Giáo án Tập đọc: Cảnh đẹp non sông mới, chuẩn nhất - Giáo án Tiếng Việt lớp 3

Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 3 cả năm (mỗi bộ sách) bản word thiết kế hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: 

- Hiểu nghĩa các từ trong bài: Đồng Đăng, la đà, canh gà, nhịp chày Yên Thái, Tây Hồ, Xứ Nghệ, Hải Vân, Nhà Bè, Đồng Tháp Mười.

- Cảm nhận được vẻ đẹp và sự giàu có của các miền trên đất nước ta, từ đó thêm tự hào về quê hương đất nước.

- Trả lời được câu hỏi 1,2,3 trong sách giáo khoa. Học thuộc 2 - 3 câu ca dao trong bài.

2. Kĩ năng: 

- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn: non sông, Kì Lừa, la đà, mịt mù, quanh quanh, hoạ đồ, Đồng Nai, lóng lánh,…

- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng, biết đọc ngắt nhịp đúng các dòng thơ lục bát, thơ 7 chữ trong bài.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh luôn có thái độ tự hào, yêu quý quê hương đất nước.

4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

*GDBVMT:

- Thấy được ý nghĩa: Mỗi vùng trên đất nước ta đều có những cảnh thiên nhiên tươi đẹp; chúng ta cần phải giữ gìn và bải vệ những cảnh đẹp đó.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:        

- Giáo viên: Tranh , ảnh về cảnh đẹp được nói đến trong câu ca dao.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật: 

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (3 phút)


- Giáo viên kết nối kiến thức. 

- Giới thiệu bài. Ghi tựa bài lên bảng. 

- Hát bài: Quê hương tươi đẹp.

- Nêu nội dung bài hát.

- Lắng nghe.

- Mở sách giáo khoa.

2. HĐ Luyện đọc (15 phút)

*Mục tiêu: Đọc đúng, rành mạch, ngắt nhịp đúng nhịp thơ.

* Cách tiến hành :

a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài thơ:

- Giáo viên đọc mẫu toàn bài thơ, lưu ý học sinh đọc với giọng thong thả, nhẹ nhàng, tình cảm, thiết tha thể hiện sự tự hào, ngưỡng mộ với mỗi cảnh đẹp của non sông.

b. Học sinh đọc nối tiếp từng dòng thơ kết hợp luyện đọc từ khó

- Giáo viên theo dõi học sinh đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của học sinh.







c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ và giải nghĩa từ khó:



- Luyện đọc câu khó, hướng dẫn ngắt giọng câu dài: 

- Hướng dẫn đọc câu khó: 

Đồng Đăng/ có phố Kì Lừa,/

Có nàng Tô Thị,/ có chùa Tam Thanh.//


Đường vô Xứ Nghệ/ quanh quanh/

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.//


Hải Vân/ bát ngát nghìn trùng/

Hòn Hồng sừng sững/ đứng trong vịnh Hàn.//


Đồng Tháp Mười/ cò bay thẳng cánh/

Nước Tháp Mười/ lóng lánh cá tôm.//


- Giáo viên yêu cầu học sinh đặt câu với từ la đà, nghìn trùng.

d. Đọc đồng thanh:

* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.


- Học sinh lắng nghe.





- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp từng dòng thơ trong nhóm. 



- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.

- Luyện đọc từ khó do học sinh phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => cá nhân (M1) => cả lớp (non sông, Kì Lừa, la đà, mịt mù, quanh quanh, hoạ đồ, Đồng Nai, lóng lánh,…)

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng khổ thơ trong nhóm.

- Nhóm báo cáo kết quả đọc từng khổ thơ trong nhóm.




















- Đọc phần chú giải (cá nhân). 



- Lớp đọc đồng thanh toàn bài đọc.


3. HĐ Tìm hiểu bài (8 phút)

*Mục tiêu: Cảm nhận được vẻ đẹp và sự giàu có của các miền trên đất nước ta, từ đó thêm tự hào về quê hương đất nước.

*Cách tiến hành: 

- Cho học sinh thảo luận và tìm hiểu bài.


*Giáo viên hỗ trợ Trưởng ban Học tập điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp.

+ Kể tên những vùng trong mỗi câu ca dao?

+ Mỗi vùng của đất nước ta có cảnh đẹp gì?

+ Theo em, ai đã tô điểm cho non sông ta ngày càng đẹp hơn?

*Giáo viên kết luận: Bài đọc nói về  vẻ đẹp và sự giàu có của các miền trên đất nước ta. Đất nước ta có nhiều cảnh đẹp, mỗi người phải biết ơn cha ông, quý trọng và giữ gìn đất nước với những cảnh đẹp rất đáng tự hào...

- 1 học sinh đọc 3 câu hỏi cuối bài.

- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút)

*Trưởng ban Học tập điều khiển lớp chia sẻ kết quả.


- Học sinh trả lời.


- Học sinh trả lời.


- Do cha ông ta gây dựng và giữ gìn cho non sông ngày càng đẹp hơn.

4. HĐ Đọc diễn cảm - Học thuộc lòng bài thơ (7 phút)

*Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết. Bước đầu biết đọc diễn cảm và thuộc lòng 6 câu ca dao.

*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân - cả lớp


- Yêu cầu học sinh học thuộc lòng từng câu thơ.

- Thi đọc thuộc lòng.






- Nhận xét, tuyên dương học sinh. 

- 1 học sinh đọc lại toàn bài đọc (M4).

- Học sinh đọc thầm, tự nhẩm để HTL từng câu thơ.

- Các nhóm thi đọc tiếp sức các câu ca dao.

- Cá nhân thi đọc thuộc lòng từng câu ca dao theo hình thức “Hái hoa dân chủ” (M1, M2).

- Thi đọc thuộc lòng toàn bài đọc (M3, M4).

5. HĐ ứng dụng (1 phút) 



6. HĐ sáng tạo (1 phút)

- Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài đọc. Tìm các câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ viết về cảnh đẹp quê hương đất nước. 

- Viết một đoạn văn ngắn (vẽ tranh) về một cảnh đẹp của quê hương đất nước.

- Luyện đọc trước bài: Người con của Tây Nguyên.


ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 3 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:

Lời giải bài tập lớp 3 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 3 các môn học