Giáo án Lịch Sử 11 Bài 13: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)

Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần: :

- Nắm được sự vươn lên mạnh mẽ của nước Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, đặc biệt là thời kỳ bùng phát của kinh tế Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX.

    + Hiểu được tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đối với nước Mĩ và chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven trong việc đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, bước vào một thời kỳ phát triển mới.

- Giúp HS nhận thức rõ bản chất của chủ nghĩa tư bản Mĩ, mặt trái của xã hội tư bản và những mâu thuẫn, nan giải trong lòng nước Mĩ.

- Hiểu rõ quy luật đấu tranh giai cấp, đấu tranh chống áp bức.

- Rèn kỹ năng phân tích tư liệu lịch sử để hiểu bản chất của sự kiện lịch sử.

- Kỹ năng xử lý số liệu trong các biểu bảng thống kê để giải thích những vấn đề lịch sử.

- Bản đồ nước Mĩ hoặc lược đồ thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

- Một số tranh ảnh, tư liệu về nước Mĩ

- Bảng, biểu đồ về tình hình kinh tế xã hội Mĩ (trong SGK)

1. Nêu ngắn gọn các giai đoạn phát triển của nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.

2. Chính phủ Hit-le đã thực hiện chính sách kinh tế, chính trị nào và đối ngoại như thế nào trong những năm 1933 - 1939?

Trong những năm, 1918 - 1939 nước Mĩ đã trải qua những bước thăng trầm đầy kịch tính: Từ sự phồn vinh của nền kinh tế trong thập niên 20 (ngay sau chiến tranh) đến khủng hoảng và suy thoái nặng nề chưa từng có trong lịch sử nước Mĩ trong những năm 1929 - 1933. Chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven đã đưa nước Mĩ thoát ra khỏi khủng hoảng và duy trì được sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, để hiểu được những bước thăng trầm của lịch sử nước Mĩ 1918 - 1939, chúng ta cùng học bài 13.

Hoạt động của GV & HS Nội dung

* Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân

- GV dùng lược đồ thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất giới thiệu vị trí của Mĩ: nằm ở vùng Bắc châu Mĩ, được đại dương bao bọc. Đây là một trong những nguyên nhân để Chiến tranh thế giới thứ nhất không lan tới nước Mĩ. Trong giai đoạn đầu của chiến tranh, Mĩ giữ thái độ trung lập, buôn bán vũ khí cho cả hai bên tham chiến và thu nhiều lợi nhuận. Trong khi đó các nước châu Âu bị chiến tranh tàn phá nặng nề.

Sau chiến tranh thế giới I Mĩ có nhiều lợi thế. Chiến tranh đã đem đến những cơ hội vàng cho nước Mĩ.

- Giáo viên đặt câu hỏi: Theo em nước Mĩ có lợi thế gì sau chiến tranh?

-HS tham chiến từ tháng 1/1917 và là nước thắng trận, đóng vai trò quan trọng trong chiến thắng của đồng minh nên Mĩ trở thành trọng tài trong các cuộc đàm phán dẫn đến hòa ước với Vécxai  giành được nhiều quyền lợi

    + Mĩ trở thành chủ nợ của châu Âu. Châu Âu nợ Mĩ trên 20 tỉ đôla. Năm 1919 hàng hóa Mĩ xuất sang châu Âu lên tới gần 8 tỉ đô la, vốn đầu tư dài hạn của Mĩ ra nước ngoài đạt 6,4 tỉ đô la. Mĩ cũng trở thành nước có dự trữ vàng lớn nhất thế giới (chiếm khoảng 1/3 số vàng của thế giới)

    + Trong chiến tranh Mĩ thu lợi nhuận lợi nhờ buôn bán vũ khí và hàng hóa.

    + Cũng với những lợi thế đó, Mĩ chú trọng áp dụng những thành tựu của khoa học - kỹ thuật, sử dụng phương pháp quản lý tiên tiến, mở rộng quy mô và chuyên môn hóa sản xuất đã góp phần đưa nền kinh tế Mĩ tăng trưởng hết sức nhanh chóng.

=> Tất cả những lợi thế và những cơ hội vàng đó đưa nền kinh tế Mĩ bước vào thời kỳ phồn vinh trong thập niên 20 của thế kỉ XX.

- GV dẫn dắt: Sự phồn vinh của nước Mĩ được biểu hiện như thế nào?

* Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân

- GV yêu cầu HS theo dõi SGK những biểu hiện phồn vinh của nước Mĩ

- HS theo dõi SGK biểu hiện sự phồn vinh của nước Mĩ

- GV bổ sung, chốt ý:

    + Từ năm 1923 - 1929 kinh tế Mĩ đạt mức tăng trưởng cao. Trong vòng 6 năm sản lượng công nghiệp tăng 69% năm 1929 Mĩ chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới. Vượt qua sản lượng công nghiệp của 5 cường quốc, công nghiệp Anh, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản cộng lại

    + Mĩ đứng đầu thế giới về các ngành công nghiệp sản xuất ô tô, thép, dầu lửa, đặc biệt là ô tô. Năm 1919 Mĩ có trên 7 triệu ô tô, đến năm 1924 là 24 triệu chiếc. Mĩ sản xuất 57% máy móc, 49% gang, 51% thép và 70% dầu hỏa của thế giới.

    + Về tài chính: Từ chỗ phải vay nợ của châu Âu 6 tỉ đô la trước chiến tranh, Mĩ đã trở thành chủ nợ của thế giới (riêng Anh và Pháp nợ Mĩ 10 tỉ đô la). Năm 1929 Mĩ nắm trong tay 60% số vàng dự trữ của thế giới...

- GV nêu câu hỏi: Những biểu hiện trên đây chứng tỏ điều gì?

-HS dựa vào những số liệu trong bài học suy nghĩ trả lời:

    + Kinh tế Mĩ tăng trưởng ở mức độ cao.

    + Thực lực kinh tế của Mĩ rất mạnh hơn nhiều so với các nước tư bản chủ nghĩa châu Âu.

    + Với tiềm lực kinh tế đó đã giúp Mĩ khẳng định vị trí số 1 của mình và ngày càng vượt trội các đối thủ khác.

- GV Nhận xét, khẳng định thêm: Mức tăng trưởng cao và sự thịnh vượng của nền kinh tế Mĩ trong những năm 20 tưởng chừng như không bao giờ chấm dứt. Tuy nhiên ngay trong thời kỳ ổn định nền kinh tế Mĩ vẫn bộc lộ những hạn chế.

* Hoạt động 3: Cả lớp, cá nhân

- GV tiếp tục giảng giải: Ngay trong thời kỳ phồn thịnh nền kinh tế được coi là đứng đầu thế giới này vẫn bộc lộ những hạn chế: Nhiều ngành sản xuất chỉ sử dụng 60  80% công suất, vì vậy nạn thất nghiệp xảy ra thường xuyên. Thời kỳ 1922 - 1927 có những tháng số người thất nghiệp lên tới 3,4 triệu người.

Công cuộc công nghiệp hóa ở Mĩ theo phương châm của “chủ nghĩa tự do thái quá” nên đưa đến hiện tượng sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận, phát triển không đồng bộ giữa các ngành, mất cân đối giữa cung và cầu nhìn chung không có kế hoạch dài hạn giữa sản xuất và tiêu dùng. Đó chính là nguyên nhân dẫn tới cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933.

- GV dẫn dắt:Trong bối cảnh nền kinh tế phồn vinh như vậy tình hình chính trị - xã hội Mĩ như thế nào? Đó là nội dung phần 2

* Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân

- GV giảng giải: Trong thời kỳ tăng trưởng cao của kinh tế Mĩ trong thập niên 20 gắn liền với sự cầm quyền của các Tổng thống Đảng Cộng sản : Tổng thống do 2 Đảng Cộng sản đó và dân chủ thay nhau cầm quyền. Trong đó Đảng Cộng hòa là chính Đảng của tư sản công nghiệp Mĩ, thành lập năm 1856 biểu tượng của Đảng là con voi, từ lúc mới thành lập đã chủ trương phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa chống lại chế độ đồn điền ở miền Nam. Còn Đảng dân chủ chính Đảng của giai cấp tư sản độc quyền Mĩ hiện nay thành lập năm 1928. Biểu tượng của Đảng là con lừa. Đảng dân chủ trở thành một trong những chính Đảng đại diện của tư bản tài chính. Mặc dù về hình thức 2 Đảng đối lập nhau nhưng thực tế lại thống nhất trong chính sách đối nội, đối ngoại.

Đảng Cộng hòa nắm quyền trong thời gian này cũng thực hiện chính sách ngăn chặn công nhân đấu tranh đàn áp tư tưởng “tiến bộ” trong phong trào công nhân.

Ở Mĩ hố ngăn cách giàu nghèo rất lớn, sự giàu có của nước Mĩ không phải chia sẽ cho tất cả mọi người. Những người lao động thường xuyên phải đối phó với nạn thất nghiệp, bất công xã hội và phân biệt chủng tộc.

GV có thể minh họa bằng 2 bức ảnh “Bãi đỗ ô tô ở Niu Oóc năm 1928” và “Nhà ở của những người lao động Mĩ trong năm 20 của thế kỉ XX”, đó là những hình ảnh tương phản trong xã hội Mĩ.

=> Mặc dù kinh tế phồn vinh nhưng đời sống người lao động Mĩ giảm sút, khó khăn, điều đó kích thích phong trào đấu tranh của họ, tiêu biểu là phong trào đấu tranh của công nhân.

- GV dẫn dắt: Ở giai đoạn sau nước Mĩ phát triển như thế nào?

* Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân

- GV đặt câu hỏi:Em hãy nhắc lại những hạn chế của nước Mĩ trong giai đoạn 1929 - 1933. Hạn chế đó đưa đến hậu quả gì?

- HS dựa vào phần kiến thức vừa học, suy nghĩ và trả lời

- GV nhận xét, chốt ý: Chủ nghĩa tự do thái độ trong phát triển kinh tế, sản xuất ồ ạt chạy theo lợi nhuận đã dẫn tới tình trạng cung vượt quá xa cầu  khủng hoảng kinh tế thừa để bùng nổ ở Mĩ. Mĩ chính là nước khởi đầu mốc khủng hoảng với mức độ trầm trọng

* Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân

- GV yêu cầu HS theo dõi SGK diễn biến và hậu quả của cuộc khủng hoảng.

- HS theo dõi SGK diễn biến, hậu quả của khủng hoảng

- GV bổ sung:

    + Khủng hoảng bắt đầu từ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Ngày 29/10/1929, giá cổ phiếu sụt xuống 80%. Hàng triệu người đã mất sạch số tiền mà họ tiết kiệm cả đời.

Vòng xoáy của khủng hoảng suy thoái diễn ra không có gì cản nổi, các nhà máy liên tiếp đóng cửa, hàng ngàn ngân hàng theo nhau phá sản, hàng triệu người thất nghiệp không còn phương kế sinh sống, hàng ngàn người mất nhà cửa vì không trả được tiền cầm cố. Nhà nước không thu được thuế. Công chức, GV không được trả lương. Khủng hoảng phá huy nghiêm trọng các ngành công nghiệp, nông nghiệp và thương nghiệp của nước Mĩ gây nên hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

    + Đến năm 1932, khủng hoảng kinh tế đã đạt được đỉnh cao nhất, sản lượng công nghiệp chỉ còn 53,8% (so với 1929) 11,5 vạn công ty thương nghiệp, 58 công ty đường sắt bị phá sản, 10 vạn ngân hàng (chiếm 40% tổng ngân hàng) của người thất nghiệp là nữ phải đóng cửa, 75% nông trại bị phá sản. Số người thất nghiệp lên đến hàng chục triệu người, phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lan rộng khắp nước Mĩ.

- GV nêu câu hỏi: Em có nhận xét gì về cuộc khủng hoảng suy thoái ở nước Mĩ giai đoạn 1929 - 1933? Những con số thống kê nói lên điều gi?

- HS dựa vào phần vừa học, suy nghĩ trả lời.

    + Khủng hoảng diễn ra hết sức trầm trọng gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế.

    + Những vấn đề xã hội nảy sinh hết sức phức tạp: mâu thuẫn xã hội gia tăng, nạn thất nghiệp, phong trào đấu tranh của nhân dân bùng nổ.

- GV có thể minh họa bằng biểu đồ tỉ lệ người thất nghiệp ở Mĩ năm 1920 - 1945 hoặc bức ảnh “Dòng người thất nghiệp trên đường phố Niu -Oóc”. Yêu cầu HS quan sát, nhận xét để thấy được hậu quả nặng nề của khủng hoảng.

- HS quan sát lược đồ và nhận xét:

    + Từ 1929 - 1933 tỉ lệ người thất nghiệp tăng vọt cao nhất là 1933 có đến gần 13 triệu người thất nghiệp chiếm đến 24,9% lực lượng lao động của nước Mĩ.

- Khủng hoảng kinh tế đã gây nên hậu quả xã hội rất nặng nề, gánh nặng của khủng hoảng đè nặng lên vai công nhân, những người lao động làm thuê.

- GV dẫn dắt: Để đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng. Tổng thống mới đắc cử ở Mĩ Ru-dơ-ven đã thực hiện chính sách mới nhằm khôi phụ nước Mĩ.

* Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân

- GV giới thiệu về Ru-dơ-ven: thuộc Đảng Dân chủ, tổng thống Hoa Kỳ thứ 32, liền trong 4 nhiệm kỳ (1933 - 1945).

Sinh ra trong một gia đình điền chủ, Ru-dơ-ven trở thành luật sư, nghị sỹ Thượng nghị viên (1910 - 1912). Từ 1913 - 1920 là thứ trưởng Bộ Hàng hải. Từ 1928 - 1933 là Thống dốc bang Nui Oóc. Năm 1932 được bầu làm Tổng thống.

Ru-dơ-ven là nhà chính trị tư sản khôn khéo, tài năng. Ông là một nhân vật cấp tiến trong chính quyền Mĩ góp phần làm cho chính phủ Mĩ thực hiện một số chính sách có lợi cho người lao động. Chính sách ngoại giao cảu ông khôn khéo, mềm dẻo, chủ trương của ông là đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô và thực hiện chính sách láng giềng thân thiện với các nước châu Mĩ. Cuối năm 1944, Ru-dơ-ven lên làm Tổng thống nhiệm kỳ thứ 4. Ông là một Tổng thống có uy tín không nhỏ trong nhân dân lao động Mĩ.

Ru-dơ-ven đã hiểu rõ chủ nghĩa tự dao thái quá trong sản xuất và tình trạng “cung” vượt quá xa “cầu” của nền kinh tế, chính vì thế mà từ cuối 1932 sau khi đắc cử Tổng thống Ru-dơ-ven đã thực hiện chính sách mới. “Chính sách mới” gồm một hệ thống các biện pháp, chính sách của nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, tài chính, chính trị xã hội. Trong đó sử dụng sức mạnh và biện pháp của Nhà nước tư sản để điều tiết toàn bộ các khâu trong thể chế kinh tế, hạn chế bới những hiệu ứng phụ trong sản xuất và phân phối, đồng thời chủ trương kích cầu để tăng sức mua cho người dân. Cụ thể những chính sách biện pháp như thế nào? Nội dung?

* Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân

- GV yêu cầu HS đọc và tóm tắt nội dung chính sách mới.

- GV nhận xét, bổ sung

    + Nhà nước can thiệp tích cực đời sống kinh tế

    + Chính phủ Ru-dơ-ven đã thực hiện các biện pháp giải quyết nạn thất nghiệp

    + Thông qua các đạo luật: Ngân hàng, phục hưng công nghiệp, trong các đạo luật đó - đạo luật phục hưng công nghiệp là quan trọng nhất. Đạo luật này quy định việc tổ chức lại sản xuất công nghiệp theo những hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu thụ, quy định việc công nhân có quyền thương lượng với chủ đề mức lương và chế độ làm việc.

GV mở rộng: Đạo luật Ngân hàng nhằm đóng cửa tất cả các Ngân hàng sau đó mở lại một số ngân hàng có khả năng phục hồi với sự kiểm soát chặt chẽ của chính phủ và thiết lập chế độ bảo đảm tốt đối với tiền gửi cho khách hàng, việc mua bán chứng khoán được đặt dưới sự giám sát của Nhà nước. Đạo luật quy định những nguyên tắc thương mại công bằng, để chấm dứt cạnh tranh gian lận...

Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp: nâng cao giá nông sản, giảm bớt nông phẩm thừa, cho vay dài hạn đối với dân trại...

- GV nêu câu hỏi: Qua nội dung của chính sách mới em hãy cho biết thực chất của chính sách mới?

Gợi ý: Em nghĩ gì về vai trò của nhà nước với nền kinh tế Mĩ?

GV dùng bức tranh “ Người khổng lồ” để giúp HS khai thác kiến thức: Nhìn vào bức tranh, chúng ta nhận thấy hình ảnh người khổng lồ tượng trưng cho nhà nước hai tay nắm tất cả các ngành, các đầu mối, mạch máu kinh tế kéo lên, nhằm khôi phục và phát triển kinh tế ổn định chính trị xã hội.

- HS dựa vào kiến thức vừa học, suy nghĩ trả lời

- GV nhận xét, kết luận: nhà nước can thiệp tích cực vào nền kinh tế, dùng sức mạnh, biện pháp để điều tiết kinh tế, giải quyết các vấn đề kinh tế chính trị, xã hội.

* Hoạt động 3: Cả lớp

- GV yêu cầu HS theo dõi SGK theo dõi biểu đồ thu nhập quốc dân của Mĩ 1929 - 1941 để thấy được kết quả của Chính sách mới.

- HS theo dõi SGK theo yêu cầu của GV và phát biểu

- GV bổ sung, kết luận:

    + Cứu trợ người thất nghiệp nhiều việc làm mới (chi 16 tỷ đô la cứu trợ người thất nghiệp, lập ra nhiều quỹ Liên bang) giúp đỡ các doanh nghiệp sắp phá sản.

    + Khôi phục được sản xuất

    + Thu nhập quốc dân tăng liên tục từ sau 1933

* Hoạt động 4: Cá nhân

- GV yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy được chính phủ Ru-dơ-ven có thái độ như thế nào đối với:

    + Liên Xô

    + Với Mỹ La tinh

    + Với những xung đột quân sự ngoài nước Mĩ

- HS theo dõi SGK

    + Chính phủ Ru-dơ-ven đã thực hiện chính sách láng giềng thân thiện với Mĩ La - tinh, từ 1934 chấm dứt các xung đột vũ trang, tiến hành thương lượng, hứa trao trả độc lập... củng cố vị trí của Mĩ ở Mĩ La tinh.

    + Tháng 11/1933 chính thức công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô.

    + Đối với những xung đột ngoài châu Mĩ chủ trương không can thiệp giữ vai trò trung lập, trong khi chủ nghĩa phát xít đang ra đời và hoạt động ráo riết thì thái độ này góp phần khuyến khích chủ nghĩa phát xít tự do hành động gây Chiến tranh thế giới thứ hai.

I. Nước Mĩ trong những năm 1918 - 1929

1. Tình hình kinh tế

- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất Mĩ có những lợi thế.

    + Mĩ là nước thắng trận

    + Mĩ trở thành chủ nợ của châu Âu

    + Thu lợi nhuận lớn nhờ buôn bán về vũ khí, hàng hóa.

    + Mĩ chú trọng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

=> Những cơ hội vàng đó đã đưa nước Mĩ bước vào thời kỳ phồn vinh trong suốt thập niên 20 của thế kỉ XX.

- Biểu hiện

    + Năm 1923 - 1923 sản lượng công nghiệp tăng 69%, năm 1929 sản lượng công nghiệp Mĩ chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới.

    + Đứng đầu thế giới về sản xuất ô tô, thép, dầu hỏa  Ông vua ô tô của thế giới.

    + Năm 1929 nắm trong tay 60% dự trữ vàng của thế giới  Chủ nợ thế giới.

- Hạn chế:

    + Nhiều ngành sản xuất chỉ sử dụng 60 => 80% công suất vì vậy nạn thất nghiệp xảy ra.

    + Không có kế hoạch dài hạn cho sự cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng.

2. Tình hình chính trị - xã hội

- Nắm chính quyền là Tổng thống của Đảng cộng hòa

- Giới cầm quyền Mĩ thực hiện chính sách ngăn chặn công nhân đấu tranh, đàn áp những tư tưởng tiến bộ phong trào công nhân

- Ở Mĩ người lao động luôn phải đối phó với nạn thất nghiệp, bất công, đời sống của người lao động cực khổ  Đấu tranh

- Phong trào đấu tranh của công nhân nổ ra sôi nổi

=> tháng 5/1921 Đảng Cộng sản Mĩ thành lập (ngay trong lòng nước Mĩ,chủ nghĩa cộng sản vẫn tồn tại, đó là thực tế.)

II. Nước Mĩ trong những năm (1929- 1939)

1. Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1939) ở Mĩ

- Nguyên nhân khủng hoảng: do sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận  cung vượt quá xa cầu  khủng hoảng kinh tế thừa.

- khủng hoảng diễn ra từ tháng 10/1929, đến năm 1932 khủng hoảng đạt đến đỉnh cao nhất.

- Hậu quả:

    + Năm 1932 sản lượng công nghiệp còn 53,8% (so với 1929).

    + 11,5 vạn công ty thương nghiệp, 58 công ty đường sắt bị phá sản.

    + 10 vạn ngân hàng đóng cửa, 75% dân trại bị phá sản, hàng chục triệu người thất nghiệp.

* Chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven

- Cuối năm 1932 Ru-dơ-ven đã thực hiện một hệ thống các chính sách biện pháp của nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - tài chính và chính trị - xã hội được gọi chung là Chính sách mới.

- Nội dung

    + Nhà nước can thiệp tích cực vào đời sống kinh tế

    + Giải quyết nạn thất nghiệp thông qua các đạo luật: Ngân hàng, phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp.

=> Nhà nước dùng sức mạnh và biện pháp để điều tiết kính tế, giải quyết các vấn đề chính trị xã hội, vai trò của nhà nước được tăng cường.

- Kết quả:

    + Giải quyết việc làm cho người thất nghiệp, xoa dịu mâu thuẫn xã hội.

    + Khôi phục được sản xuất

    + Thu nhập quốc dân tăng liên tục từ sau 1933

- Chính sách ngoại giao:

    + Thực dân chính sách “láng giềng thân thiện”

    + Tháng 11/1933 chính thức công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô.

- Trung lập với các xung đột quân sự ngoài châu Âu.

4. Sơ kết bài học

- Củng cố: GV nêu câu hỏi kiểm tra HS để củng cố bài học.

    + Tình hình nước Mĩ trong những năm 1918 - 1929 như thế nào?

    + Chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven đã đưa nước Mĩ thoát ra khỏi khủng hoảng như thế nào?

- Dặn dò: HS học bài cũ - đọc trước bài mới

- Bài tập

1. Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tác động như thế nào đến nền kinh tế Mĩ?

A. Kinh tế Mĩ chậm phát triển

B. Kinh tế Mĩ bị ảnh hưởng nghiêm trọng

C. Kinh tế Mĩ đạt mức tăng trưởng cao trong suốt chiến tranh

D. Kinh tế Mĩ bị khủng hoảng nghiêm trọng

2. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, vị thế kinh tế Mĩ trong thế giới tư bản chủ nghĩa?

A. Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất

B. Mĩ xếp thứ 2 thế giới

C. Mĩ đứng thứ 3 thế giới

D. Mĩ đứng thứ 4 thế giới

3. Kinh tế Mĩ bước vào thời kỳ phồn vinh trong thời gian nào?

A. Trong thập niên đầu tiên của thế kỉ XX

B.Trong thập niên 20 của thế kỉ XX

C. Trong thập niên 30 của thể kỉ XX

D. Trong thập niên 40 của thế kỉ XX

4. Nối thời gian với sự kiện sao cho đúng

Sự kiện Thời gian
1. Đảng Cộng sản Mĩ thành lập a. Năm 1932
2. Cuộc khủng hoảng kinh tế Mĩ bùng nổ b. Tháng 5/1921
3. Cuộc khu kinh tế Mĩ đạt đến đỉnh cao c. Tháng 10/1929

Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 11 chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học