoài và có thể gắn thêm các bảng mạch mở rộng. - Bộ xử lý là nơi thực hiện các phép toán và điều khiển toàn bộ máy tính hoạt động theo chương trình. Tốc độ của bộ xử lý đo bằng tần số xung nhịp thường được tính theo đơn vị GHz. Bộ xử lý có thể có nhiều lõi, mỗi lõi là một đơn vị xử lý cho phép thực hiện đồng thời nhiều nhiệm vụ. - Bộ nhớ trong là nơi chứa dữ liệu khi máy tính hoạt động còn bộ nhớ ngoài chứa dữ liệu lưu trữ. Các thông số quan trọng nhất của bộ nhớ là dung lượng nhớ, thường được tính theo KB, MB, GB và thời gian truy cập trung bình. |
Hoạt động 2.2: Mạch logic và vai trò của mạch logic
a) Mục tiêu: Nhận biết được sơ đồ của các mạch logic AND, OR, NOT Và giải thích được vai trò của các mạch logic đó trong thực hiện các tính toán nhị phân.
b) Nội dung: GV giảng giải, HS lắng nghe, thảo luận và trả lời.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV dựa vào sgk, giới thiệu: CPU là thiết bị quan trọng nhất bên trong thân máy. Về bản chất, nó là một mạch điện tử được dùng để biến đổi các dữ liệu nhị phân. Cách thức xử lí dữ liệu của CPU dựa trên cơ sở hoạt động của các mạch logic. NV1 - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 bạn để trả lời các câu hỏi: + Phép nhân hai đại lượng logic nhận giá trị 1 khi nào? + Phép cộng hai đại lượng logic nhận giá trị 1 khi nào? + Phép trừ hai đại lượng logic nhận giá trị 1 khi nào? + Phép phủ định cho những giá trị nào? - GV chiếu sơ đồ mạch điện logic AND, OR, NOT cho HS xem và giảng giải. - GV chiếu Bảng 4.8 (bảng cộng) và giảng giải giúp HS hiểu bảng cộng. - GV hướng dẫn học sinh thực hiện ví dụ ở hình 4.9. - GV đưa ví dụ minh họa cho HS tham khảo. NV2 - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: + Thế nào là một mạch logic? + Nêu tầm quan trọng của mạch logic. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức, thảo luận cùng bạn. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Một số HS đứng dậy trình bày kết quả thảo luận. - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. |
2. Mạch logic vai trò của mạch logic - Mạch logic hay mạch số là các mạch điện hay điện tử có đầu vào và đầu ra thể hiện các giá trị logic. Mọi người cũng rất nhiều có thể xây dựng từ các cổng AND, OR và NOT. - Tất cả các thiết bị số gồm cả máy tính đều được chế tạo từ các ngành logic. |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tin học 11 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Tin học lớp 11 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:
Giáo án Tin học 11 Bài 5: Kết nối máy tính với các thiết bị số
Giáo án Tin học 11 Bài 6: Lưu trữ và chia sẻ tệp tin trên internet
Giáo án Tin học 11 Bài 7: Thực hành tìm kiếm thông tin trên Internet
Giáo án Tin học 11 Bài 8: Thực hành nâng cao sử dụng thư điện tử và mạng xã hội
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 11 (các môn học)
- Giáo án Toán 11
- Giáo án Ngữ văn 11
- Giáo án Tiếng Anh 11
- Giáo án Vật Lí 11
- Giáo án Hóa học 11
- Giáo án Sinh học 11
- Giáo án Lịch Sử 11
- Giáo án Địa Lí 11
- Giáo án KTPL 11
- Giáo án HĐTN 11
- Giáo án Tin học 11
- Giáo án Công nghệ 11
- Giáo án GDQP 11
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 11 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 11
- Đề cương ôn tập Văn 11
- Đề thi Toán 11 (có đáp án)
- Đề thi Toán 11 cấu trúc mới
- Đề cương ôn tập Toán 11
- Đề thi Tiếng Anh 11 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 11 mới (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 11 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 11 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 11
- Đề thi Địa Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi KTPL 11
- Đề thi Tin học 11 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 11
- Đề thi GDQP 11 (có đáp án)