Giáo án bài Một thời đại trong thi ca - Cánh diều

Với giáo án bài Một thời đại trong thi ca Ngữ văn lớp 11 Cánh diều mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 11.

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 11 Cánh diều (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Củng cố kiến thức chung về văn nghị luận, đồng thời mở rộng hiểu biết về nghị luận văn học.

- Bài nghị luận về một trào lưu văn học, cụ thể là phong trào Thơ mới lãng mạn 1932 – 1945 giúp HS có cái nhìn tổng quan và kiến thức ngữ văn mở rộng về một phong trào thơ ca với những tên tuổi tác giả, tác phẩm tiêu biểu của nền văn học dân tộc.

- HS hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về tinh thần thơ mới trong ý nghĩa văn chương và xã hội, hiểu biết về bút pháp phê bình của Hoài Thanh.

2. Năng lực

a. Năng lực riêng

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài phê bình thơ Mới của Hoài Thanh;

- Năng lực đọc – hiểu các bài phê bình văn học;

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về phê bình văn học;

b. Năng lực chung

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu, hạn chế, những đặc điểm cơ bản, giá trị của những bài phê bình văn học;

- Năng lực phân tích, so sánh nghệ thuật phê bình văn học giữa các cây bút phê bình trong VH hiện đại VN.

- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học.

3. Phẩm chất

- Có thái độ nâng niu, trân trọng những giá trị văn hóa, tinh thần của dân tộc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Tổ chức TRÒ CHƠI TÌM NHÀ THƠ liên quan đến tác giả, tác phẩm trong Thơ Mới đã học;

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ Nhìn hình đoán tác giả tiêu biểu trong phong trào thơ Mới

+ Lắp ghép tên tác phẩm với tác giả.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV giới thiệu vào bài:

“Cuộc đời của Hoài Thanh từ thuở thiếu thời cho đến lúc trái tim ngừng đập là một chuỗi dài của những cuộc tìm kiếm đầy thích thú mê say cái hay và vẻ đẹp của văn chương. Như một nhà địa chất cần mẫn và yêu nghề, Hoài Thanh đã phát hiện được không ít vàng ngọc của thơ ẩn trong lớp bụi thời gian hoặc trong các mạch chìm nổi của cuộc đời, nhất là trong hiện tại” (Từ Sơn). Và cũng đúng như lời thơ bất hủ của Nguyễn Du: “Sống là thể phách, thác là tinh anh”, với Hoài Thanh, cái tinh anh mà ông để lại cho đời chính là những tác phẩm phê bình văn học tài hoa và tinh tế, mà đỉnh cao là cuốn “Thi nhân Việt Nam”. Đoạn trích “Một thời đại trong thi ca” là đoạn trích tiêu biểu cho tài năng thẩm bình văn học của con người tài hoa này.

- Tên 5 nhà thơ mới: 1. Xuân Diệu, 2. Huy Cận, 3.Tế Hanh, 4. Hàn Mặc Tử, 5.Thế Lữ.

- Ảnh: Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử

- Tên tác phẩm: Quê Hương (Tế Hanh); Nhớ rừng (Thế Lữ)

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung

a. Mục tiêu: Giúp HS chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đọc hiểu văn bản, hướng dẫn đọc và rèn luyện các chiến thuật đọc.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV mời HS chia sẻ những hiểu biết về phong trào Thơ mới lãng mạn 1932 – 1945 và thông tin về tác giả Hoài Thanh.

- Nêu nhưng thông tin có được về tiểu luận "Một thời đại trong thi ca".

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS chuẩn bị tìm hiểu thông tin ở nhà

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- GV mời một số HS chia sẻ thông tin đã chuẩn bị, sưu tầm trước tiết học.

Bước 4: Kết luận, nhận định

I. Tìm hiểu chung

1.Tác giả

- Hoài Thanh (1909 – 1982), tên khai sinh Nguyễn Đức Nguyên.

- Quê ở Nghi Trung, Nghi Lộc, Nghệ An, xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo.

- Các tác phẩm chính: Văn chương và hành động (1936), Thi nhân Việt Nam (1942), Nói chuyện thơ kháng chiến (1950)…

- Phong cách phê bình:

+ Là nhà lý luận phê bình xuất sắc của nền Văn học Việt Nam hiện đại: “lấy hồn tôi để hiểu hồn người”

+ Cách phê bình của ông nhẹ nhàng, tinh tế gần gũi và giàu cảm xúc, hình ảnh. Có sự kết hợp giữa tính khoa học với tính văn chương logic, độc đáo.

- Năm 2000 ông được nhận giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ Văn 11 Cánh diều mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 11 Cánh diều hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học