Giáo án GDCD 12 Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo (tiết 1)

1. Về kiến thức

Nêu được các khái niệm, nội dung, ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

Hiểu được chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

2. Về kĩ năng

- Phân biệt được những việc làm đúng và sai trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

- Biết xử sự phù hợp với quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

3. Về thái độ

- Ủng hộ chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

- Có ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc và phê phán những hành vi gây chia rẽ, chia cắt dân tộc.

Năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, năng lực tự quản lí và phát triển bản thân, năng lực tư duy phê phán.

- Giảng giải, vấn đáp, nêu vấn đề

- Thảo luận nhóm

- Đàm thoại

- Xử lí tình huống

- Sách giáo khoa, sách giáo viên lớp 12; Sách chuẩn kiến thức, kĩ năng môn GDCD lớp 12.

- Tình huống pháp luật liên quan đến nội dung bài học.

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

1. Khởi động

* Mục tiêu:

- Kích thích HS tự tìm hiểu về quyền bình đẳng giữa các dân tộcở Việt Nam.

- Rèn luyện năng lực tư duy phân tích của HS.

* Cách tiến hành:

- GV trình chiếu hình ảnh về một số dân tộc và một số tín đồ của Phật giáo, Tăng ni phật tử đang đi bỏ phiếu bầu cử.

- HS xem một số tranh ảnh.

Giáo án GDCD 12 Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo (tiết 1) | Giáo án Giáo dục công dân 12 mới, chuẩn nhất

Giáo án GDCD 12 Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo (tiết 1) | Giáo án Giáo dục công dân 12 mới, chuẩn nhất

- GV nêu câu hỏi: Em có nhận xét gì về các hình ảnh trên?

- 2 HS trả lời

- GV chốt lại: Hình ảnh trên thể hiện quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước. Qua đó cũng thấy rõ, các dân tộc, tôn giáo luôn bình đẳng với nhau, đó cũng là nguyên tắc cơ bản được ghi nhận trong Hiến pháp. Vậy, quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo là gì? Có những nội dung nào? Và thực hiện quyền ình đẳng này có ý nghĩa gì? Đó chính là nội dung bài học hôm nay.

2. Hoạt động hình thành kiến thức.

Hoạt động 1: Đàm thoại, vấn đáp để tìm hiểu khái niệm quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

Mục tiêu:

- Học sinh nêu được thế nào quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

- Rèn luyện năng lực nhận thức cho HS về vấn đề dân tộc

Cách tiến hành:

GV đưa ra một số ví dụ:

Vd 1: dân tộc Nga, dân tộc Lào, dân tộc Trung hoa

Vd 2: dân tộc Thái, dân tộc Vân kiều, dân tộc Mường, dân tộc kinh.

Hỏi: Theo em khái niệm dân tộc ở 2 VD trên có giống nhau không?

HS suy nghĩ trả lời

GV nhận xét và bổ sung:

Ở vd 1 dân tộc được hiểu theo nghĩa rộng là quốc gia dân tộc

Ở VD 2 dân tộc được hiểu như một tộc người hay một dân tộc trong một quốc gia đa dân tộc.

GV nêu câu hỏi tiếp: Vì sao khi xâm lược nước ta thực dân pháp lại thực hiện chính sách chia để trị?

HS trả lời.

GV nhận xét và kết luận: chính sách chia để trị nghĩa là chia nhỏ ra để dễ bề cai trị.

GV đặt câu hỏi tiếp theo: Vì sao hiện nay trên các đường phố của Hà Nội, TP Hồ Chí Minh cũng như các thành phố khác đều có các phố mang tên các vị anh hùng là người dân tộc thiểu số?

1 hoặc 2 HS trả lời

GV nhận xét và chính xác hóa ý kiến của HS: Thứ nhất là để nhớ đến công lao cống hiến của các vị anh hùng. Thứ hai, điều đó thể hiện sự bình đẳng, không phân biệt thành phần dân tộc.

GV đặt câu hỏi: Vậy, em hiểu thế nào là quyền bình đẳng giữa các dân tộc?

HS trả lời

GV kết luận và ghi bảng:

Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là các dân tộc trong quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hóa, không phân biệt chủng tộc, màu da...Đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển

1. Bình đẳng giữa các dân tộc

a. Thế nào là bình đẳng giữa các dân tộc?

Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là các dân tộc trong quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hóa, không phân biệt chủng tộc màu da...Đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển

Hoạt động 2: Thảo luận nhóm để tìm Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

* Mục tiêu:

- HS hiểu và trình bày được nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc được thể hiện trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề.

* Cách tiến hành:

GV chia lớp thành 3 nhóm và ra câu hỏi thảo luận trong vòng 5 phút.

Nhóm 1:

Câu 1: Em hãy kể tên một số cán bộ lãnh đạo là người dân tộc thiểu số mà em biết?

Câu 2: Quyền bình đẳng về chính trị giữa các dân tộc được thể hiện ở những nội dung nào?

Câu 3: Nêu ví dụ chứng tỏ sự bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực chính trị?

Nhóm 2:

Câu 1: Hãy nêu một số chính sách nhằm phát triển kinh tế ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số mà em biết?

Câu 2: Bình đẳng về kinh tế giữa các dân tộc thể hiện ở những nội dung nào?

Câu 3: Nêu ví dụ chứng tỏ sự bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực kinh tế?

Nhóm 3:

Câu 1: Nêu một số chính sách phát triển văn hóa, giáo dục cho đồng bào các dân tộc thiểu số mà em biết?

Câu 2: Chính sách bình đẳng về văn hóa, giáo dục ở nước ta được thực hiện ở những nội dung nào?

Câu 3: Nêu ví dụ chứng tỏ sự bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục?

HS: Trao đổi, thảo luận nhóm

GV sau khi HS thảo luận xong gọi đại diện nhóm lên trình bày.

HS trình bày

Các nhóm khác bổ sung

GV chính xác hóa các đáp án của HS và chốt lại các nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

- Đảng và Nhà nước ban hành nhiều chính sách, chủ trương phát triển kinh tế xã hội ở miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số ( 135, 136, 30A)

Đảng và nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách phát triển văn hóa, giáo dục: phổ cập giáo dục và xóa mù chữ, xây dựng các trường dân tộc nội trú..., khám chữa bệnh cho người nghèo.

b. Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

* Các dân tộc Việt Nam đều bình đẳng về chính trị.

- Công dân có quyền:

 + Tham gia quản lí nhà nước và xã hội

 + Tham gia vào bộ máy Nhà nước

 + Có quyền thảo luận, đóng góp ý kiến về các vấn đề chung của cả nước, không phân biệt giữa các dân tộc.

 + Quyền bầu cử và ứng cử.

* Các dân tộc Việt Nam đều bình đẳng về kinh tế

- Thể hiện ở chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, không có sự phân biệt đối với dân tộc đa số hay thiểu số.

- Nhà nước luôn quan tâm, hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế để rút ngắn khoảng cách, tạo điều kiện cho các dân tộc thiểu số có cơ hội vươn lên phát triển kinh tế.

* Các dân tộc Việt Nam đều bình đảng về văn hóa, giáo dục.

- các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình. Những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của từng dân tộc được giữ gìn, khôi phục, phát huy.

- Công dân thuộc các dân tộc khác nhau ở Việt Nam đều được Nhà nước tạo điều kiện để được bình đẳng về cơ hội học tập.

Hoạt động 3: Đọc hợp tác SGK để tìm hiểu ý nghĩa về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

* Mục tiêu:

- Hiểu được ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

- Rèn luyện năng lực sáng tạo cho HS

* Cách tiến hành:

GV yêu cầu học sinh đọc điểm c mục 1, ghi tóm tắt nội dung sau đó chia sẻ nội dung đã đọc theo cặp.

HS tự đọc nội dung trong SGK, tóm tắt phần vừa đọc, chia sẻ nội dung đã đọc.

GV tiếp tục yêu cầu HS suy nghĩ trả lời câu hỏi

Câu hỏi: Vì sao trong các bài viết và bài nói của Chủ tịch HCM về vấn đề dân tộc, Người hay dùng chữ “đồng bào?

HS suy nghĩ và trả lời

GV chốt vấn đề: từ “đồng bào” thể hiện sự gần gũi, không phân biệt, đối xử bất bình đẳng giữa các dân tộc.

c. Ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

Quyền bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc và đại đoàn kết giữa các dân tộc, nhằm mục tiêu xây dựng đất nước văn minh, giàu đẹp. Không có bình đẳng thì không thể có đoàn kết thực sự.

3. Hoạt động luyện tập

* Mục tiêu:

Luyện tập để HS củng cố những kiến thức đã biết về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo; biết cách ứng xử phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội về vấn đề dân tộc, tôn giáo trong giai đoạn hiện nay.

- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS.

* Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho học sinh làm bài tập 4 trong SGK trang 53 theo lớp.

- HS làm bài tập.

- 2 HS lên trả lời

- GV nhận xét và bổ sung.

4. Hoạt động vận dụng

* Mục tiêu:

- Tạo điều kiện cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống xảy ra trong thực tế đời sống xã hội.

- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo...

* Cách tiến hành:

1). GV nêu yêu cầu:

a. Tự liên hệ

Em đã làm gì để góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc?

2-3 HS trả lời.

GV nhận xét bổ sung.

b. Nhận diện xung quanh.

Bài tập tình huống:

Ở một xã miền núi, nhân dân 4 dân tộc: Thái, Mường, Thổ, Mèo đang làm ăn, sinh sống đoàn kết, bình đẳng với nhau thì có một số người cố ý tuyên truyền gây chia rẽ, mất đoàn kết làm cho một số bà con hiểu nhầm lẫn nhau, quan hệ giữa bốn dân tộc này bì rạn nứt, ủy ban mặt trận tổ quốc xã đã phải mất nhiều thời gian mới tìm ra thủ phạm và lấy lại lại được tình đoàn kết, bình đẳng giữa bốn dân tộc anh em.

Câu hỏi: Nếu ở vào trường hợp trên em có thể làm gì để lấy lại niềm tin về tình đoàn kết và quan hệ bình đẳng giữa các dân tộc?

2 HS trả lời

c. GV định hướng HS

- HS tôn trọng và thực hiện tốt quyền bình đẳng giữa các dân tộc theo quy định của pháp luật.

- HS làm các bài tập còn lại trong SGK.

2) HS chủ động thực hiện các yêu cầu trên.

5. Hoạt động mở rộng

- HS tìm hiểu thông tin trên truyền hình, truyền thanh, báo Đại đoàn kết...

- HS sưu tầm một số chính sách của nhà nước ưu tiên đầu tư cho các dân tộc thiểu số phát triển kinh tế xã hội.

Xem thêm các bài soạn Giáo án GDCD lớp 12 chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học