Giáo án GDCD 12 Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo (tiết 2)
1. Về kiến thức
Nêu được các khái niệm, nội dung, ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
Hiểu được chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
2. Về kĩ năng
- Phân biệt được những việc làm đúng và sai trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
- Biết xử sự phù hợp với quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
3. Về thái độ
- Phân biệt được những việc làm đúng và sai trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
- Biết xử sự phù hợp với quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
Năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, năng lực tự quản lí và phát triển bản thân, năng lực tư duy phê phán.
- Giảng giải, vấn đáp, nêu vấn đề
- Thảo luận nhóm
- Đàm thoại
- Xử lí tình huống
- Sách giáo khoa, sách giáo viên lớp 12; Sách chuẩn kiến thức, kĩ năng môn GDCD lớp 12.
- Tình huống pháp luật liên quan đến nội dung bài học.
Hoạt động của GV và HS | Nội dung cần đạt |
---|---|
1. Khởi động * Mục tiêu: - Kích thích HS tự tìm hiểu về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo ở Việt Nam. - Rèn luyện năng lực tư duy phân tích của HS. * Cách tiến hành: - GV đưa ra câu hỏi có vấn đề cho học sinh tranh luân. - Câu hỏi: Có quan điểm cho rằng Nhà nước có những chính sách, pháp luật khác nhau đối với những tôn giáo có nhiều tín đồ và tôn giáo ít tín đồ, tôn giáo dân tộc và tôn giáo thế giới. Em đánh giá như thế nào về ý kiến trên? - HS trả lời - GV chốt lại: Quan điểm trên là sai lầm, Nhà nước ta thực hiện nhất quán chính sách bình đẳng giữa các tôn giáo, điều này thể hiện trong pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. |
|
2. Hoạt động hình thành kiến thức.. Hoạt động 1: Nêu vấn đề và giảng giải để HS hiểu khái niệm bình đẳng giữa các tôn giáo. * Mục tiêu: - HS hiểu được tôn giáo là gì và phân biệt được sự khác nhau giữa tín ngưỡng và tôn giáo. - Nắm được thế nào là bình đẳng giữa các tôn giáo. - Rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề. * Cách tiến hành: GV nêu vấn đề: Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo: 6 tôn giáo chính: phật giáo, thiên chúa giáo, cao đài, Hòa Hảo, Tin lành, Hồi → các tôn giáo này bình đẳng với nhau về mọi mặt. GV đặt câu hỏi: Theo em tôn giáo là gì? Tín ngưỡng là gì? Tôn giáo và tín ngưỡng giống và khác nhau như thế nào? HS trả lời GV nhận xét, bổ sung: - giống nhau: đó là niềm tin tuyệt đối vào một sức mạnh thần bí, siêu nhiên nào đó. - Khác: khác ở hoạt động + Tín ngưỡng: thờ cúng tổ tiên, tưởng niệm và tôn vinh những người có công với nước... + Tôn giáo: thực hành giáo lí, giáo luật. GV tiếp tục đặt câu hỏi: Theo em người có đạo có phải là người có tín ngưỡng không? Tín ngưỡng, tôn giáo khác mê tín dị đoan ở chỗ nào? HS trả lời. GV nhận xét và kết luận - Phải - Mê tín dị đoan là thái độ, niềm tin cực đoan vào một lực lượng siêu tự nhiên nào đó không có thực. GV đặt câu hỏi: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là gì? HS trả lời. GV kết luận |
2. Bình đẳng giữa các tôn giáo. a. Khái niệm bình đẳng giữa các tôn giáo. Tôn giáo: là một hình thức tín ngưỡng có tổ chức với những quan điểm giáo lí thể hiện sự tín ngưỡng và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bài tín ngưỡng ấy. * Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo: các tôn giáo ở Việt Nam đều có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật, đều bình đẳng trước pháp luật, những nơi thờ tự tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. |
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm để tìm hiểu nội dung về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo và ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các tôn giáo. * Mục tiêu: - HS nắm được nội dung các quyền bình đẳng giữa các tôn giáo ở Việt Nam. - Rèn luyện năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tư duy. Cách tiến hành: GV chia lớp thành 3 nhóm và ra câu hỏi thảo luận trong vòng 5 phút Nhóm 1: Nội dung quyền bình đẳng giữa các tôn giáo? Liên hệ thực tế. Ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các tôn giáo? Nhóm 2: Khi bàn về vấn đề nhân quyền và dân quyền ở Việt Nam, Mỹ cho rằng Việt Nam đã vi phạm vấn đề tự do, tín ngưỡng, tôn giáo của người dân? Quan điểm của em về vấn đề này? Nhóm 3: nêu một số hành vi lợi dụng tôn giáo mà em biết? quan điểm của em trong việc đấu tranh chống các hành vi lợi dụng vấn đề tôn giáo. HS thảo luận GV cử đại diện nhóm lên trình bày sau khi thảo luận xong. Các nhóm nhận xét bổ sung. GV nhận xét và kết luận. |
b. Nội dung quyền bình đẳng giữa các tôn giáo. - Các tôn giáo được nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật. - Hoạt động tín ngưỡng tôn giáo theo quy định của pháp luật được Nhà nước bảo đảm, các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ. c. Ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các tôn giáo. - Đồng bào mỗi tôn giáo là một bộ phận không tách rời của toàn dân tộc Việt Nam. - Thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là cơ sở, tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. - Tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc ta trong việc xây dựng đất nước trong giai đoạn mới. |
3. Hoạt động luyện tập
* Mục tiêu:
Luyện tập để HS củng cố những kiến thức đã biết về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo; biết cách ứng xử phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội về vấn đề tôn giáo trong giai đoạn hiện nay.
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS.
* Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho học sinh làm bài tập 5 ,6 trong SGK trang 53 theo lớp.
- HS làm bài tập.
- 2 HS lên trả lời
- GV nhận xét và bổ sung.
4. Hoạt động vận dụng
* Mục tiêu:
- Tạo điều kiện cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống xảy ra trong thực tế đời sống xã hội.
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo...
* Cách tiến hành:
1). GV nêu yêu cầu:
a. Tự liên hệ
Em đã làm gì để góp phần xây dựng khối đại đoàn kết giữa các tôn giáo?
2-3 HS trả lời.
GV nhận xét bổ sung.
b. Nhận diện xung quanh.
Bài tập tình huống:
Anh P và chị H yêu nhau đã được một năm. Hai anh chị óc ý định sẽ tiến đến hôn nhân. Nhưng khi đem chuyện này ra báo cáo và bàn bạc với bố, mẹ thì chị H bị bố, mẹ và gia đình phản đối kịch liệt với lý do thật đơn giản: gia đình chị chị H theo đạo Thiên chúa giáo còn gia đình anh P lại theo đạo Phật. Khi ấy, chị H hết sức lo lắng và chưa biết giải quyết sự việc ra sao.
- GV: Việc ngăn cản của gia đình chị H có phải là đã vi phạm pháp luật không? Vì sao?
- HS trả lời
- GVKL
c. GV định hướng HS
- HS tôn trọng và thực hiện tốt quyền bình đẳng giữa các tôn giáo theo quy định của pháp luật.
- HS làm các bài tập còn lại trong SGK.
2) HS chủ động thực hiện các yêu cầu trên.
5. Hoạt động mở rộng
- HS tìm hiểu thông tin trên truyền hình, truyền thanh, báo Đại đoàn kết...
Xem thêm các bài soạn Giáo án GDCD lớp 12 chuẩn khác:
- Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo (tiết 1)
- Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản (tiết 1)
- Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản (tiết 2)
- Ngoại khóa: Luật giao thông đường bộ- Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật giao thông đường bộ của công dân
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12