Giáo án bài Số từ và lượng từ - Giáo án Ngữ văn lớp 6

1. Kiến thức

- Nhận biết, nắm được ý nghĩa, công dụng của số từ và lượng từ.

- Nghĩa khái quát của số từ và lượng từ.

- Đặc điểm ngữ pháp của số từ và lượng từ.

   + Khả năng kết hợp của số từ và lượng từ.

   + Chức vụ ngữ pháp của số từ và lượng từ.

2. Kĩ năng

- Nhận diện được số từ và lượng từ.

- Phân biệt số từ với danh từ chỉ đơn vị.

- Vận dụng số từ và lượng từ khi nói, viết.

3. Thái độ

- Tự xác định và có thái độ nghiêm túc, tích cực khi tìm hiểu về số từ và lượng từ.

1. Giáo viên sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tài liệu tham khảo chuẩn ktkn.

2. Học sinh sách giáo khoa, nháp, vở ghi

1. Ổn định tổ chức

Kiểm tra sĩ số :

2. Kiểm tra

Nêu cấu tạo đầy đủ của cụm DT, cho VD và phân tích?

3. Bài mới

Ở tiết học trước các em đã tìm hiểu về DT ,cụm DT.Trong từ loại tiếng Việt không chỉ dừng lại ở đó mà còn rất nhiều các từ loại khác .Tiết học này chúng ta đi tìm hiểu về 2 loại từ : Số từ và lượng từ.

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

Hoạt động 1: Số từ

- GV treo bảng phụ đã viết VD.

- Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho những từ nào?

- Các từ được bổ sung thuộc từ loại nào? (DT)

- Chúng bổ sung ý nghĩa gì cho DT?

- Nhận xét về vị trí đứng của nó so với từ mà nó bổ nghĩa?

* GV: Những từ in đậm trong VD a và b mà thầy trò chúng ta vừa tìm hiểu chính là số từ. vậy, em hiểu thế nào là số từ?

- Từ "đôi" trong "một đôi" có phải là số từ không? Vì sao?

- Em hãy tìm các từ có ý nghĩa khái quát và công dụng như từ đôi?

- Lấy VD về số từ?

- Đọc to ghi nhớ 1?

I. Số từ

1. Bài tập (sgk 128)

2. Nhận xét :

- hai: bổ sung cho "chàng"

- một trăm: ván, nệp

- chín: ngà, cựa, hồng mao

- Một: đôi

- Sáu: Hùng Vương

a. Bổ sung ý nghĩa về số lượng.

b. Bổ sung ý nghĩa về thứ tự.

* Vị trí đứng của nó so với từ mà nó bổ nghĩa

a. Đứng trước DT.

b. Đứng sau DT.

3.Kết luận:

* Ghi nhớ: SGK – 128.

(Lưu ý: cần phân biệt rõ số từ với những danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng.)

Hoạt động 2 Lượng từ

- GV treo bảng phụ

- Các từ các, cả, mấy có ý nghĩa gì? Nó có gì giống và khác so với số từ?

- Em hiểu thế nào là lượng từ?

- GV sử dụng bảng phụ vẽ mô hình cụm DT?

- Xếp các từ in đậm trên vào mô hình cụm DT?

- Dựa vào vị trí của lượng từ trong cụm DT, có thể chia lượng từ làm mấy loại? Cho VD?

- Đọc to phần ghi nhớ?

- Bài học hôm nay cần ghi nhớ điều gì?

II- Lượng từ

1. Bài tập (sgk 129)

2. Nhận xét :

- Các, cả, những, mấy chỉ luợng ít hay nhiều của sự vật.

- Chúng đứng trước DT.

Phần trước Phần trung tâmPhần sau
t1   t2 T1   T2s1   s2
   các hoàng tử

cả    những

mấy    vạn

kẻ

tướng sĩ

thua trận

- Dựa vào vị trí của lượng từ trongcụm DT, có thể chia lượng từ làm 2 loại

- Lượng từ chỉ ý nghĩa toàn thể: cả, tất cả, tất thảy

- Lượng từ chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối: những, các, mọi, từng.

3.Kết luận:

* Ghi nhớ: (SGK - tr 129)

Hoạt động 3 Luyện tập

Đọc bài tập1SGK nêu yêu cầu bài?

( Cho HS lên bảng làm)

- Gọi HS nhận xét.

- Đọc, nêu yêu cầu bài tập 2.

(gọi HS trả lời – nhận xét)

* Cho HS làm bài tập nhóm.

III- Luyện tập

1.Bài tập 1: Các số từ trong bài thơ "Không ngủ được"

a. Một, hai, ba, năm: Chỉ số lượng đứng trước DT.

b. Bốn, năm: chỉ số thứ tự đứng sau DT.

2.Bài tập 2: các từ: Trăm, ngàn, muôn: được dùng để chỉ số lượng nhiều, rất nhiều của sự vật.

3.Bài tập 3: Điểm giống và khác nhau của các từ: từng, mỗi

- Giống nhau: tách ra từng cá thể, từng sự vật.

- khác nhau:

+ “Từng” mang ý nghĩa lần lượt theo trình tự.

+ “Mỗi” mang ý nghĩa nhấn mạnh, tách riêng từng cá thể.

4. Củng cố, luyện tập

- Thế nào là số từ? lượng từ?

- Nhận xét giờ học.

5. Hướng dẫn học ở nhà

- Học bài.

- Hoàn thiện bài tập.

- Soạn bài : Kể chuyện tưởng tượng

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học