Giáo án Tin học 11 Kết nối tri thức Bài 3: Phần mềm nguồn mở và phần mềm chạy trên Internet

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tin học 11 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức

Học xong bài này, em sẽ:

- Trình bày được một số khái niệm và so sánh phần mềm nguồn mở với phần mềm thương mại; Nêu được vai trò của phần mềm nguồn mở và phần mềm thương mại đối với sự phát triển của công nghệ thông tin.

- Làm quen với phần mềm chạy trên Internet.

2. Về năng lực

2.1 Năng lực chung

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực chung của học sinh như sau:

- Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có khả năng tự đọc sách giáo khoa và kết hợp với gợi ý của giáo viên để trả lời câu hỏi phần mềm nguồn mở.

- Năng lực hợp tác và giao tiếp: Học sinh thảo luận nhóm để đưa ra ví dụ về: phần mềm nguồn mở, phần mềm chạy trên internet.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:

+ Học sinh nhận biết được một số phần mềm chạy trên internet.

+ Học sinh đưa ra được thêm các ví dụ minh họa được vai trò của phần mềm nguồn mở và phần mềm thương mại đối với sự phát triển của công nghệ thông tin.

2.2 Năng lực tin học

Hình thành, phát triển các năng lực:

- NLa: Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông.

3. Về phẩm chất

Hình thành và phát triển phẩm chất:

- Nâng cao khả năng tự học và ý thức học tập.

- Tự giải quyết vấn đề có sáng tạo, tinh thần vì lợi ích chung của cộng đồng nguồn mở.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính giáo viên.

- Học liệu: Sách giáo khoa Tin học 11, sách giáo viên Tin học 11, giáo án.

III. Tiến hành dạy học

Hoạt động 1: Khởi động

a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b) Nội dung: Giáo viên nêu ra vấn đề, học sinh lắng nghe.

c) Sản phẩm: Thái độ học tập của học sinh.

d) Tổ chức thực hiện:

- Giáo viên trình bày vấn đề:

+ Với ngôn ngữ lập trình bậc cao, chương trình sẽ được viết dưới dạng văn bản gần với ngôn ngữ tự nhiên. Văn bản này gọi là mã nguồn. Để máy tính có thể chạy được trực tiếp, chương trình được dịch thành dãy lệnh gọi là mã máy. Mà máy này rất khó đọc hiểu nên việc dịch sang mã máy còn giúp bảo vệ chống đánh cắp ý tưởng hay sửa đổi phần mềm. Phần mềm chuyển giao dưới dạng mã máy thường được gọi là phần mềm nguồn đóng.

+ Vào những năm 1970, trong một số trường đại học ở Mỹ đã xuất hiện việc chia sẻ mã nguồn để cùng phát triển phần mềm, dẫn tới sự ra đời của phần mềm nguồn mở - một xu hướng có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của công nghệ phần mềm sau này. Vậy lợi ích đối với cộng đồng trong việc chia sẻ mã nguồn là gì chúng ta sẽ tìm hiểu ở bài 3.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1: Phần mềm nguồn mở

a) Mục tiêu: Trình bày được một số khái niệm và so sánh phần mềm nguồn mở với phần mềm thương mại.

b) Nội dung: GV cho HS đọc hiểu, rút ra kết luận cần thiết.

c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV cho HS đọc thông tin ở mục 1a sgk, chia lớp thành các nhóm, yêu cầu thảo luận, trả lời câu hỏi:

Hãy thảo luận xem lợi ích của người dùng được tăng dần như thế nào theo hướng mở nói trên.

NV1

Thảo luận hoàn thành nhiệm vụ 1 phiếu học tập

- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần.

NV2

- GV cho HS đọc thầm thông tin ở mục 1b, thảo luận nhóm cặp đôi và trả lời câu hỏi:

+ Khi sử dụng phần mềm thương mại, tự do hay nguồn mở người dùng phải tuân thủ điều gì?

+ Em hãy so sánh quyền sử dụng phần mềm quần Mở với quy định về bản quyền và cho biết một số điểm mâu thuẫn.

+ Giấy phép công cộng GNU GPL là gì?

+ Trình bày một số nội dung đáng chú ý của giấy phép công cộng GNU GPL.

 - GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết.

NV3

Thảo luận hoàn thành nhiệm vụ 2 phiếu học tập

- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Một số HS đứng dậy trình bày kết quả hoạt động 1.

- HS nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Phần mềm nguồn mở

a. Phân loại phần mềm theo cách chuyển giao sử dụng

- Phần mềm thương mại dùng để bán, người dùng phải mua mới được quyền sử dụng. Hầu hết phần mềm thương mại được bán ở dạng mã máy gọi là phần mềm nguồn đóng.

- Phần mềm nguồn mở là phần mềm được cung cấp cả mã nguồn mà người dùng có quyền sử dụng thay đổi và phân phối lại theo các giấy phép thích hợp.

b. Giấy phép đối với phần mềm mở

- Giấy phép công cộng GNU GPL Là giấy phép điển hình đối với phần mềm vụ mở. Nó đảm bảo quyền tiếp cận của người sử dụng đối với mã nguồn để dùng, thay đổi hoặc phân phối lại; Bảo đảm quyền miễn trừ của các tác giả về hậu quả sử dụng phần mềm; Bảo đảm quyền đứng tên của các tác giả tham gia phát triển, đảm bảo sự phát triển bền vững của phần mềm nguồn mở bằng cách công bố rõ ràng các thay đổi của các phiên bản già buộc phần phát triển dựa trên phần mềm nguồn mở theo giấy phép GPL cũng phải mở theo GPL.


Hoạt động 2.2: Vai trò của phần mềm thương mại và phần mềm nguồn mở.

a) Mục tiêu: Nêu được vai trò của phần mềm nguồn mở và phần mềm thương mại đối với sự phát triển của công nghệ thông tin.

b) Nội dung: GV giảng giải, HS lắng nghe, thảo luận và trả lời.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS, phiếu học tập.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

NV1

- GV cho HS đọc thông tin ở mục 2 sgk, yêu cầu các nhóm thảo luận và hoàn thành nhiệm vụ 3 trong phiếu học tập

NV2

- GV cho HS hoạt động cặp đôi, trả lời câu hỏi:

+ Phần mềm nguồn mở có thay thế hoàn toàn được phần mềm thương mại hay không? Tại sao?

+ Trình bày ưu điểm của phần mềm thương mại và phần mềm nguồn mở.

+ Trình bày vai trò của phần mềm thương mại và phần mềm nguồn mở.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận theo nhóm nhỏ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Một số HS đứng dậy trình bày kết quả HĐ 2.

- HS rút ra ưu điểm của phần mềm thương mại, ưu điểm của phần mềm nguồn mở, vai trò của hai loại phần mềm.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Vai trò của phần mềm thương mại và phần mềm nguồn mở.

- Ưu điểm của phần mềm thương mại:

+ Phần mềm dạng “đặt hàng” đáp ứng nhu cầu riêng và người dùng được hỗ trợ kỹ thuật.

+ Phần mềm “đóng gói” có tính hoàn chỉnh cao, đáp ứng nhu cầu rộng rãi.

- Ưu điểm của phần mềm nguồn mở: Chi phí thấp, minh bạch, không bị phụ thuộc nhiều vào nhà cung cấp.

- Vai trò của hai loại phần mềm:

+ Phần mềm thương mại là nguồn thu nhập chính của các tổ chức, cá nhân là phần mềm chuyên nghiệp, góp phần tạo ra thị trường phần mềm phong phú, đáp ứng các nhu cầu riêng của cá nhân, tổ chức và các yêu cầu chung của xã hội.

+ Phần mềm còn mở giúp những người có nhu cầu được sử dụng phần mềm dùng chung chất lượng tốt, ổn định và chi phí thấp.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tin học 11 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tin học lớp 11 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học