Giáo án Địa Lí 6 Ôn tập học kì 2

Sau bài học, HS cần:

Thông qua bài ôn tập giúp HS

+ Nắm vững các kiến thức cơ bản một cách có hệ thống.

+ Vận dụng các kiến thức đã học vào bài thực hành.

Bản đồ thổ nhưỡng VN

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Bước 1:GV: cho HS nghiên cứu đề cương ôn tập:

Câu 1:

Hãy nêu cấu tạo của lớp vỏ khí ? Thành phần của không khí ?

Câu 2:

Căn cứ vào đâu người ta chia ra thành các khối khí nóng, lạnh lục địa, đại dương ?

Hãy nêu đặc điểm của khối khí ?

Câu 3:

Nếu cách tính lượng mưa trong ngày, tháng, năm của một địa phương ?

Câu 4:

Trên trái đất có mấy vành đai nhiệt ? có những đới khí hậu nào ? nêu đặc điểm của các đới khí hậu trên Trái Đất ?

Câu 5:

Em hãy định nghĩa về sông? thế nào là hệ thống sông ?

Câu 6:

Hãy nêu thành phần và đặc điểm của lớp thổ nhưỡng?

Bước 2:

- GV yêu cầu HS trả lời. HS khác nhận xét.

- GV: Chuẩn xác kiến thức.

Câu 1:

- Cấu tạo của lớp vỏ khí:

+ Tầng đối lưu.

+ Tầng bình lưu.

+ Các tầng cao của khí quyển.

- Gồm các khí:

+ Oxi 21%.

+ Nitơ 78%.

+ Hơi nước và khí khác 1%.

Câu 2:

- Tương ứng với 5 vành đai nhiệt trên TĐ có 5 đới khí hậu theo vĩ độ:

+ 1 đới nóng.

+ 2 đới ôn hoà.

+ 2 đới lạnh.

a. Đới nóng (hay nhiệt đới).

- Góc chiếu sáng lớn thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhau ít.

- Nhiệt độ nóng quanh năm có gió tín phong thổi vào.

- Lượng mưa từ 1000 – 2000mm.

b. 2 đới ôn hoà ôn đới.

- Thời gian chiếu sáng chênh nhau nhiều.

- Nhiệt độ TB, gió tây ôn đới thổi vào lượng mưa từ 500 – 1000mm.

c. 2 đới lạnh (hạn đới).

- Góc chiếu sáng nhỏ

- Thời gian chiếu sáng giao động lớn.

- t0 quanh năm lạnh.

- Lượng mưa < 250 mm.

Câu 3:

- Lượng mưa của 1 ngày = tổng lượng mưa các lần đo trong ngày.

- Lượng mưa trong tháng = tổng lượng mưa các ngày trong tháng.

- Lượng mưa trong năm = tổng lượng mưa của 12 tháng.

Câu 4:

Khí áp được phân bố trên bề mặt TĐ thành các đai khí áp thấp và cao từ XĐ lên cực.

- Các đai khí áp cao: Ven vĩ tuyến 30O ở hai bán cầu về ở hai cực.

- Các đai áp thấp: ven xích đạo và vĩ tuyến 60 ở hai bán cầu.

Câu 5:

- Sông là dòng chảy tự nhiên, thường xuyên tương đối ổn định trên bề mặt lục địa.

- Hệ thống sông chính cùng với phụ lưu chi lưu hợp thành hệ thống sông.

Câu 6:

- Gồm có 2 TP chính: Thành phần khoáng và TP hữu cơ

a. Thành phần khoáng

- Chiếm phần lớn trong lượng của đất, gồm các hạt khoáng có kích thước khác nhau

b. Thành phần của đất hữu cơ.

- Chiếm một tỉ lệ nhỏ nhưng có vai trò quan trọng đối với chất lượng đất.

- Chất hữu cơ có nguồn gốc từ xác động động, thực vật trong đất gọi là chất mùn.

GV hệ thống lại kiến thức bài giảng.

GV yêu cầu HS về nhà làm đề cương ôn tập.

Về nhà làm tiếp đề cương ôn tập.

Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 6 chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học