Giáo án Địa Lí 6 Bài 23: Sông và hồ
- Trình bày được khái niệm sông, lưu vực sông, hệ thống sông, lưu lượng nước; nêu được mối quan hệ giữa nguồn cấp nước và chế độ nước sông
- Trình bày được khái niệm hồ, phân loại hồ căn cứ vào nguồn gốc, tính chất của nước
- Sử dụng mô hình để mô tả hệ thống sông: sông chính, phụ lưu, chi lưu.
- Nhận biết nguồn gốc một số loại hồ qua tranh ảnh: hồ núi lửa, hồ băng hà, hồ móng ngựa, hồ nhân tạo…
Giúp các em hiểu biết thêm thực tế.
* Các kĩ năng giáo dục cơ bản trong bài học.
- Tư duy: Thu thập và xử lí thông tin (Hoạt động 1 và 2)
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, lắng nghe, phản hồi tích cực. (Hoạt động 1 và 2)
- Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường sinh thái: môi trường nước.
Bản đồ sông ngòi việt nam
Đọc trước nội dung bài học.
Hoạt động của GV và HS | Nội dung cần đạt |
---|---|
1. Hoạt động 1: (18p’) Tìm hiểu sông và lượng nước của sông. GV: Yêu cầu HS đọc kiến thức SGK và bằng sự hiểu biết thực tế hãy mô tả lại những dòng sông mà em từng gặp? Quê em có dòng sông nào chảy qua? (Học sinh trung bình) - Sông là gì? (Học sinh trung bình) (Là dòng chảy tự nhiên thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt thực địa. - Nguồn cung cấp nước cho sông? (Học sinh trung bình) (Nguồn cung cấp nước cho sông: mưa, nước ngầm, băng tuyết tan) GV chỉ 1 số sông ở Việt Nam, đọc tên và xác định hệ thống sông điển hình để hình thành khái niệm lưu vực - Lưu vực sông là gì? (Học sinh trung bình) (diện tích đất đai cung cấp thường xuyên cho sông gọi là: Lưu vực sông) - QS H59 cho biết Hệ thống sông chính bao gồm? (Học sinh trung bình) (Phụ lưu. Sông chính. Chi lưu. ) GV: Yêu cầu HS quan sát bảng số liệu (SGK) cho biết: - Lưu lượng nước của sông? (Học sinh trung bình) (Lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở 1 địa điểm trong 1 giây (m3/s) - Lưu lượng nước của sông phụ thuộc vào? (Học sinh trung bình) (Lượng nước của một con sông phụ thuộc vào diện tích lưu vực và nguồn cung cấp nước. - Thế nào là tổng lượng nước trong mùa cạn tổng lượng nước trong mùa lũ của 1 con sông? (Học sinh trung bình) (chế độ nước sông hay thuỷ chế là nhịp điệu thay đổi lưu lượng của 1 con sông trong 1 năm). 2. Hoạt động 2: (22p’) Tìm hiểu về hồ GV: Yêu cầu học sinh đọc (SGK) cho biết: - Hồ là gì? (Học sinh trung bình) (Là khoảng nước đọng tương đối sâu và rộng trong đất liền) - Có mấy loại hồ? (Học sinh trung bình) (Có 2 loại hồ: Hồ nước mặn. Hồ nước ngọt) - Hồ được hình thành như thế nào? (Học sinh khá) Nguồn gốc hình thành khác nhau. + Hồ vết tích của các khúc sông (Hồ Tây) + Hồ miệng núi lửa (Plâycu) - Hồ nhân tạo (Phục vụ thủy điện) - Tác dụng của hồ? (Học sinh khá) (Tác dụng của hồ: Điều hòa dòng chảy, tưới tiêu, giao thông, phát điện.. . - Tạo các phong cảnh đẹp, khí hậu trong lành, phục vụ nhu cầu an dưỡng, nghỉ ngơi, du lịch) |
1. Sông và lượng nước của sông. a. Sông. - Là dòng chảy tự nhiên thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt thực địa. - Lưu vực sông: Là diện tích đất đai cung cấp thường xuyên cho một con sông - Hệ thống sông: Dòng sông chính cùng với phụ lưu, chi lưu hợp thành hệ thống sông. b. Lượng nước của sông. - Lưu Lượng: Là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở 1 địa điểm trong 1 giây đồng hồ (m3/s) - Mối quan hệ giữa nguồn cấp nước và chế dộ chảy (Thủy chế) của sông: Nếu sông chỉ phụ thuộc vào một nguồn cấp nước thì thủy chế của nó tương đối đơn giản; còn nếu sông phụ thuộc vào nhiều nguồn cấp nước khác nhau thì thủy chế của nó phức tạp 2. Hồ. * Hồ: Là những khoảng nước đọng tương đối sâu và rộng trong đất liền. * Phân loại hồ: - Căn cứ vào tính chất của nước, hồ có 2 loại hồ: + Hồ nước mặn. + Hồ nước ngọt. - Căn cứ vào nguồn gốc hình thành khác nhau. + Hồ vết tích của các khúc sông (Hồ Tây) + Hồ miệng núi lửa (Plâycu) - Hồ nhân tạo (Phục vụ thủy điện) * Tác dụng của hồ: Điều hòa dòng chảy, tưới tiêu, giao thông, phát điện...tạo các phong cảnh đẹp, khí hậu trong lành, phục vụ nhu cầu an dưỡng, nghỉ ngơi, du lịch. |
- Sự khác nhau giữa sông và hồ?
- Lưu lượng nước của sông
- Hệ thống sông?
- Học bài cũ mục 2.
- Trả lời câu 1, 2, 3, 4 (SGK)
Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 6 chuẩn khác:
- Giáo án Địa Lí 6 Bài 24: Biển và đại dương
- Giáo án Địa Lí 6 Bài 25: Thực hành: Sự chuyển động của các dòng biển trong đại dương
- Giáo án Địa Lí 6 Bài 26: Đất. Các nhân tố hình thành đất
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)