Giáo án bài Tiếng đàn giải oan - Văn 9 Chân trời sáng tạo
Với giáo án bài Tiếng đàn giải oan Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 9.
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 9 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: Gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. HOẠT ĐỘNG HƯỚNG DẪN ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI: TIẾNG ĐÀN GIẢI OAN
a. Mục tiêu:
– Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thơ Nôm như: Cốt truyện, nhân vật, lời thoại.
– Nêu được nội dung bao quát của VB; bước đầu biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.
– Nhận biết và phân tích được chủ đề, thông điệp mà VB muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của VB; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
b. Sản phẩm: Câu trả lời cho 6 câu hỏi trong SGK.
c. Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ học tập: Cá nhân HS thực hiện ở nhà các nhiệm vụ sau:
(1) Đọc kĩ VB Tiếng đàn giải oan trong SGK.
(2) Sau đó, trả lời các câu hỏi mục Hướng dẫn đọc trong SGK.
* Thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ.
* Báo cáo, thảo luận: HS sẽ báo cáo kết quả nhiệm vụ học tập tại lớp.GV kết hợp tổ chức tiết báo cáo kết quả đọc cho hai VB Tiếng đàn giải oan và Nhân vật lí tưởng trong kết thúc của truyện cổ tích thần kì.
* Kết luận, nhận định: Thực hiện trong tiết báo cáo sản phẩm đọc.
II. HOẠT ĐỘNG BÁO CÁO SẢN PHẨM ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI VÀ ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM
1. Trình bày kết quả đọc văn bản: Tiếng đàn giải oan
a. Mục tiêu: Báo cáo sản phẩm Đọc mở rộng theo thể loại tại lớp.
b. Sản phẩm: Phần trình bày kết quả Đọc mở rộng theo thể loại của HS.
c. Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ học tập: Cá nhân HS xem lại và hoàn thiện sản phẩm nhiệm vụ đọc đã thực hiện ở nhà và chia sẻ theo nhóm đôi.
* Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ.
* Báo cáo, thảo luận: HS chia sẻ kết quả nhiệm vụ đọc với bạn cùng nhóm, sau đó chia sẻ trước lớp. Các HS khác nhận xét, bổ sung, nếu có.
* Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá kĩ năng đọc VB của HS dựa trên nội dung gợi ý sau:
Câu 1: Cốt truyện của truyện thơ Thạch Sanh khác với Truyện Kiều, Truyện Lục Vân Tiên vốn theo mô hình (gặp gỡ – tai biến – đoàn tụ) vì ở truyện thơ Thạch Sanh cốt truyện đại diện cho mô hình nhân – quả (ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ).
Câu 2:
Các sự việc gồm:
– Thạch Sanh bị nhốt vào ngục, hỏi thăm mới biết Lý Thông là người hại mình nhưng cũng không oán hờn, phàn nàn.
– Thạch Sanh gảy đàn, tiếng đàn đã nói hộ những oan tình của chàng, trách người bạc ác, phũ phàng.
– Công chúa nghe tiếng đàn thì hết câm, kể lại cho vua cha mọi việc và xin vua cha cho gặp người gảy đàn.
Nhân vật chính trong VB Tiếng đàn giải oan là Thạch Sanh. Chàng là người rất hiền lành, tốt bụng. Biết Lý Thông hại mình nhưng cũng không oán thán, kêu ca. Nhưng tác giả đã khéo mượn tiếng đàn để nói hộ Thạch Sanh những oan khuất của chàng. Đặc điểm, tính cách của nhân vật Thạch Sanh trongVB này được thể hiện qua hành động, tâm trạng.
Câu 3: Cây đàn của Thạch Sanh không phải là một cây đàn bình thường. Nó được xây dựng như một nhân vật để nói hộ những oan khuất của Thạch Sanh.
Câu 4:
a. Tiếng đàn đã nói giúp nỗi oan tình của Thạch Sanh. Qua đó, tiếng đàn đã tác động đến công chúa Quỳnh Nga, giúp nàng “như cỏ phùng xuân”, đang rầu rĩ, bị câm bỗng nhiên cười cười, nói nói kể lại hết các chuyện đã xảy ra cho vua cha.
b. So với truyện cổ tích Thạch Sanh, việc miêu tả, kể chuyện về cây đàn Thạch Sanh trong VB Tiếng đàn giải oan có điểm tương đồng và khác biệt. Tương đồng ở chỗ cả hai đều kể việc tiếng đàn thần biết nói giúp nỗi oan tình của Thạch Sanh, giúp công chúa hồi tỉnh, hết bị câm. Tuy nhiên, do truyện thơ Thạch Sanh được kể bằng thơ nên sẽ giàu nhạc điệu, hình ảnh, giúp miêu tả tiếng đàn một cách rõ nét, đậm chất trữ tình hơn.
Câu 5:
- Chủ đề: Người ở hiền thì sẽ gặp lành. Dù Thạch Sanh không oán hờn, tố cáo Lý Thông nhưng tiếng đàn thần đã giải oan cho chàng.
- Căn cứ xác định chủ đề: Dựa vào các chi tiết trong VB. Ví dụ Thạch Sanh không oán hờn phàn nàn khi biết Lý Thông hại mình nhưng tiếng đàn thần đã nói hộ nỗi oan của chàng, trách kẻ ăn ở bất nhân.
Câu 6:
- Nội dung bao quát: Thạch Sanh bị Lý Thông lừa giam vào ngục. Dù chàng đã biết Lý Thông hại mình nhưng với bản tính nhân từ, Sanh không oán thán, phàn nàn. Chàng buồn nên mang đàn ra gảy nhưng tiếng đàn thần đã nói hộ những oan tình của Thạch Sanh. Khi nghe tiếng đàn, công chúa vui mừng và hết bị á khẩu. Nàng giãi bày mọi sự cho vua cha và vua cha truyền gọi Thạch Sanh ngay.
- Thông điệp: Người ngay thẳng, thật thà dù trải qua sóng gió nhưng sẽ luôn gặp điều lành.
................................
................................
................................
(Nguồn: NXB Giáo dục)
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí có trong bộ Giáo án Văn 9 Chân trời sáng tạo mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)