Giáo án Lịch Sử 11 Chân trời sáng tạo Bài 4: Chủ nghĩa xã hội từ 1991 đến nay
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Lịch Sử 11 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài, HS có thể:
- Nêu được nét chính về chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay.
- Nêu được những thành tựu chính và ý nghĩa của công cuộc cải cách, mở cửa của Trung Quốc.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập, thể hiện sự sáng tạo
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thể hiện thông qua hoạt động nhóm, trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm
- Năng lực đặc thù
+ Năng lực tìm hiểu lịch sử: thông qua khai thác các nguồn sử liệu, tranh ảnh để trình bày sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai; nêu sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở khu vực châu Á, khu vực Mỹ La-tinh; nêu nét chính về chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay; nêu những thành tựu chính và ý nghĩa của công cuộc cải cách, mở cửa của Trung Quốc.
+ Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: thông qua khai thác thông tin, tư liệu, quan sát hình ảnh để giải thích được nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô.
+ Năng lực vận dụng kiến thức lịch sử: Vận dụng những hiểu hiết về lịch sử để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong công cuộc xây dựng CNXH hiện nay.
3. Về phẩm chất
- Trung thực: Báo cáo trung thực kết quả học tập của cá nhân hoặc nhóm.
- Trách nhiệm: Có tinh thần trách nhiệm, thực hiện đầy đủ các hoạt động do GV tổ chức.
- Yêu nước: Tự hào về những thành tựu đạt được trong công cuộc xây dựng chế độ mới của đất nước, có ý chí quyết tâm xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Kế hoạch bài dạy và bài trình chiếu Powerpoint
- Phiếu học tập
- Máy tính (điện thoại) kết nối máy chiếu.
2. Học sinh: SGK, sách bài tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS trả lời được câu hỏi thông qua hình ảnh GV cung cấp để dẫn dắt vào bài mới.
b. Nội dung: GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh một thành phố của Trung Quốc, sau đó nêu câu hỏi. HS quan sát hình ảnh, dựa vào hiểu biết của bản thân, trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV giao nhiệm vụ học tập như sau:
- Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS quan sát hình ảnh, kết hợp hiểu biết bản thân, làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ
+ GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
- Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi trước lớp
+ GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
+ GV dẫn dắt vào bài mới: Hình ảnh trên là thành phố Thượng Hải – thủ đô kinh tế của Trung Quốc, có hải cảng sầm uất nhất thế giới, là biểu tượng cho sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc. Sau những biến động của lịch sử, từ năm 1991 đến nay, nhiều nước tiếp tục giương cao ngọn cờ cách mạng XHCN, thực hiện sự nghiệp đổi mới, xây dựng và phát triển. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu hơn những nét chính về CNXH từ năm 1991 đến nay cũng như những thành tựu của sự nghiệp cải cách – mở cửa của Trung Quốc – quốc gia rộng lớn nhất đang đi theo con đường XHCN
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay
a. Mục tiêu: Nêu được nét chính về chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, nêu câu hỏi. HS làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ học tập, trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. HS ghi được vào vở ghi khái quát tình hình chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
* Nhiệm vụ 1: Hoạt động cá nhân - Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV dẫn dắt: Từ năm 1991, sau sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu, CNXH không còn là hệ thống thế giới. Đó là tổn thất to lớn của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Tuy vậy, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở mọt số nước vẫn tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh như Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cuba - GV nêu câu hỏi: 1. Em hãy nêu nét chính về XHCN từ năm 1991 đến nay. 2. Em hãy đọc tư liệu sau và nêu nhận xét của bản thân về chủ nghĩa xã hội? - Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS đọc thông tin mục1, SGK tr.26, làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ học tập, trả lời câu hỏi. + GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết - Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV mời HS trả lời câu hỏi trước lớp + GV mời HS khác nhận xét, bổ sung - Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức + GV trình chiếu một số hình ảnh minh chứng cho sức sống của CNXH từ năm 1991 đến nay, đặc biệt nhấn mạnh đến thành công của Trung Quốc, tập trung khai thác hình ảnh ga tàu cao tốc ở Trung Quốc: Năm 2020, 75% thành phố của Trung Quốc với dân số 500 nghìn người trở lên có đường sắt cao tốc. Trong khi đó, ở Tây Ban Nha, quốc gia có mạng lưới đường sắt tốc độ cao lớn nhất châu Âu và đứng thứ 2 toàn cầu chỉ có hơn 3 nghìn km đường sắt chuyên dụng đáp ứng tàu tốc độ 250km/h. Ở Vương quốc Anh chỉ có 107km, trong khi ở Mĩ chỉ có 1 tuyến đường sắt gần như đủ tiêu chuẩn cho tàu cao tốc. Đến cuối năm 2021, tổng chièu dài đường sắt của Trung Quốc đã lên đến 150 nghìn km, bao gồm 40 nhìn km đường sắt cao tốc. Đường sắt cao tốc Trug Quốc hiện chiếm 66,3% tổng chiều dài đường sắt cao tốc trên toàn thế giới |
1. Khái quát về chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay - Từ 1991 đến nay, nhiều quốc gia tiếp tục đi theo con đường chủ nghĩa xã hội và đạt được nhiều thành tựu tiêu biểu. - Các nước Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cu-ba tiến hành cải cách mở cửa, xác định mô hình và con đường đi lên CNXH phù hợp - Mặc dù CNXH đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức nhưng lý tưởng về một chế độ xã hội giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh vẫn là đích hướng tới của tất cả các quốc gia |
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu thành tựu chính và ý nghĩa của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc
a. Mục tiêu: Nêu được những thành tựu chính và ý nghĩa của công cuộc cải cách, mở cửa của Trung Quốc.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, nêu câu hỏi. HS làm việc cá nhân/ cặp đôi/ bàn, thực hiện nhiệm vụ học tập, trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. HS ghi được vào vở ghi tình hình chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
* Nhiệm vụ 1:Hoạt động cá nhân - Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 1. GV yêu cầu HS đọc SGK tr.27 – 28, thực hiện nhiệm vụ học tập sau:
2. HS hoàn thành vào vở ghi thành tựu của công cuộc cải cách – mở cửa ở Trung Quốc theo mẫu dàn ý sau: * Thời gian:……………………………………………………… * Nội dung đường lối cải cách: ……………………… * Thành tựu: - Kinh tế:………………………………………………………… - Xã hội:…………………………………………………………… - Văn hóa:………………………………………………………… - Khoa học – kĩ thuật: ……………………………………… |
2. Thành tựu chính và ý nghĩa của công cuộc cải cách – mở cửa ở Trung Quốc a. Thành tựu của công cuộc cải cách – mở cửa ở Trung Quốc * Thời gian: 12/1978 * Nội dung đường lối cải cách: + Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm + Chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường XHCN linh hoạt hơn + Xây dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc *Thành tựu: - Kinh tế: + Xây dựng kinh tế thị trường, cải cách thể chế, chú trọng phát triển khoa học – kĩ thuật + Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, giai đoạn 2020 – 2021 là 5,1%, dẫn đầu thế giới |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Lịch Sử 11 Chân trời sáng tạo mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:
Giáo án Lịch Sử 11 Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á
Giáo án Lịch Sử 11Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á
Giáo án Lịch Sử 11 Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 11 (các môn học)
- Giáo án Toán 11
- Giáo án Ngữ văn 11
- Giáo án Tiếng Anh 11
- Giáo án Vật Lí 11
- Giáo án Hóa học 11
- Giáo án Sinh học 11
- Giáo án Lịch Sử 11
- Giáo án Địa Lí 11
- Giáo án KTPL 11
- Giáo án HĐTN 11
- Giáo án Tin học 11
- Giáo án Công nghệ 11
- Giáo án GDQP 11
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 11 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 11
- Đề cương ôn tập Văn 11
- Đề thi Toán 11 (có đáp án)
- Đề thi Toán 11 cấu trúc mới
- Đề cương ôn tập Toán 11
- Đề thi Tiếng Anh 11 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 11 mới (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 11 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 11 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 11
- Đề thi Địa Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi KTPL 11
- Đề thi Tin học 11 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 11
- Đề thi GDQP 11 (có đáp án)