Giáo án bài Nhân vật lí tưởng trong kết thúc của truyện cổ tích thần kì - Văn 9 Chân trời sáng tạo

Với giáo án bài Nhân vật lí tưởng trong kết thúc của truyện cổ tích thần kì Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 9.

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 9 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. HOẠT ĐỘNG HƯỚNG DẪN ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM: NHÂN VẬT LÍ TƯỞNG TRONG KẾT THÚC CỦA TRUYỆN CỔ THẦN KÌ

a. Mục tiêu:

– Nhận biết được một số thông tin chính của VB.

– Liên hệ, kết nối với VB Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga; Thúy Kiều báo ân, báo oán để hiểu hơn về chủ điểm Khát vọng công lí.

– Thấu hiểu và đồng cảm với khát vọng về công lí của con người.

b. Sản phẩm: Câu trả lời cho 5 câu hỏi mục ở Chuẩn bị đọc trong SGK.

c. Tổ chức thực hiện:

* Giao nhiệm vụ học tập:

(1) Cá nhân HS liệt kê tên một số truyện cổ tích thần kì mà em biết/đã học.

(2) Trả lời câu hỏi 1, 2, 3 trong SGK.

* Thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ.

* Báo cáo, thảo luận: HS sẽ báo cáo kết quả nhiệm vụ học tập tại lớp. GV kết hợp tổ chức tiết báo cáo kết quả đọc cho hai VB Tiếng đàn giải oanNhân vật lí tưởng trong kết thúc của truyện cổ thần kì.

* Kết luận, nhận định: Thực hiện trong tiết báo cáo sản phẩm đọc.

II. TRÌNH BÀY KẾT QUẢ ĐỌC VĂN BẢN: NHÂN VẬT LÍ TƯỞNG TRONG KẾT THÚC CỦA TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KÌ

a. Mục tiêu: Báo cáo sản phẩm đọc kết nối chủ điểm.

b. Sản phẩm: Phần trình bày kết quả đọc của HS.

c. Tổ chức thực hiện:

* Giao nhiệm vụ học tập: HS xem lại và hoàn thiện sản phẩm nhiệm vụ đọc đã thực hiện và chia sẻ với bạn cùng nhóm.

* Thực hiện nhiệm vụ: Bốn HS cùng nhóm thảo luận.

* Báo cáo, thảo luận:

(1) 1 – 2 nhóm HS trình bày câu trả lời. Các nhóm khác bổ sung.

(2) Đại diện 1– 2 nhóm HS trả lời lần lượt từng câu hỏi. Các nhóm khác bổ sung, trao đổi (nếu có) theo từng câu hỏi.

* Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS, hướng dẫn HS kết luận theo định hướng tham khảo sau:

Câu 1: Theo tác giả bài viết, kết thúc của truyện cổ tích thần kì phản ánh ước mơ của quần chúng nhân dân về một xã hội công bằng, ở đó những nhân vật lí tưởng sẽ được đổi đời, có một cuộc sống hạnh phúc, nhận được sự đền đáp xứng đáng cho những nỗ lực, cố gắng của họ, những kẻ thủ ác sẽ phải nhận sự trừng trị đích đáng, cái thiện sẽ luôn luôn chiến thắng cái ác. Những ước mơ ấy thường được thể hiện bằng những cách kết thúc sau của truyện cổ tích thần kì: nhân vật lí tưởng kết hôn, lên ngôi, (làm vua/hoàng hậu) sống hạnh phúc, cảnh vật/ cuộc sống xung quanh cũng thay đổi tươi sáng hơn, thay đổi từ hình dạng xấu xí thành xinh đẹp, những kẻ nham hiểm/ tham lam/ tàn bạo sẽ không thể thoát chết,…).

Câu 2: HS có thể trả lời câu hỏi theo nhiều cách khác nhau, miễn là dựa trên việc hiểu nội dung ý kiến của tác giả bài viết khi bàn về kiểu nhân vật đội lốt người xấu xí. Có thể theo tác giả bài viết, trong truyện cổ tích thần kì, nhân vật đột lốt xấu xí đã vượt qua những thử thách bằng chính đạo đức và tài năng của mình để khôi phục sự tương ứng hài hoà giữa cái bên trong và bên ngoài đẹp đẽ. Chiến thắng của nhân vật đội lốt xấu xí trong các tình huống thử thách được tạo nên bởi đạo đức và tài năng vốn có của họ. Đạo đức và tài năng cũng chính là điều kiện để họ nhận được sự giúp đỡ thần kì của các lực lượng phù trợ nếu có. HS dựa trên cách hiểu ấy để tìm ví dụ minh hoạ từ một truyện cổ tích thần kì mà em đã học.

Câu 3: Cách thể hiện khát vọng khát vọng công lí trong VB Thuý Kiều báo ân, báo oán với cách thể hiện khát vọng này trong truyện cổ tích thần kì:

– Có nhiều điểm tương đồng vì trong VB Thuý Kiều báo ân, báo oán, Thuý Kiều đã thực hiện đúng theo quan điểm của quần chúng nhân dân về công lí chính nghĩa như: ân đền, oán trả, ở hiền gặp lành, ác giả ác báo. Những kẻ thủ ác cuối cùng cũng bị trừng phạt, những người sống lương thiện, làm việc tốt tất sẽ được thưởng, trả ơn. Nhân vật chính sau chuỗi ngày đau khổ, bất hạnh đã có khoảnh khắc bước lên vị trí cao nhất với tất cả sự cao quý, trang trọng.

–  Sự khác biệt hầu như không có, nếu có chăng thì có thể đó là cách thức thực hiện khát vọng. Trong truyện cổ tích thần kì, khát vọng công lí được thể hiện qua việc thưởng phạt dành cho các nhân vật, nhân vật lí tưởng thường nhận được phần thưởng lớn nhất, còn những kẻ gây ra tội ác thì chắc chắn sẽ bị trừng phạt tương xứng. Tuy nhiên, có một số truyện, quyền trừng phạt hay ban thưởng lại không phải do nhân vật chính thực hiện mà đến từ các lực lượng thần kì phù trợ. Trong VB Thuý Kiều báo ân, báo oán, nhân vật chính (Thuý Kiều) đã nhận thức rất rõ về những khổ đau, áp bức, bất hạnh mà mình phải chịu đựng nên chính nàng khi được trao quyền đã thực thi công lí chính nghĩa.

+….

................................

................................

................................

(Nguồn: NXB Giáo dục)

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 9 Chân trời sáng tạo mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học