Giáo án bài Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học - Văn 9 Chân trời sáng tạo
Với giáo án bài Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 9.
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 9 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: Gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, HS có thể:
1. Năng lực
1.1. Năng lực chung
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ.
1.2. Năng lực đặc thù
– Biết viết VB bảo đảm các bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích, thu thập tư liệu); tìm ý và lập dàn ý; viết bài; xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.
– Viết được một VB nghị luận phân tích một tác phẩm văn học: Phân tích nội dung chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm và hiệu quả thẩm mĩ của nó.
2. Phẩm chất
- Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập.
II. KIẾN THỨC
– Khái niệm và yêu cầu của VB nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (VB truyện thơ).
– Cách viết VB nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (VB truyện thơ).
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Máy chiếu, micro, bảng, phấn, SGK, SGV.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
1. Hoạt động xác định nhiệm vụ viết
a. Mục tiêu: Xác định được nhiệm vụ viết.
b. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về nhiệm vụ học tập cần thực hiện.
c. Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ học tập: HS đọc khung Yêu cầu cần đạt trong SGK, đề mục phần kĩ năng Viết và trả lời câu hỏi sau: Dựa vào yêu cầu cần đạt và đề mục phần kĩ năng Viết, hãy cho biết ở bài học này, em sẽ thực hiện nhiệm vụ viết nào.
* Thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân HS đọc SGK và tìm câu trả lời.
* Báo cáo, thảo luận: 1 – 2 HS trả lời trước lớp về nhiệm vụ học tập sẽ thực hiện.
* Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS, xác nhận lại nhiệm vụ học tập: Ở bài học này, HS học cách viết VB nghị luận phân tích một tác phẩm văn học.
2. Hoạt động kích hoạt hiểu biết nền về kiểu văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học
a. Mục tiêu: Trình bày được hiểu biết nền liên quan đến kiểu VB nghị luận phân tích một tác phẩm văn học.
b. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về hiểu biết nền có liên quan đến bài học.
c. Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ học tập: Nhóm 2 HS thực hiện nhiệm vụ sau:
(1) Liệt kê những điều đã biết về kiểu bài nghị luận phân tích một tác phẩm văn học trong thời gian 1 phút, có thể dựa trên những câu hỏi gợi ý sau: Thế nào là một bài nghị luận phân tích một tác phẩm văn học đạt yêu cầu? Làm thế nào để viết được một bài nghị luận phân tích một tác phẩm văn học hấp dẫn người đọc?
(2) Em muốn được rèn luyện thêm kĩ năng gì đối với kiểu bài nghị luận phân tích một tác phẩm văn học ở bài học này?
* Thực hiện nhiệm vụ: Nhóm HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
* Báo cáo, thảo luận: Đại diện 1 – 2 nhóm HS trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). Hoặc tất cả các nhóm cùng dán/ đính câu trả lời lên bảng phụ.
* Kết luận, nhận định: GV nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Từ đó, GV dẫn dắt, giới thiệu nội dung bài học mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1. Hoạt động hướng dẫn phân tích kiểu văn bản
a. Mục tiêu:
– Nhận biết các yêu cầu về kiểu VB thông qua việc đọc và phân tích VB mẫu trong SGK.
– Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ.
b. Sản phẩm: Các câu trả lời của HS về yêu cầu của bài nghị luận phân tích một tác phẩm văn học thông qua việc phân tích VB mẫu.
c. Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ học tập:
(1) Nhóm 2 HS đọc thầm ngữ liệu trong SGKvà thực hiện nhiệm vụ:
– Đối chiếu những phần được đánh số với khung chứa thông tin tương ứng, chỉ ra những từ ngữ cụ thể trong bài viết tại những vị trí ấy thể hiện đặc điểm của kiểu VB được nhắc đến trong khung chứa thông tin.
– Trả lời các câu hỏi hướng dẫn phân tích ngữ liệu tham khảo trong SGK.
GV nhắc HS khi làm việc nhóm cần chủ động đề xuất mục đích hợp tác và nỗ lực đạt được mục đích đó.
* Thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
* Báo cáo, thảo luận: Đại diện 1 – 2 nhóm HS xác định những từ ngữ cụ thể trong bài thể hiện đặc điểm của kiểu VB được nhắc đến trong các khung chứa thông tin. Những nhóm khác nghe, bổ sung. Sau đó, 1 – 2 nhóm HS khác tiếp tục trả lời các câu hỏi hướng dẫn phân tích ngữ liệu tham khảo. Các nhóm khác nhận xét.
* Kết luận, nhận định:
– GV nhận xét phần xác định của HS, hướng dẫn HS chỉ ra sự thể hiện của đặc điểm kiểu bài qua một số từ ngữ cụ thể trên bài viết.
– GV nhận xét câu trả lời của HS, hướng dẫn HS chốt vấn đề theo gợi ý sau:
Câu 1: Các câu văn thể hiện luận điểm của bài viết: Về hình thức nghệ thuật, nét độc đáo đầu tiên làm nên sức hấp dẫn của đoạn trích chính là nghệ thuật miêu tả nhân vật; Hình thức nghệ thuật của đoạn trích còn hấp dẫn người đọc ở sự kết hợp tài tình giữa yếu tố tự sự và trữ tình; Bên cạnh đó, đoạn trích còn thể hiện chủ đề tiêu biểu cho giá trị nội dung của Truyện Kiều: bức tranh hiện thực của một xã hội tha hoá vì đồng tiền và tấm lòng nhân đạo sâu sắc của tác giả.
Câu 2: Bài viết đã phân tích những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều: nghệ thuật miêu tả nhân vật, sự kết hợp tài tình yếu tố tự sự và trữ tình.
Câu 3: Nội dung chủ đề của đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều được làm rõ qua những phương diện: Các sự việc chính được kể, chân dung các nhân vật, cách sử dụng ngôn ngữ kể chuyện. Một số điểm cần chú ý khi phân tích chủ đề của một truyện thơ:
– Xác định chủ đề chính của truyện thơ.
– Chủ đề có thể được biểu hiện qua những phương diện hình thức mang đặc trưng của thể loại truyện thơ: Cốt truyện, tính chất các sự việc được kể, cách xây dựng nhân vật của truyện thơ, lời của người kể chuyện và lời nhân vật (gồm đối thoại, độc thoại),…
Câu 4: Các đoạn văn trong bài viết thường được viết theo kiểu diễn dịch. Tác dụng:
– Giúp người đọc dễ dàng tiếp nhận nội dung chính của đoạn.
– Giúp người viết triển khai các câu còn lại hướng đến làm rõ câu chủ đề và kiểm soát được mối quan hệ giữa các câu chủ đề với luận đề của bài viết; nhờ đó tránh được việc lạc đề; lan man, xa đề,…
Câu 5: Các phương tiện và phép liên kết được sử dụng trong bài viết:
– HS có thể chỉ ra một số phép liên kết được sử dụng trong bài viết với những phương tiện tương ứng như: phép nối, phép lặp, phép thế, phép liên tưởng,…
– Tác dụng: tạo sự liên kết chặt chẽ, mạch lạc cho bài viết.
Câu 6: HS tự rút ra những điều cần lưu ý khi phân tích đoạn trích của truyện thơ; trong đó cần chú ý đến việc tìm hiểu vị trí của đoạn trích trong toàn bộ VB truyện thơ; một số hiểu biết cơ bản về truyện thơ chứa đoạn trích,…
- GV nhận xét quá trình làm việc nhóm của HS thông qua việc quan sát. GV chú ý đánh giá mức độ chủ động của HS trong việc đề xuất mục đích hợp tác trước khi các em bắt đầu thảo luận.
................................
................................
................................
(Nguồn: NXB Giáo dục)
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 9 Chân trời sáng tạo mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)