Giáo án GDCD 12 Bài 1: Pháp luật và đời sống (tiết 2)

1. Về kiến thức

- Nêu được mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức.

- Hiểu được vai trò của pháp luật đối với Nhà nước, xã hội và công dân.

2. Về kĩ năng

Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và của những người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật.

* Kĩ năng sống: Kĩ năng hợp tác để tìm hiểu mối quan hệ giữa PL với đạo đức; kĩ năng phân tích vai trò của PL; kĩ năng tư duy phê phán đánh giá hành vi xử sự của bản thân và người khác.

3. Về thái độ Nâng cao ý thức tôn trọng pl; tự giác sống, học tập và luôn xử sự theo quy định của pl.

Năng lực tự học, năng lực tư duy phê phán, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, năng lực quản lí và phát triển bản thân.

- Thảo luận nhóm, xử lí tình huống, nêu vấn đề, thuyết trình, kết luận, vấn đáp.

- Đọc hợp tác.

- SGK, SGV GDCD 12; Bài tập tình huống 12, bài tập trắc nghiệm GDCD 12; Tài liệu dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng môn GDCD 12.

- Tình huống pháp luật liên quan đến nội bài học.

- Hiến pháp 2013.

- Tích hợp luật: ATGT, Luật hôn nhân và gia đình.

- Sơ đồ, giấy A4, giấy khổ rộng, bút dạ, băng dính, kéo, phiếu học tập.

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

1. Khởi động

* Mục tiêu:

- HS nắm được mối quan hệ của pháp luật và vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội.

- Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích, liên hệ thực tiễn cho học sinh.

* Cách tiến hành:

- GV định hướng HS: HS đọc bài đọc thêm “may nhờ có tủ sách pháp luật”

- GV nêu câu hỏi: Qua câu chuyện trên, tủ sách pháp luật có ý nghĩa gì đối với nhân dân trong xã?

- HSTL:

- GVKL: Mỗi chúng ta hiểu luật và thực hiện luật để chúng ta bảo vệ quyền và lợi ích của mình.

* Hoạt động 1: Tìm hiểu mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị.

GV giơi thiệu qua và yêu cầu học sinh đọc thêm phần quan hệ giữa pháp luật với kinh tế và quan hệ giữa pháp luật với chính trị để tham khảo.

HS đọc bài.

GV KL:

3. Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức:

a)Quan hệ giữa pháp luật với kinh tế:

(Đọc thêm)

* Hoạt động 2: Sử dụng phương pháp đọc hợp tác, đàm thoại tìm hiểu mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức.

* Mục tiêu:

- HS nêu được mối liên hệ giữa pháp luật với đạo đức.

- Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích, hợp tác.

* Cách tiến hành:

- GV gọi 1 HS đọc SGK T9 và trả lời câu hỏi.

- GV: Đạo đức là gì?

- HS: Đạo đức là quy tắc xử sự của con người phù hợp với lợi ích chung của xã hội, của tập thể và của một cộng đồng.

- GV: PL và đạo đức giống nhau ở điểm nào?

- HS: Pháp luật và đạo đức đều tập trung vào việc điều chỉnh hành vi của con người để hướng tới các giá trị xã hội giống nhau.

- GV lấy ví dụ chứng minh về những quy phạm đạo đức trước đây được Nhà nước đưa vào thành các quy phạm pháp luật.

- Ví dụ:

"Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. "

Hoặc:

Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.

Các quy tắc đạo đức trên đây đã được nâng lên thành quy phạm pháp luật tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000: "Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, lắng nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình."

- GV: Theo em, giữa pháp luật và đạo đức có mối quan hệ với nhau như thế nào?

- HS trả lời:

- GV kết luận:

 + Được sinh ra trên cơ sở các quan hệ kinh tế

 + Pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, cầm quyền.

 + Trong hàng loạt các quy phạm pháp luật luôn thể hiện các quan điểm đạo đức.

b)Quan hệ giữa pháp luật với chính trị: (Đọc thêm)

c)Quan hệ giữa pháp luật với đạo đức:

- Trong quá trình xây dựng pháp luật, nhà nước luôn cố gắng đưa những quy phạm đạo đức có tính phổ biến, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội vào trong các quy phạm pháp luật.

- Pháp luật là một phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức

- Những giá trị cơ bản nhất của pháp luật-công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải cũng là những giá trị đạo đức cao cả mà con người luôn hướng tới.

* Hoạt động 3: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm tìm hiểu vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội.

* Mục tiêu:

- HS hiểu được vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội.

- Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích, hợp tác.

* Cách tiến hành:

- Chia lớp thành 4 nhóm

- Quy định thời gian, địa điểm và giao câu hỏi

- Nhóm 1: Để quản lí xã hội, nhà nước đã sử dụng các phương tiện khác nhau nào? Lấy ví dụ.

- Tất cả các nhà nước đều quản lí xã hội chủ yếu bằng pháp luật bên cạnh những phương tiện khác như chính sách, kế hoạch, giáo dục tư tưởng, đạo đức,…

- Nhóm 2: Vì sao nói nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật?

- Nhờ có pháp luật nhà nước phát huy quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vi lãnh thổ của mình.

- Nhóm 3: Tại sao nói nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật là phương pháp quản lí dân chủ và hiệu quả nhất? Cho ví dụ.

- Pháp luật là các khuôn mẫu có tính phổ biến và bắt buộc chung nên quản lí bằng pháp luật sẽ đảm bảo tính dân chủ, công bằng, phù hợp với lợi ích chung của các giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau, tạo được sự đồng thuận trong xã hội đối với việc thực hiện pháp luật.

- Pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội một cách thoonga nhất trong toàn quốc và được bảo đảm bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước nên hiệu lực thi hành cao.

- Nhóm 4: Nhà nước ta đã quản lí xã hội bằng pháp luật như thế nào?Cho ví dụ.

- Quản lí xã hội bằng pháp luật nghĩa là nhà nước ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật trên quy mô toàn xã hội, đưa pháp luật vào đời sống của từng người dân và của toàn xã hội.

- HS: Các nhóm thảo luận

- HS: Cử đại diện trình bày

- GV nhận xét và kết luận:

- HS: Chép bài

- GV tổng kết ý kiến tranh luận

4. Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội

a. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội

- Không có pháp luật, xã hội sẽ không có trật tự, ổn định, không thể tồn tại và phát triển

- Nhờ có pháp luật nhà nước phát huy quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vi lãnh thổ của mình.

- Nhà nước ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật trên phạm vi toàn xã hội đưa pháp luật vào đời sống của từng người dân và của toàn xã hội.

Hoạt động 4: GV sử dụng phương pháp nêu vấn đề tìm hiểu pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình

* Mục tiêu:

- HS hiểu được vai trò của pháp luật đối với công dân.

- Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích, hợp tác.

* Cách tiến hành:

- GV: Em hãy kể ra một số quyền của công dân mà em biết? Cho ví dụ.

- HS trả lời:

- GVKL: quyền bầu cử, ứng cử; quyền tự do kinh doanh; quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm,...

- GV: Theo em, đối với công dân pháp luật có vai trò như thế nào?

b. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình:

- Hiến pháp quy định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; các luật về dân sự, hôn nhân và gia đình, thương mại, thuế, đất đai, giáo dục, …cụ thể hóa nội dung, cách thức thực hiện các quyền của công dân trong từng lĩnh vực cụ thể. Trên cơ sở ấy, công dân thực hiện quyền của mình.

- Pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thông qua các luật về hành chính, hình sự, tố tụng, … quy định thẩm quyền , nội dung, hình thức, thủ tục giải quyết các tranh chấp, khiếu nại và xử lí các vi phạm pháp luật.

3. Hoạt động luyện tập

* Mục tiêu:

- Luyên tập để HS củng cố những gì đã biết mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức và vai trò của pháp luật đối với Nhà nước và đối với công dân.

- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS.

* Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS làm bài tập 8, trang 15 SGK.

- GV đưa ra tình huống cả lớp đọc hợp tác và nghiên cứu bài tập.

GV hướng dẫn HS thảo luận tình huống: Chị Hiền, anh Thiện yêu nhau đã được hai năm và hai người bàn chuyện kết hôn với nhau. Thế nhưng, bố chị Hiền thì lại muốn chị kết hôn với anh Thanh là người cùng xóm nên đã kiên quyết phản đối việc này. Không những thế, bố còn tuyên bố sẽ cản trở đến cùng nếu chị Hiền nhất định kết hôn với anh Thiện.

Câu hỏi: Hành vi cản trở của bố chị Hiền có đúng PL không? Trong trường hợp này, PL có cần thiết đối với CD không?

GV: Khoản 3 Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào ; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở.

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm bài, lớp nhận xét đánh giá và thống nhất đáp án.

4. Hoạt động vận dụng

* Mục tiêu:

- Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống/bối cảnh mới - nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.

- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực công nghệ, năng lực công dân, năng quản lí và phát triển bản thân, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

* Cách tiến hành:

1. GV nêu yêu cầu:

a. Tự liên hệ:

- Em nêu một vài ví dụ cụ thể trong cuộc sống để thấy rõ vai trò của pháp luật đối với Nhà nước và công dân ?

b. Nhận diện xung quanh:

Hãy nêu nhận xét của em về chấp hành pháp luật tốt của các bạn trong lớp và một số người khác mà em biết.

c. GV định hướng HS:

- HS hiểu được vai trò của pháp luật và thực hiện đúng quy định của pháp luật.

- HS làm bài tập 2, trang 14 SGK.

2. HS chủ động thực hiện các yêu cầu trên.

5. Hoạt động mở rộng

- GV cung cấp địa chỉ và hướng dẫn HS cách tìm văn bản pháp luật trên mạng Internet.

- HS sưu tầm 1 số ví dụ về pháp luật như: Luật Hình sự, Luật Hôn nhân và Gia đình,...

Xem thêm các bài soạn Giáo án GDCD lớp 12 chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học