Giáo án bài Chữa lỗi dùng từ - Giáo án Ngữ văn lớp 6

1. Kiến thức

- Nhận ra các lỗi do lặp từ và lẫn lộn những từ gần âm.

- Biết cách chữa các lỗi do lặp từ và lẫn lộn những từ gần âm.

2. Kĩ năng

- Bước đầu có kĩ năng phát hiện lỗi, phân tích nguyên nhân mắc lỗi dùng từ.

- Dùng từ chính xác khi nói, viết.

3. Thái độ

- Tự xác định và có thái độ đúng khi phát hiện và chữa lỗi dùng từ.

1. Giáo viên sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tài liệu tham khảo chuẩn ktkn.

2. Học sinh sách giáo khoa, nháp, vở ghi...

1. Ổn định tổ chức

Kiểm tra sĩ số :

2. Kiểm tra

Thế nào là từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ?

3. Bài mới

Trong quá trính sử dụng TV ,các em thường hay sử dụng nhầm lẫn , lặp từ trong các bvăn bản hay giao tiếp .Để tránh lỗi đó các em cần làm gì ? Đó là nội dung bài học hôm nay.

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu lỗi lặp từ.

- GV treo bảng phụ đã viết sẵn VD

- Hãy gạch dưới những từ giống nhau trong đoạn trích?

- Việc lặp lại như thế có tác dụng gì?

- Trong VD b, Từ ngữ lặp lại có tác dụng không? Vì sao?

- Theo em, nguyên nhân mắc lỗi là do đâu?

- Vậy nên sửa câu này như thế nào?

Cần phân biệt phép lặp và lỗi lặp ntn?

I. Lặp từ

1. Bài tập (SGK-Tr68)

2. Nhận xét :

- Lặp từ : Tre 7 lần,

- Giữ (4 lần),

- Anh hùng (2 lần)→ phép lặp.

- Tác dụng : Nhấn mạnh ý, tạo nhịp điệu hài hoà như một bài thơ cho văn xuôi.

- Đoạn b: truyện dân gian (2 lần)→ đây là lỗi lặp từ, khiến cho câu văn trở nên rườm rà, dài dòng.

- Nguyên nhân mắc lỗi là do người viết diễn đạt kém.

- Sửa lại:

+ Bỏ cụm từ "truyện dân gian" Thứ 2.

- đảo cấu trúc:

Em thích đọc truyện dân gian vì có nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo.

3. Kết luận :

Cần phân biệt phép lặp và lỗi lặp

+ Lỗi lặp : Câu lặp , thừa ý → Câu lủng củng

+ Phép lặp : Tạo tính nghệ thuật cho câu văn.

Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu lỗi Lẫn lộn các từ gần âm

- GV treo bảng phụ.

- Trong VD a, em thấy từ ngữ nào người viết đã dùng không đúng? Vì sao?

- Theo em, nguyên nhân nào khiến người viết dùng sai từ?

* GV: Thăm quan không có trong từ điển TV chỉ có thăm hỏi, thăm viếng, thăm dò.

- Em biết từ nào phát âm gần giống với từ thăm quan và có thể thay thế cho từ thăm quan?

- Em sẽ sửa như thế nào?

- Đọc VD b và phát hiện từ sai? Tại sao dùng từ đó là sai?

- Nguyên nhân dùng từ sai là do đâu?

Từ “nhấp nháy” → Không hiểu rõ nghĩa từ → sai → không đạt mục đích giao tiếp.

- Từ nào có cách đọc gần giống với từ nhấp nháy?

→ từ mấp máy

- Em sẽ sửa như thế nào?

- Qua các VD trên, em hãy rút ra kết luận gì?

II. Lẫn lộn các từ gần âm

1. Bài tập (SGK-Tr68)

2. Nhận xét :

- ở VD a: Từ “thăm quan” dùng không đúng.

- Nguyên nhân: Không nhớ chính xác hình thức ngữ âm của từ.

- Cách chữa:

+ Thay từ thăm quan bằng từ tham quan.

( Tham quan : Xem tận mắt để mở rộng hiểu biết, học tập kinh nghiệm)

- ở VD b: Từ dùng sai là từ nhấp nháy.

- Nguyên nhân: Không nhớ chính xác hình thức ngữ âm của từ.

- Cách chữa:

+ Thay từ nhấp nháy bằng từ mấp máy.

( Mấp máy : Cử động khẽ, liên tiếp)

3. Kết luận :

Muốn tránh mắc lỗi dùng sai âm của từ , phải phát hiện đúng nghĩa của từ.

Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh luyện tập.

GV cho hoạt động nhóm

N1,2 : BT 1

N3,4 : BT 2

Các nhóm nx, GV kết luận

III- Luyện tập

1.Bài tập 1: Lược bỏ từ ngữ lặp

a. Bỏ các từ: bạn. ai, cũng rất, lấy, làm bạn, Lan.

Chữa lại:

+ Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp đều rất quí mến.

b. Bỏ "câu chuyện ấy". Thay:

+ Câu chuyện nay = câu chuyện ấy

+ Những nhân vật ấy = họ

+ Những nhân vật = những người.

- Sửa lại : Sau khi nghe cô giáo kể, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện ấy vì họ là những người có phẩm chất tốt đẹp.

c. Bỏ từ lớn lên vì lặp nghĩa với từ trưởng thành.

Câu còn lại: Quá trình vượt núi cao cũng là quá tình con người trưởng thành.

2. Bài tập 2 :

a. Thay từ « linh động » bằng từ sinh động.

- Nguyên nhân: Lẫn lộn các từ gần âm, nhớ không chính xác hình thức ngữ âm của từ.

- Phân biệt nghiã:

+ Sinh động: Gợi ra hình ảnh, cảm xúc, liên tưởng.

+ Linh động: không rập khuôn máy móc các nguyên tắc.

b. Thay bằng từ bàn quan.

- Nguyên nhân: Nhớ không chính xác hình thức ngữ âm.

- Phân biệt nghĩa:

+ Bàng quang: bọng chứa nước tiểu.

+ Bàn quan: dửng dưng, thờ ơ như người ngoài cuộc.

c. Thay từ thủ tục bằng từ hủ tục

- Nguyên nhân: Nhớ không chính xác hình thức ngữ âm.

- Phân biệt nghĩa:

+ Thủ tục: những việc phải làm theo qui định.

+ Hủ tục: phong tục đã lỗi thời.

4. Củng cố, luyện tập

- Lỗi lặp khác lặp để liên kết như thế nào?

- Cách tránh lỗi lặp, lẫn từ gần âm?

5. Hướng dẫn học ở nhà

- Học bài, vận dụng trong giao tiếp hằng ngày

- Soạn bài : Em bé thông minh

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học