Giáo án Địa Lí 6 Bài 22: Các đới khí hậu trên Trái Đất

Học sinh nắm được vị trí và ưu điểm của các chí tuyến và vùng cực trên bề mặt trái đất.

- Nêu được sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu

- Biết được 5 đới khí hậu chính trên Trái Đất; Trình bày được giới hạn và đặc điểm của từng đới

- Nhận xét các hình:

+ Các tầng của lớp vỏ khí

+ Các đai khí áp và các loại gió chính.

+ 5 đới khí hậu chính trên Trái Đất.

Giúp các em hiểu biết thêm về thực tế

Bảng phụ.

Đọc trước nội dung bài học.

CH : Trình bày mối quan hệ giữa nhiệt độ không khí và độ ẩm?

Trả lời:

+ Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí.

+ Nhiệt độ không khí càng lên cao, lượng hơi nước chứa được càng nhiều (Độ ẩm càng cao).

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

1. Hoạt động 1: (16p’) Các chí tuyến và các vòng cực trên trái đất:

- Nhắc lại những ngày mặt trời chiếu thẳng góc vào đường Xích đạo và 2 đường chí tuyến Bắc và Nam? (Học sinh trung bình)

(Hạ chí và đông chí)

- Trên Trái Đất có mấy đường chí tuyến? (Học sinh trung bình)

- Các vòng cực là giới hạn của khu vực có đặc điểm gì? (Học sinh trung bình)

(Có ngày và đêm dài 24h)

- Trên Trái Đất có mấy vòng cực? (Học sinh trung bình)

1. Các chí tuyến và các vòng cực trên Trái Đất.

- Trên bề mặt Trái Đất có 2 đường chí tuyến.

+ Chí tuyến Bắc

+ Chí tuyến Nam

- Có 2 vòng cực trên Trái Đất.

+ Vòng cực Bắc

+ Vòng cực Nam.

- Các vòng cực l và chí tuyến là ranh giới phân chia các vành đai nhiệt.

2. Hoạt động 2: (20p’) Sự phân chia bề mặt Trái Đất ra các đới khí hậu theo vĩ độ.

- Dựa vào H58 cho biết có mấy vành đai nhiệt trên Trái Đất? (Học sinh trung bình)

(Có 5 vành đai nhiệt)

+ Hoạt động nhóm: 3 nhóm

- Bước 1 GV giao nhiệm vụ cho các nhóm

Xác định vị trí của đới khí hậu ở H58 (SGK) nêu đặc điểm của các đới khí hậu? (Học sinh trung bình, khá)

Nhóm 1: Nghiên cứu đặc điểm của đới nóng?

Nhóm 2: Nghiên cứu đặc điểm của đới ôn hòa?

Nhóm 3: Nghiên cứu đặc điểm của đới lạnh

- Bước 2 thảo luận thống nhất ghi vào phiếu (5p’)

- Bước 3 thảo luận trước toàn lớp

- Treo phiếu học tập – GV đưa đáp án các nhóm nhận xét

a. Đới nóng: (Nhiệt đới)

+ Quanh năm có góc chiếu ánh sáng Mặt Trời lúc giữa trưa tương đối lớn và thời gian chiếu trong năm chênh lệch nhau ít.

+ Lượng nhiệt hấp thụ tương đối nhiều nên quanh năm nóng.

+ Gió thổi thường xuyên: Tín phong.

+ Lượng mưa trung bình: 1000 mm – 2000 mm.

b. Hai đới ôn hòa: (Ôn đới)

+ Lượng nhiệt nhận được trung bình, các mùa thể hiện rõ rệt trong năm.

+ Gió thổi thường xuyên: Tây ôn đới.

+ Lượng mưa trung bình: 500 – 1000 mm.

c. Hai đới lạnh: (Hàn đới)

+ Khí hậu giá lạnh, có băng tuyết hầu như quanh năm.

+ Gió đông cực thổi thường xuyên.

+ Lượng mưa 500 mm.

2. Sự phân chia bề mặt trái đất ra các đới khí hậu theo vĩ độ.

- Có 5 vành đai nhiệt

- Tương ứng với 5 đới khí hậu trên Trái Đất. (1 đới nóng, 2 đới ôn hoà, 2 đới lạnh)

a. Đới nóng: (Nhiệt đới)

- Giới hạn: từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam.

- Đặc điểm:

+ Quanh năm có góc chiếu ánh sáng Mặt Trời lúc giữa trưa tương đối lớn và thời gian chiếu trong năm chênh lệch nhau ít.

+ Lượng nhiệt hấp thụ tương đối nhiều nên quanh năm nóng.

+ Gió thổi thường xuyên: Tín phong.

+ Lượng mưa trung bình: 1000 mm – 2000 mm.

b. Hai đới ôn hòa: (Ôn đới)

- Giới hạn: từ chí tuyến Bắc, Nam đến vòng cực Bắc, Nam.

- Đặc điểm:

+ Lượng nhiệt nhận được trung bình, các mùa thể hiện rõ rệt trong năm.

+ Gió thổi thường xuyên: Tây ôn đới.

+ Lượng mưa trung bình: 500 – 1000 mm.

c. Hai đới lạnh: (Hàn đới)

- Giới hạn: từ 2 vòng cực Bắc, Nam đến 2 cực Bắc, Nam.

- Đặc điểm:

+ Khí hậu giá lạnh, có băng tuyết hầu như quanh năm.

+ Gió đông cực thổi thường xuyên.

+ Lượng mưa 500 mm.

Vị trí các đới khí hậu và đặc điểm của các đới khí hậu.

Học bài theo câu hỏi SGK

Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 6 chuẩn khác:


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học