Giáo án GDCD 12 Bài 2: Thực hiện pháp luật (tiết 2)
1. Về kiến thức
- Nêu được thế nào là vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.
2. Về kĩ năng
- Biết cách thực hiện pháp luật phù hợp với lứa tuổi.
3. Về thái độ
- Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và phê phán những hành vi vi phạm pháp luật.
- Nặng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ứng dụng CNTT, năng lực tự quanri lí và phát triển bản thân, năng lực tư duy.
- Thảo luận nhóm, xử lí tình huống, đọc hợp tác.
- Sách giáo khoa 12, sách giáo viên 12, chuẩn kiến thức kĩ năng,
- Tình huống pháp luật có liên quan đến bài học. Luật phòng chống ma túy, Bộ luật hình sự.
Hoạt động của GV và HS | Nội dung cần đạt |
---|---|
Hoạt động 1: Xử lí tình huống nhằm tìm hiểu khái niệm vi phạm pháp luật. * Mục tiêu: - Từ tình huống Hs nhận dạng được các dấu hiệu vi phạm pháp luật và trình bày được thế nào là vi phạm pháp luật. - Rèn luyện năng lực: tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề cho HS. * Cách tiến hành: - Gv nêu tình huống: Dũng 16 tuổi nhưng hay đi chơi điện tử tại quán Internet. Tại đây, Dũng bị Thắng (18 tuổi) dụ dỗ sử dụng ma túy. Thắng bị công an bắt quả tang đang sử dụng ma túy và dụ dỗ người khác sử dụng ma túy. + Em có nhận xét gì về hành vi của Thắng? + Những dấu hiệu nào giúp em xác định Thắng vi phạm pháp luật? + Theo em thế nào là vi phạm pháp luật? - Gv tổ chức cho Hs thảo luận tình huống trên. - Hs thảo luận( một số Hs nêu ý kiến với mỗi câu hỏi). - Gv/1 Hs ghi tóm tắt ý kiến từng Hs lên bảng phụ. - Lớp thống nhất đáp án. - Gv giới thiệu với Hs Điều 3. Luật phòng chống ma túy. * Kết luận: - Gv chính xác hóa đáp án của Hs và kết luận: 1. Căn cứ vào Điều 3. Luận phòng chống ma túy thì sử dụng trái phép ma túy là vi phạm pháp luật. Thắng đã sử dụng trái phép ma túy và phạm tội lôi kéo trẻ em sử dụng trái phép ma túy( theo Bộ luật Hình sự năm 2015). 2. Vi phạm pháp luật có 3 dấu hiệu cơ bản,… Vi phạm PL là hành vi trái PL, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được PL bảo vệ. Sản phẩm: Kết quả làm việc nhóm của Hs. |
2. Vi phạm PL và trách nhiệm pháp lí a) Vi phạm PL * Các dấu hiệu cơ bản về VPPL: - hành vi trái phép; - do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiên; - người VPPL phải có lỗi. * VPPL là hành vi trái PL, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí, xâm hại các quan hệ xã hội, được PL bảo vệ. |
Hoạt động 4: Đàm thoại tìm hiểu thế nào là trách nhiệm pháp lí. * Mục tiêu: - Hs nêu được thế nào là trách nhiệm pháp lí. - Rèn luyện năng lực: giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề cho Hs. * Cách tiến hành: - Gv chiếu lại tình huống trong hoạt động 3 và lần lượt nêu các câu hỏi: + Ở tình huống trong HD3, Thắng phải chịu trách nhiệm pháp lí gì? + Căn cứ vào đâu để xử phạt Thắng? Xử phạt như thế nào? + Việc xử phạt đó có ý nghĩa gì? + Theo em, trách nhiệm pháp lí là gì? - Với mỗi câu hỏi Hs có 30s để suy nghĩ. - Hs phản hồi ý kiến( mỗi câu hỏi có 2-3 Hs nêu ý kiến cá nhân). - Gv/1 Hs ghi tóm tắt ý kiến của Hs trên bảng phụ. - Gv giới thiệu với các em Điều 285 Bộ luật Hình sự năm 2015. * Kết luận: 1. Thắng phải chịu trách nhiệm hình sự. 2. Căn cứ vào Điều 285 Bộ luật Hình sự năm 2015, Thắng sẽ bị xử phạt từ 1-5 năm tù- vì đã lôi kéo Dũng sử dung ma túy. 3. Hình phạt đó buộc Thắng phải chấm dứt việc sử dụng ma túy trái phép, phải chịu trách nhiệm (bị phạt ) vì hành vi làm trái PL của mình. Đồng thời, hình phạt này còn giáo dục, răn đe người khác không sử dụng và lôi kéo người sử dụng trái phép ma túy. 4. Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ của các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi tư hành vi vi phạm PL của mình. Lưu ý: Gv giải thích, lấy ví dụ (hoặc ycầu Hs nêu ví dụ ) làm rõ thêm tác dụng của trách nhiệm pháp lí. |
b) Trách nhiệm pháp lí: - Khái niệm: TNPL là nghĩa vụ của các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm PL của mình. - TNPL nhằm: buộc chủ thể vi phạm PL chấm dứt hành vi vi phạm, giáo dục răn đe người khác,…. |
3. Hoạt động luyện tập
* Mục tiêu:
- Luyện tập để Hs củng cố những gì đã biết về vi phạm PL và trách nhiệm pháp lí; biết ứng xử phù hợp trong 1 tình huống giả định.
- Rèn luyện năng lực tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề cho Hs.
* Cách tiến hành:
- Gv tổ chức cho Hs làm bài tập 1 (trong phần tư liệu) theo nhóm (4-6 em).
- Hs làm bài tập.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm bài, lớp nhận xét đánh giá và thống nhất đáp án.
* Gv chính xác hóa đáp án:
Bài tập 1: Hành vi A, B, Đ vi phạm PL; sự việc C, D, E thuộc trách nhiệm pháp lí. Căn cứ vào 3 dấu hiệu cơ bản của vi phạm PL để xác định hành vi vi phạm PL. Căn cứ vào định nghĩa và mục đích của trách nhiệm pháp lí để xác định sự việc thuộc trách nhiệm pháp lí.
4. Hoạt động vận dụng
* Mục tiêu:
- Tạo cơ hội cho Hs vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.
- Rèn luyện năng lực: tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, CNTT, tự quản lý và phát triển bản thân.
* Cách tiến hành:
1) Gv nêu yêu cầu:
a. Tự liên hệ
- Hằng ngày, khi tham gia giao thông em đã thực hiện đúng quy định của pháp luật chưa? (VD: quyền và nghĩa vụ học tập của công dân, quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình, quy định của Luật GT đường bộ, Luật Bảo vệ môi trường…)
- Nêu những việc làm tốt, những gì chưa tốt? Vì sao?
- Hãy nêu cách khắc phục những hành vi, việc làm chưa tốt.
b) Nhận diện xung quanh
- Hãy nêu nhận xét của em về việc thực hiện pháp luật của các bạn trong lớp em và của một số người khác mà em biết.
c) Gv định hướng Hs
- HS tôn trọng và thực hiện đúng các quy định của PL.
- HS làm bài tập 5 trong SGK Tr 26.
2) HS chủ động thực hiện các yêu cầu trên.
5. Hoạt động mở rộng
- Gv cung cấp địa chỉ và hướng dẫn HS cách tìm văn bản PL trên mạng Iternet, VD: http://moj.gov.vn
- HS sưu tầm tìm một số VD về vi phạm hành chính và Trách nhiệm hành chính; Vi phạm hình sự và Trách nhiêm hình sự; Vi phạm dân sự và Trách nhiệm dân sự; Vi phạm kỉ luật và Trách nhiệm kỉ luật.
Xem thêm các bài soạn Giáo án GDCD lớp 12 chuẩn khác:
- Bài 2: Thực hiện pháp luật (tiết 1)
- Bài 2: Thực hiện pháp luật (tiết 3)
- Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật
- Kiểm tra 1 tiết học kì I
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12