Giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 136 Tập 2 - Cánh diều

Với giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 136 Tập 2 Ngữ văn lớp 11 Cánh diều mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 11.

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 11 Cánh diều (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS nhận biết được các biểu hiện của lỗi ngữ pháp (cụ thể ở đây là lỗi về thành phần câu) và cách sửa từng loại lỗi.

- HS nhận biết được lỗi về thành phần câu trong các phát ngôn hay trong văn bản của mình khi thực hành nói và viết; biết các khắc phục tình trạng mắc lỗi ngữ pháp trong tạo lập văn bản.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

- Năng lực đặc thù:

+ Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài thực hành.

+ Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành các bài tập đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

+ Năng lực tiếp thu tri thức tiếng việt để hoàn thành các bài tập, vận dụng thực tiễn.

3. Phẩm chất

- Trung thực: Trung thực trong thực hiện và báo cáo các sản phẩm của nhóm

- Trách nhiệm: Trong thực hiện nhiệm vụ chung của nhóm.

- Thái độ học tập nghiêm túc, chăm chỉ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: Theo em trong thành phần câu thành phần nào là quan trọng nhất và không thể thiếu? Thành phần nào là thành phần phụ?

- HS nghe GV nêu yêu cầu, suy nghĩ hoàn thành bài tập.

- GV mời 2 – 3 HS trả lời

- GV gợi ý: Trong câu có thành phần chính là chủ ngữ và vị ngữ. Thành phần phụ bao gồm có Trạng ngữ, bổ ngữ…. có tác dụng bổ sung nghĩa cho câu trở nên cụ thể sinh động.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong câu ngoài các thành phần chính như chủ ngữ, vị ngữ không thể thiếu thì các thành phần còn lại cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên trong khi hành văn rất nhiều người vẫn còn mắc một số lỗi sai như lỗi về thiếu thành phần câu hoặc đảo lộn trật tự thành phần câu gây khó hiểu cho người đọc người nghe. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về “Lỗi thành phần câu và cách sửa” (tiếp theo)

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Củng cố kiến thức đã học

a. Mục tiêu: Nắm được kiến thức về lỗi thành phần câu và cách sửa

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.

c. Sản phẩm học tập: HS trả lời các kiến thức về lỗi thành phần câu và cách sửa

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm để tiến hành hoạt động hợp tác giải quyết vấn đề.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm (mỗi nhóm làm 1 bài tập trong SGK/136 - 137, ngữ văn 11 - tập 2):

+ Nhóm 1: Làm bài tập 1

+ Nhóm 2: Làm bài tập 2

+ Nhóm 3: Làm bài tập 3

+ Nhóm 4: Làm bài tập 4

- GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học, nhớ lại và trả lời.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ và tiến hành thảo luận nhóm trong thời gian 15 phút.

+ Chia sẻ: 3 phút

+ Phản biện và trao đổi: 2 phút

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận hoạt động.

- GV mời đại diện từng nhóm trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.

- GV bổ sung:

Bài tập 1: Phân tích và sửa lỗi.

a. Là một người con của vùng Kinh Bắc, âm nhạc của ông luôn thể hiện những giai điệu đậm đà của dân ca quan họ.

- Lỗi sai: Câu thiếu thành phần chủ ngữ

- Sửa: Ông là một người con của vùng Kinh Bắc nên âm nhạc của ông luôn thể hiện những giai điệu đậm đà của dân ca quan họ.

b. Là họa sĩ chuyên về sơn mài, tranh của ông mang cốt cách trang trọng nhưng cũng thật duyên dáng.

- Lỗi: Câu thiếu thành phần chủ ngữ

- Sửa: Ông là họa sĩ chuyên về tranh sơn mài và tranh của ông mang cốt cách trang trọng nhưng cũng thật duyên dáng.

c. Đống trái cây vừa được chuyển đi hết lại được chở ùn từ trong rẫy ra.

- Lỗi: Sai trật tự sắp xếp các thành phần câu

- Sửa: Đống trái cây vừa được chuyển đi hết, trong rẫy lại chở ùn ra.

d. Trong đội hình có ba cầu thủ người Hàn Quốc vốn là một cường quốc bóng đá ở châu Á.

- Lỗi: Thiếu chủ ngữ và trật tự sắp xếp các thành phần câu.

- Sửa: Hàn Quốc là một cường quốc bóng đá ở châu Á và trong đội hình có ba cầu thủ người Hàn.

Bài tập 2: Phân tích và sửa lỗi

a. Nhìn lên những câu đối treo trang trọng, được viết theo kiểu thư pháp. Mọi người lại nhớ đến bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên.

- Lỗi: Dùng sai dấu câu.

- Sửa: Nhìn lên những câu đối treo trang trọng, được viết theo kiểu thư pháp, mọi người lại nhớ đến bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên.

b. Tòa soạn đang phối hợp vận động nhiều nguồn tài trợ khác. Để tiếp tục hỗ trợ cho các chương trình từ thiện của Hộ bảo trợ bệnh nhân nghèo thành phố.

- Lỗi: Dùng sai dấu câu.

-Sửa: Tòa soạn đang phối hợp vận động nhiều nguồn tài trợ khác để tiếp tục hỗ trợ cho các chương trình từ thiện của Hộ bảo trợ bệnh nhân nghèo thành phố.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Ngữ Văn 11 Cánh diều mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 11 Cánh diều hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học