Giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 138 - Văn 9 Chân trời sáng tạo
Với giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 138 Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 9.
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 9 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: Gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, HS có thể:
1. Năng lực
1.1. Năng lực chung
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Thể hiện qua hoạt động làm việc nhóm ở hoạt động Tìm hiểu Tri thức tiếng Việt và hoạt động Luyện tập.
1.2. Năng lực đặc thù
– Trình bày được một số hiểu biết sơ giản về chữ viết tiếng Việt: chữ Nôm và chữ Quốc ngữ.
– Phân tích được đặc điểm, tác dụng của điển tích, điển cố.
2. Phẩm chất
- Chăm chỉ thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao.
II. KIẾN THỨC
- Một số hiểu biết sơ giản về chữ viết tiếng Việt: chữ Nôm và chữ Quốc ngữ; Đặc điểm, tác dụng của điển tích, điển cố.
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu:
– Kích hoạt được hiểu biết nền liên quan đến nội dung bài học.
– Xác định được nội dung bài học và nhiệm vụ học tập tiếng Việt cần thực hiện.
b. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về kiến thức nền và nhiệm vụ học tập cần thực hiện.
c. Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ học tập: Cá nhân HS thực hiện các nhiệm vụ sau:
(1) Trả lời câu hỏi: Em đã biết gì về chữ Nôm và chữ Quốc ngữ?
(2) Đọc lướt phần Tri thức Ngữ văn và Thực hành tiếng Việt trong SGK để xác định nhiệm vụ học tập.
* Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ (1); sau khi báo cáo, nghe kết luận về nhiệm vụ (1), HS thực hiện nhiệm vụ (2).
* Báo cáo, thảo luận: 1 – 2 HS trình bày. Các HS khác bổ sung (nếu có).
* Kết luận, nhận định:
(1): GV ghi nhận những nội dung HS đã biết về đoạn văn.
(2): GV nhận xét câu trả lời của HS; giới thiệu bài học và nhiệm vụ học tập.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI: CHỮ NÔM VÀ CHỮ QUỐC NGỮ; ĐIỂN TÍCH, ĐIỂN CỐ
a. Mục tiêu:
– Trình bày được một số hiểu biết sơ giản về chữ viết tiếng Việt: chữ Nôm và chữ Quốc ngữ;
– Nhận biết được đặc điểm, tác dụng của điển tích, điển cố.
b. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
c. Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ học tập: Nhóm 2 HS thực hiện nhiệm vụ sau: đọc, tóm tắt nội dung của mục Một số hiểu biết sơ giản về chữ viết tiếng Việt: chữ Nôm và chữ Quốc ngữ; Điển tích, điển cố: đặc điểm và tác dụng ở mục Tri thức Ngữ văn trong SGKvà nêu ít nhất một câu hỏi về (những) điều chưa rõ.
* Thực hiện nhiệm vụ: Nhóm HS thực hiện nhiệm vụ.
* Báo cáo, thảo luận: Đại diện 1 – 2 nhóm trình bày. Các nhóm khác nghe và nhận xét.
* Kết luận, nhận định: GV nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS. Trên cơ sở đó, GV hướng dẫn HS khái quát về tri thức tiếng Việt của bài học.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
1. Hoạt động luyện tập và vận dụng
a. Mục tiêu: Trình bày được một số hiểu biết sơ giản về chữ viết tiếng Việt: chữ Nôm và chữ Quốc ngữ; Phân tích được đặc điểm, tác dụng của điển tích, điển cố.
b. Sản phẩm: Nội dung thực hiện các bài tập 1, 2, 3, 4, 5 trong SGK.
c. Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ học tập: Nhóm 4 HS hoàn thành bài tập 1, 2, 3, 4, 5 trong SGK theo những gợi ý sau:
Bài tập 1: HS xem lại mục Điển tích, điển cố: đặc điểm và tác dụng ở phần Tri thức Ngữ văn và đọc lại VB Thuý Kiều báo ân, báo oán, đặc biệt là các chú thích.
Bài tập 2: HS sử dụng từ điển để tra cứu nghĩa của các thành ngữ do SGK yêu cầu. GV nên giới thiệu với HS một số từ điển tiếng Việt có nguồn đáng tin cậy.
Bài tập 3: HS xem lại mục Một số hiểu biết sơ giản về chữ viết tiếng Việt: chữ Nôm và chữ Quốc ngữ ở phần Tri thức Ngữ văn.
Bài tập 4: HS đọc lại VB Thuý Kiều báo ân, báo oán, đặc biệt là đoạn trích “Vợ chàng quỷ quái, tinh ma… Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa!”, chú ý các chú thích để xác định (những) thành ngữ được sử dụng trong đoạn trích. Để chỉ ra hiệu quả của việc sử dụng (những) thành ngữ, GV có thể dùng những câu hỏi gợi mở cho HS như: Trong VB “Thuý Kiều báo ân, báo oán”, đoạn trích “Vợ chàng quỷ quái, tinh ma … Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa!” là lời của ai, nói với ai và nói về chuyện gì? (Những) thành ngữ được sử dụng có tác dụng gì đối với việc thực hiện mục đích giao tiếp của người nói?
Bài tập 5: HS đọc lại VB Thuý Kiều báo ân, báo oán, đặc biệt là đoạn trích “Cho gươm mời đến Thúc Lang …Tạ lòng dễ xứng báo ân gọi là!”. Trước tiên HS cần xác định một số từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn trích, sau đó chỉ ra tác dụng của việc sử dụng (những) từ Hán Việt ấy trên cơ sở hiểu nội dung của đoạn trích trong toàn mạch VB Thuý Kiều báo ân, báo oán.
* Thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ. Riêng nhiệm vụ (2), HS có thể thực hiện tại lớp hoặc về nhà.
* Báo cáo, thảo luận:
(1) 1 – 2 nhóm HS trình bày câu trả lời. Các HS khác nhận xét.
(2) HS đánh giá chéo sản phẩm học tập theo cặp.
* Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS trên cơ sở tham khảo gợi ý trong SGV.
Bài tập 1:
Điển cố: trướng hùm (Xưa thường dùng da hùm làm thành cái màn lớn để chủ soái họp bàn với các tướng, nên người sau quen dùng chữ “hổ trướng” để chỉ chỗ làm việc của các tướng soái), cửa viên (Đời xưa, lúc quân đội cắm trại thường chồng xe lên làm cửa, nên cửa doanh trại quân đội thường được gọi là viên môn) ➔ Tác dụng: Việc sử dụng các điển cố trong trường hợp này gợi không khí trang trọng, uy nghiêm cho không gian của phiên toà báo ân, báo oán.
Điển cố: Sâm Thương. Theo Đào Duy Anh trong Từ điển Truyện Kiều (NXB Khoa học xã hội, 1989, tr. 395): sao Sâm và Thương là hai ngôi sao khác nhau, “…trong vòm trời hai vì sao ấy cách nhau gần 180 độ, cho nên hễ sao này mọc thì sao kia lặn, không thể nào cùng thấy trong một bầu trời (người ta vẫn hiểu lầm là sao Hôm và sao Mai). Còn theo thiên văn học hiện đại thì “… không phải ai cũng biết rằng sao Mai và sao Hôm chính là sao Kim. Buổi sáng, khi trời vừa rạng, thỉnh thoảng ta thấy ở phương Đông ngôi "sao Mai" xuất hiện. Lúc chiều tà vào buổi hoàng hôn, đôi lúc ta lại thấy "sao Hôm" ở phương Tây. Hai ngôi sao này, thực ra chỉ là một – đó là sao Kim. Người ta còn gọi sao Kim là sao Thái bạch hoặc Thái bạch kim tinh (ngôi sao rất trắng)” (Theo học tập https://vtc.vn/sao-hom-va-sao-mai-thuc-ra-la-1-hanh-tinh-thuong-bi-nham-voi-ufo-vi-qua-sang-ar631914.html).Dù hiểu theo cách nào thì Sâm Thương đều ý chỉ việc không bao giờ hai hình ảnh ấy (sao Sâm và Thương) cùng xuất hiện trong một bầu trời, ngụ ý chỉ sự chia li, cách biệt, không bao giờ gặp nhau. ➔ Tác dụng: Trong hoàn cảnh đối thoại với Thúc Sinh, người mà Thuý Kiều mang ơn, việc sử dụng điển cố này thể hiện được cách nói trang trọng mà Kiều dành cho Thúc Sinh, diễn tả được tấm lòng biết ơn, trân trọng của Kiều đối với cố nhân.
................................
................................
................................
(Nguồn: NXB Giáo dục)
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 9 Chân trời sáng tạo mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)