Giáo án bài Buổi học cuối cùng (An-phông-xơ Đô-đê) (Tiết 2) - Giáo án Ngữ văn lớp 6
1. Kiến thức
- Qua câu chuyện về buổi học tiếng Pháp cuối cùng trong vùng An - Dát, truyện đề cao tình yêu tiếng mẹ đẻ, tiếng nói dân tộc. Một trong những biểu hiện của lòng yêu nước.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật phù hợp với lứa tuổi qua ngoại hình nhân vật, ngôn ngữ, cử chỉ, hành động nhân vật. đặc biệt tác dụng của nghệ thuật so sánh.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận xét văn bản, đọc và tóm tắt truyện.
3. Thái độ
- Có thái độ học tập đúng đắn, yêu tiếng mẹ đẻ.
1. Giáo viên Sách giáo viên, sách giáo khoa, giáo án.
2. Học sinh sách giáo khoa, nháp, vở ghi.
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số :
2. Kiểm tra
- Nêu những nét cơ bản về tác giả An-phông–xơ Đô-đê?
- Giải thích ngắn gọn tên truyện?
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 1: Đọc hiểu văn bản * GV dẫn: Nhân vật trò Phrăng được miêu tả chủ yếu qua thái độ đối với việc học tiếng Pháp và với thầy Ha-men. Thái độ đó diễn ra theo hai quá trình: Từ lơ là đến thiết tha lo lắng việc học; Từ sợ hãi đến thân thiết, quí trọng thầy Ha-men. - Hãy tìm các chi tiết trong văn bản miêu tả hai quá trình này? - Trong các chi tiết miêu tả Phrăng, chi tiết nào gợi cho em nhiều cảm nghĩ nhất? - Trong số các chi tiết miêu tả Phrăng, chi tiết "Lòng rầu rĩ, không dám ngẩng đầu lên" khi không đọc được bài trong buổi học cuối cùng(miêu tả sự hối hận, xót xa của Phrăng). Hoặc chi tiết: khi thầy Ha-men thông báo lệnh quân Đức buộc người Pháp phải học tiếng Đức, Phrăng choáng váng nghĩ: "A, quân khốn nạn" (Biểu hiện niềm căm giận kẻ thù, lòng yêu nước của Phrăng). - Các chi tiết miêu tả nhân vật Phrăng đã làm hiện lên hình ảnh một cậu bé như thế nào trong tưởng tượng của em? - Thái độ đối với tiếng pháp và với thầy ha-men trong buổi học cuối cùngđã bộc lộ phẩm chất nào trong tâm hồn trò Phrăng? * GV: đó là tình yêu tiếng nói dân tộc, một biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước. - Nhân vật thầy giao Ha-men trong buổi học cuối cùng đã được miêu tả trên những phương diện nào? - HS: Trang phục, thái độ đối với HS, những lời nói về việc học tiếng Pháp, Hành động, cử chỉ lúc buổi học kết thúc. - Em hãy tìm các chi tiết miêu tả nhân vật này theo các phương diện trên? - Chi tiết gợi cho em nhiều cảm xúc nhất là chi tiết nào? - Chi tiết gợi cảm xúc: lời nói của thầy về tiếng pháp vì truyền tới người nghe tình yêu tiếng mẹ đẻ, tiếng nói dân tộc. Hay chi tiết cử chỉ và chữ viết của thầy "Nước Pháp muôn năm" truyền tới người nghe lòng yêu nước sâu sắc. - Em hiểu gì về lời nói của thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng: "khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù."? - Các chi tiết miêu tả thầy Ha-men gợi cho em về một người thầy như thế nào? - Trong những lời thầy truyền lại trong buổi học cuối cùng, điều quí báu nhất đối với em là gì? |
II. Đọc hiểu văn bản 1. Tìm hiểu chung về văn bản. 2. Phân tích chi tiết a. Nhân vật chú bé Ph răng: a1. Quang cảnh chung: a2. Tâm trạng nhân vật Phrăng: - Các chi tiết miêu tả quá trình diễn biến thái độ của Phrăng đối với việc học tiếng Pháp: + Định trốn học đi chơi, giận mình vì bỏ phí thời gian học tập. Từ "chán sách" đến thấy sách là bạn "cố tri". Thấy xấu hổ khi không thuộc bài"lòng rầu rĩ" không dám ngẩng đầu lên. Trong buổi học cuối cùng kinh ngạc khi thấy mình "hiểu đến thế...chưa bao giờ thấy mình chăm chú nghe đến thế." - Các chi tiết miêu tả thái độ đối với thầy Ha-men: Từ sợ hãi: lẻn vào chỗ ngồi, đỏ mặt tía tai khi nhìn cây thước sắt khủng khiếp của thầy Ha-men, đến thân thiện: quí trọng thầy, thấy thầy mặc đẹp, qua lời thầy nhận thấy quân Phổ là "Quân khốn nạn", nghĩ đến việc thầy sắp ra đi, thấy tội nghiêp thầy, chưa bao giờ thấy thầy lớn lao đến thế. => Hồn nhiên, chân thật, biết lẽ phải. Tình yêu tiếng Pháp; quí trọng biết ơn người thầy. * Tiểu kết: Qua nhân vật Phrăng vừa là nhân vật chính, vừa đóng vai người kể chuyện, qua sự biến đổi tâm trạng, tình cảm, thái độ..Tác giả thể hiện rất thành công lòng yêu nước thiết tha của nhân dân Pháp, từ trẻ đến già qua tình yêu tiếng Pháp - tiếng mẹ đẻ sắp bị quân thù cấm ngặt. 2. Nhân vật thầy giáo Ha-men: - Trang phục: áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen, mũ bằng lụa đen thêu. - Thái độ đối với HS: không giận dữ, thật dịu dàng. - Những lời nói về việc học tiếng Pháp: Tai hoạ lớn nhất là bao giờ cũng hoãn lại việc học đến ngày mai...; Tiếng Pháp là ngôn ngữ hay nhất thế giới...phải giữ lấy nó và đừng bao giờ quên lãng nó... Khi một dân tộc...chốn lao tù. - Hành động, cử chỉ: thầy quay về phía bảng, cầm một hòn phấn dằn mạnh hết sức, cố viết thật to: "Nước pháp muôn năm". - Lời nói của thầy đề cao tiếng nói dân tộc, khẳng định sức mạnh của tiếng nói DT. - Ta có thể hình dung về thầy: yêu nghề dạy học, tin ở tiếng nói dân tộc Pháp, có lòng yêu nước sâu sắc. - Điều quí báu nhất đối với ta là thầy đã truyền dạy cho em ý nghĩa sức mạnh của tiếng nói dân tộc. Cho ta hiểu thêm sự cần thiết phải học tập và giữ gìn tiếng nói DT mình. |
Hoạt động 3. Tổng kết và luyện tập - Em cảm nhận được gì từ truyện ? - Em học tập được gì từ NT kể chuyện cảu tác giả? GV bình: Tiếng nói là một giá trị văn hoá dân tộc, yêu tiếng nói là yêu văn hoá dân tộc, là biểu hiện sâu sắc của lòng yêu nước. Sức mạnh của tiếng nói dân tộc là sức mạnh của văn hoá, không một thế lực nào có thể thủ tiêu. Tự do của một dân tộc gắn liền với việc giữ gìn và phát triển tiếng nói của dân tộc mình. Đó là các ý nghĩa gợi lên từ truyện “ Buổi học cuối cùng”. - HS viết đoạn sau đó đọc trước lớp |
III. Tổng kết:(SGK - Tr 55) IV.Luyện tập: 1. Hãy đọc những đoạn thơ, văn viết về sức sống và sự giàu đẹp của tiếng Việt. 2. Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật thầy Ha-men? |
4. Củng cố, luyện tập
Suy nghĩ của em về tên truyện “ Buổi học cuối cùng”?
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Học thuộc ghi nhớ.
- Hoàn thiện bài tập.
- Soạn bài: Nhân hoá
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 chuẩn khác:
- Buổi học cuối cùng (An-phông-xơ Đô-đê) (Tiết 1)
- Buổi học cuối cùng (An-phông-xơ Đô-đê) (Tiết 2)
- Nhân hóa
- Phương pháp tả người
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)