Giáo án Tập đọc - Kể chuyện: Nắng phương nam mới, chuẩn nhất - Giáo án Tiếng Việt lớp 3

Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 3 cả năm (mỗi bộ sách) bản word thiết kế hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: đường Nguyễn Huệ, sắp nhỏ, lòng vòng, dân ca, xoắn xuýt, sửng sốt.

- Nắm được tình bạn đẹp đẽ, thân thiết, gắn bó, giữa thiếu nhi hai miền Nam Bắc qua sáng kiến của các bạn nhỏ miền Nam, gửi tặng cành mai vàng cho bạn nhỏ ở miền Bắc.

- Dựa vào các gợi ý trong sách giáo khoa, kể lại từng đoạn của câu chuyện. Bước đầu biết diễn tả đúng lời nhân vật; phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật.

2. Kỹ năng: 

- Rèn kỹ năng đọc: Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn (đông nghịt người, ríu rít trò chuyện, lòng vòng, lạnh dễ sợ luôn, lạnh buốt, làn mưa bụi, rung rinh,...). Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ. Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.

- Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe. 

3. Thái độ: Yêu quê hương đất nước.

4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

*GDBVMT:

- Giáo dục ý thức yêu quý cảnh quan môi trường của quê hương.

II.CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng: 

- Giáo viên: Tranh minh họa bài học. Bảng phụ ghi tóm tắt từng đoạn.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật: 

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

  1.  1. Hoạt động khởi động (3 phút)
  2. - Đọc thuộc lòng bài Vẽ quê hương.

- Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.


- Học sinh thực hiện.


- Học sinh nghe giới thiệu, mở sách giáo khoa.

2. HĐ Luyện đọc (20 phút)

*Mục tiêu:

- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người  dẫn chuyện với lời các nhân vật.

* Cách tiến hành: 

a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài:

 - Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng thong thả, nhẹ nhàng, tình cảm. 

b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó

- Giáo viên theo dõi học sinh đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của học sinh.









c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:


- Luyện đọc câu khó, hướng dẫn ngắt giọng câu dài: 

+ Nè,/ sắp nhỏ kia,/ đi đâu vậy?//

+ Tụi mình đi lòng vòng/ tìm chút gì để kịp gửi ra Hà Nội cho Vân.//

+ Những dòng suối hoa/ trôi dưới bầu trời xám đục/ và làm mưa bụi trắng xóa.//

+ Một cành mai?// - Tất cả sửng sốt,/ rồi cùng kêu lên -/ Đúng!/ một cành mai chở nắng phương Nam.//


- Giáo viên kết hợp giảng giải thêm: hoa đào là hoa Tết của miền Bắc, hoa mai là hoa Tết của miền Nam. 




d. Đọc đồng thanh

* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.


- Học sinh lắng nghe.



- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm. 




- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.

- Luyện đọc từ khó do học sinh phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => Cá nhân (M1) => Cả lớp (đông nghịt người, ríu rít trò chuyện, lòng vòng, lạnh dễ sợ luôn, lạnh buốt, làn mưa bụi, rung rinh,...)

- Học sinh chia đoạn (3 đoạn như sách giáo khoa).

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm.

- Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.












- Đọc phần chú giải (cá nhân). 





- 1 nhóm đọc     nối tiếp 3 đoạn văn trước lớp.

- Đại diện 3 nhóm đọc nối tiếp 3 đoạn văn trước lớp.

- Học sinh đọc đồng thanh đoạn 3.


3. HĐ tìm hiểu bài (15 phút):

a. Mục tiêu: Nắm được tình bạn đẹp đẽ, thân thiết, gắn bó, giữa thiếu nhi hai miền Nam Bắc qua sáng kiến của các bạn nhỏ miền Nam, gửi tặng cành mai vàng cho bạn nhỏ ở miền Bắc.

b. Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp

- Giáo viên yêu cầu 1 học sinh đọc to 5 câu hỏi cuối bài.


- Giáo viên hỗ trợ Trưởng ban học tập lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp. 

+ Trong chuyện có những bạn nhỏ  nào?

+ Uyên và các bạn đi đâu vào dịp nào?

+ Nghe đọc thư Vân các bạn ước ao điều gì? 

+ Phương nghĩ ra sáng kiến gì? Vì sao các bạn lại chọn cành mai làm quà tết cho Vân? 


- Yêu cầu học sinh phát biểu theo ý cá nhân: 

+ Hãy chọn một tên khác cho bài?

=> Giáo viên chốt nội dung: Tình bạn đẹp đẽ giữa thiếu nhi hai miền Nam - Bắc.

- 1 học sinh đọc 5 câu hỏi cuối bài.

- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút).




- Học sinh trả lời....


- Vào ngày 28 Tết.


- Gửi cho Vân được ít nắng phương Nam.


- Gửi tặng Vân ở ngoài Bắc một cành mai. Vì cành mai sẽ chở nắng phương Nam đến cho Vân…




- Suy nghĩ và nêu lên ý kiến của bản thân. 


4. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm (15 phút)

*Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.

*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp









-> GV nhận xét, đánh giá 

- Giáo viên nhận xét chung - Chuyển hoạt động.

- 1 học sinh M4 đọc mẫu đoạn 2.

- Xác định các giọng đọc.

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai.

+ Phân vai trong nhóm.

+ Luyện đọc phân vai trong nhóm.

- Thi đọc phân vai trước lớp: Các nhóm thi đọc phân vai trước lớp.

- Lớp nhận xét.


5. HĐ kể chuyện (15 phút)

* Mục tiêu: Dựa vào các gợi ý trong sách giáo khoa, kể lại từng đoạn của câu chuyện. Bước đầu biết diễn tả đúng lời nhân vật; phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật.

* Cách tiến hành:

a. Giáo viên nêu yêu cầu của tiết kể chuyện

- Giáo viên nêu nhiệm vụ.

- Hướng dẫn học sinh quan sát tranh và thực hiện đúng yêu cầu của kiểu bài tập. 

- Hướng dẫn học sinh kể chuyện theo gợi ý sách giáo khoa.

- Dựa vào các ý tóm tắt trong sách giáo khoa trang 95, 96 kể lại từng đoạn của câu chuyện Nắng phương Nam.

b. Hướng dẫn học sinh kể chuyện:


+ Ý 1: Chuyện xảy ra vào lúc nào?


+ Ý 2: Uyên và các bạn đi đâu?


+ Ý 3: Vì sao mọi người sững lại?


- Yêu cầu cả lớp lắng nghe và nhận xét.

* Tổ chức cho học sinh kể: 

- Học sinh nhìn tranh kết hợp gợi ý tập kể.

- Học sinh M4 nêu nhanh sự việc được gợi ý trong từng đoạn, chia sẻ nội dung đoạn chuyện...

- Giáo viên nhận xét lời kể mẫu -> nhắc lại cách kể.



c. Học sinh kể chuyện trong nhóm


d. Thi kể chuyện trước lớp:


* Lưu ý: 

- M1, M2: Kể đúng nội dung.

- M3, M4: Kể có ngữ điệu 

*Giáo viên đặt câu hỏi chốt nội dung bài: 

+ Câu chuyện nói về việc gì?


+ Điều gì làm em xúc động nhất trong câu chuyện trên?




+ Em rút ra được điều gì?



- Lắng nghe nhiệm vụ của tiết học .

- Cả lớp quan sát  tranh minh họa của câu chuyện. 


- Học sinh đọc các gợi ý sách giáo khoa (trang 95, 96), chia sẻ bài với bạn cùng bàn, chia sẻ trước lớp.






- Học sinh nêu nhanh kết quả.

+ Câu chuyện xảy ra vào ngày 28 tết ở thành phố Hồ Chí Minh. 

+ Uyên cùng các bạn đi chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ.

+ Các bạn đang nói chuyện vui vẻ thì sững lại bởi tiếng gọi…

- Thống nhất ý kiến.



- Học sinh kể chuyện cá nhân.


- 1 học sinh (M3+4) kể mẫu đoạn 1.

- Cả lớp nghe.


- Học sinh kể chuyện theo nội dung từng đoạn trước lớp. 

- Học sinh đánh giá.


- Nhóm trưởng điều khiển:

- Luyện kể cá nhân.

- Luyện kể nối tiếp đoạn trong nhóm.

- Các nhóm thi kể nối tiếp đoạn trước lớp.

- Lớp nhận xét.






- Học sinh trả lời theo ý đã hiểu khi tìm hiểu bài.

- Nhiều học sinh trả lời: Xúc động vì tình bạn thân thiết giữa ba bạn nhỏ miền Nam với một bạn nhỏ miền Bắc/ Xúc động vì các bạn nhỏ miền Nam thương miền Bắc đang chịu thời tiết giá lạnh, muốn gửi ra Bắc một chút nắng ấm.

- Tình bạn đẹp đẽ, thân thiết, gắn bó, giữa thiếu nhi hai miền Nam Bắc qua sáng kiến của các bạn nhỏ miền Nam, gửi tặng cành mai vàng cho bạn nhỏ ở miền Bắc.

6. HĐ ứng dụng (1phút)

7. Hoạt động sáng tạo (1 phút)

- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- Viết một bức thư chúc Tết cho một người bạn ở miền khác.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 3 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:

Lời giải bài tập lớp 3 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 3 các môn học