Giáo án Địa Lí 6 Bài 3: Tỉ lệ bản đồ

- Học sinh định nghĩa được đơn giản về bản đồ.

- Biết tỉ lệ bản đồ là gì và nắm được ý nghĩa hai loại: Số tỉ lệ và thước tỉ lệ.

- Biết cách tính các khoảng cách thực tế và khoảng cách trên bản đồ dựa vào số tỉ lệ và thước tỉ lệ.

* Các KNS cơ bản cần được giáo dục:

- Tư duy: Thu thập và xử lí thông tin qua bài viết và bản đồ.

- Tự tin khi làm việc cá nhân.

- Giao tiếp: Phản hồi/lắng nghe tích cực trình bày suy nghĩ, ý tưởng, giao tiếp, hợp tác khi làm việc nhóm.

- Làm chủ bản thân: Tự tin khi làm việc cá nhân. Đảm nhận nhiệm vụ trong nhóm.

Học sinh yêu thích môn học hơn khi tiếp xúc với bản đồ.

- Năng lực chung : Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo.

- Năng lực chuyên biệt : Sử dụng bản đồ .

Một số bản đồ có tỉ lệ khác nhau, thước tỉ lệ.(Bản đồ tự nhiên thế giới, bản đồ hành chính Việt Nam, H8 và H9SGK)

+ Ti vi, tư liệu sưu tầm.

+ SGK.

+ Thước kẻ có chia centimet.

Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học

1. Mục tiêu

- HS gợi nhớ, huy động những hiểu biết về bản đồ, sử dụng kĩ năng đọc tranh ảnh để có những nhận biết về bản đồ từ đó có những hiểu biết ban đầu về nội dung bài học tạo tâm thế để vào bài.

2. Phương pháp - kĩ thuật

Vấn đáp qua tranh ảnh – cá nhân.

3. Phương tiện

Tivi, hình ảnh về một số bản đồ có ghi tỉ lệ

Giáo án Địa Lí 6 Bài 3: Tỉ lệ bản đồ (mới, chuẩn nhất)

4. Các bước hoạt động

Bước 1: Giao nhiệm vụ: Giáo viên yêu cầu HS quan sát hình ảnh về bản đồ( BĐ hành chính VN) trên màn hình và tìm câu trả lời:

+ Nêu tên của bản đồ trên.

+ Dưới các bản đồ đó người ta thường ghi nội dung gì?

+ Ngoài nội dung phần đất liền em hãy nêu trên các đảo mà em thấy?

Bước 2: HS quan sát và bằng hiểu biết để trả lời.

Bước 3: HS trình bày kết quả, HS khác nhận xét bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học

Bản đồ là hình vẻ thu nhỏ của một khu vực cụ thể trên giấy, khi quan sát bản đồ các em có thể thấy cụ thể được các khu vực tiếp giáp nhau như thế nào?

Tích hợp quốc phòng và an ninh: Ngoài những vị trí ở đất liền thì qua bản đồ hành chính Việt Nam các em còn thấy một phần diện tích của nước ta trên biển. Đó là các đảo Phú Quốc, Bạch Long Vĩ, Cù Lao Chàm hay hai quần đảo lớn Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam. Để tìm hiểu rõ hơn các em sẽ đi vào tìm hiểu bài học hôm nay để biết được bản đồ được vẻ như thế nào, tỷ lệ chia ra làm sao… chúng ta cùng tìm hiểu bài mới nhé!

HOẠT ĐỘNG 1: Định nghĩa về bản đồ (Thời gian: 5 phút)

1. Mục tiêu: Định nghĩa được đơn giản về bản đồ.

2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP sử dụng tranh ảnh, SGK… KT đặt câu hỏi.

3. Hình thức tổ chức: cá nhân

4. Phương tiện: Bản đồ tự nhiên thế giới, bản đồ Hình 8 và 9 SGK

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

Bước 1: Giao nhiệm vụ

Yêu cầu HS quan sát các bản đồ tự nhiên thế giới, H8 và H9 SGK và đọc nội dung phần ghi nhớ SGK ở bài 2 trang 11 trả lời câu hỏi: Bản đồ là gì?

Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ, trả lời câu hỏi.

Bước 3: Học sinh trình bày trước lớp, các học sinh khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

Mở rộng thêm về tính tương đối chính xác của bản đồ bằng cách giới thiệu về Hình 5 SGK trang 10 cho HS.

1. Khái niệm bản đồ.

Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ trên mặt phẳng của giấy, tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.

HOẠT ĐỘNG 2: Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ ( 15 phút).

1. Mục tiêu: - Biết tỉ lệ bản đồ là gì và nắm được ý nghĩa hai loại: Số tỉ lệ và thước tỉ lệ.

- Xác định được tỉ lệ của một số bản đồ.

2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Sử dụng tranh ảnh, SGK, tự học…. KT đặt câu hỏi, hợp tác.

3. Phương tiện: Hình 8,9 SGK. Bản đồ tự nhiên TG và hành chính VN

4. Hình thức tổ chức: Cá nhân , cặp đôi

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

1. Hoạt động cá nhân:

Bước 1: Giao nhiệm vụ

GV yêu cầu HS quan sát bản đồ tự nhiên thế giới và bản đồ một khu vực của thành phố Đà Nẵng kết hợp với đọc nội dung SGK nêu

+ Tỉ lệ của 3 bản đồ trên?

+ Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ?

+ Tỉ lệ bản đồ được biểu hiện ở mấy dạng? Đó là những dạng nào?Nêu cách biểu hiện từng dạng? cho ví dụ.

Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ, trả lời câu hỏi.

Bước 3: Học sinh trình bày trước lớp, các học sinh khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

Hoạt động cặp đôi

Bước 1: Yêu cầu HS quan sát thước tỉ lệ ở H8 và H9 sgk cho biết:

+ Mỗi cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu m ngoài thực tế?

+Bản đồ nào trong hai bản đồ có tỉ lệ lớn hơn?

+ Bản đồ nào thể hiện các đối tượng địa lí chi tiết hơn?

+Vậy mức độ chi tiết của bản đồ phụ thuộc vào điều gì?

Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ, trả lời câu hỏi theo cặp đôi.

Bước 3: Học sinh trình bày trước lớp, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

Hoạt động cá nhân

Bước 1: Yêu cầu HS dựa vào nội dung SGK đoạn cuối trang 12:

+ Phân biệt bản đồ tỉ lệ lớn, tỉ lệ trung bình và tỉ lệ nhỏ.

+ Sắp xếp các bản đồ có tỉ lệ sau theo tỉ lệ lớn, trung bình, nhỏ

1: 100 000; 1: 7 500; 1: 1000 000; 1: 800 000; 1:22 000 000

Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Học sinh trình bày trước lớp, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

2. Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ.

- Ý nghĩa: Tỉ lệ bản đồ cho ta biết khoảng cách trên bản đồ thu nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước thực của chúng trên thực tế.

- Tỉ lệ bản đồ được biểu hiện ở hai dạng: Tỉ lệ số, tỉ lệ thước.

- Tỉ lệ bản đồ càng lớn mức độ chi tiết của bản đồ càng cao.

HOẠT ĐỘNG 3: Đo tính các khoảng cách trên thực địa dựa vào tỉ lệ thước hoặc tỉ lệ số trên bản đồ ( 6 phút).

1. Mục tiêu: - Biết cách tính khoảng cách trên thực địa dựa vào tỉ lệ thước và tỉ lệ số.

2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: SGK, tự học…. KT đặt câu hỏi.

3. Phương tiện: SGK, thước kẻ có ghi độ dài cm.

4. Hình thức tổ chức: Cá nhân.

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

Bước 1: Giao nhiệm vụ

Dựa vào nội dung SGK phần 2 nêu trình tự cách đo tính khoảng cách dựa vào tỉ lệ thước và tỉ lệ số?

Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ, trả lời câu hỏi.

Bước 3: Học sinh trình bày trước lớp, các học sinh khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và hướng dẫn cách tính.

3. 3. Đo tính các khoảng cách thực địa dựa vào tỉ lệ thước hoặc tỉ lệ số trên bản đồ.

(SGK phần 2 trang 14)

Câu 1: Bản đồ là

A. hình vẽ của Trái Đất lên mặt giấy.

B. Mô hình của Trái Đất được thu nhỏ lại.

C. hình vẽ thu nhỏ bề mặt Trái Đất trên mặt giấy.

D. hình vẽ thu nhỏ trên giấy về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.

Câu 2: Một bản đồ ghi tỉ lệ 1: 1 000 000 có nghĩa là

A. 1cm trên bản đồ bằng 1km trên thực địa.

B. 1cm trên bản đồ bằng 10km trên thực địa.

C. 1cm trên bản đồ bằng 100 km trên thực địa.

D. 1cm trên bản đồ bằng 1000km trên thực địa.

Câu 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm(cặp đôi)(2 phút)

Tỉ lệ bản đồ1 : 15 0001 : 200 0001 : 15 000
Độ dài thu nhỏ1 cm2 m2 km
Độ dài thật … cm … m … km

Câu 4:

Bước 1: GV chia lớp thành 3 nhóm dựa vào bản đồ h.8 SGK đo và tính khoảng cách sau:

+ Nhóm 1: Đo và tính khoảng cách thực địa theo đường chim bay từ khách sạn Hải Vân đến khách sạn Thu Bồn.

+ Nhóm 2: Đo và tính khoảng cách thực địa theo đường chim bay từ khách sạn Hòa Bình đến khách sạn Sông Hàn.

+ Nhóm 3: Đo và tính khoảng cách thực địa theo đường chim bay từ Trần Quý Cáp đến Lý Tự Trọng.

Bước 2: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ được giao. GV quan sát hỗ trợ thêm.

Bước 3: Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV chuẩn xác kiến thức.

Khoảng cách từ Thị trấn Bắc Trà My đến thành phố Tam kì là 50 km. Trên một bản đồ Quảng Nam, khoảng cách đó đo được 5cm. Vậy bản đồ đó có tỉ lệ bao nhiêu? Bản đồ này thuộc nhóm bản đồ có tỉ lệ như thế nào(lớn, trung bình hay nhỏ)?

* Dặn dò: (1 phút)

- Ôn kiến thức của bài. Làm bài tập SGK.

- Tìm hiểu nội dung bài 4: Phương hướng trên bản đồ. Kinh độ, vĩ độ và toạ độ Địa Lí.

- Sưu tầm một video dự báo thời tiết về một cơn bão.

Câu 1: Bản đồ là(biết)

A. hình vẽ của Trái Đất lên mặt giấy.

B. Mô hình của Trái Đất được thu nhỏ lại.

C. hình vẽ bề mặt Trái Đất trên mặt giấy.

D. hình vẽ thu nhỏ trên giấy về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.

Câu 2: Tỉ lệ bản đồ chỉ rõ (biết)

A. độ lớn của bản đồ so với ngoài thực địa.

B. độ chính xác của bản đồ so với ngoài thực địa.

C. khoảng cách thu nhỏ nhiều hay ít so với quả địa cầu.

D. mức độ thu nhỏ khoảng cách được vẽ trên bản đồ so với thực địa.

Câu 3: Bản đồ nào sau đây có tỉ lệ nhỏ nhất?(biết)

A. 1: 1 000 000.

B. 1: 2 000 000.

C. 1: 3 000 000

D. 1: 4 000 000.

Câu 4: Để tính được khoảng cách thực địa dựa trên bản đồ thì cần có(biết)

A. kí hiệu địa lí.

B. tỉ lệ bản đồ.

C. hệ thống kinh tuyến.

D. hệ thống vĩ tuyến.

Câu 5: Tỉ lệ bản đồ 1: 1 000 000 có nghĩa là (hiểu)

A. 1cm trên bản đồ bằng 1km trên thực địa.

B. 1cm trên bản đồ bằng 10km trên thực địa.

C. 1cm trên bản đồ bằng 100 km trên thực địa.

D. 1cm trên bản đồ bằng 1000km trên thực địa.

Câu 6: Bản đồ có tỉ lệ nào sau đây thể hiện các chi tiết rõ hơn cả?(hiểu)

A. 1: 750.

B. 1: 900.

C. 1: 15 000.

D. 1: 1 000 000.

Câu 7: Bản đồ nào sau đây thuộc nhóm bản đồ có tỉ lệ lớn?(hiểu)

A. 1: 100 000.

B. 1: 200 000.

C. 1: 500 000

D. 1: 1 000 000.

Câu 8: Khoảng cách trên thực địa của đường Phan Bội Châu ở H8 SGK là(VDT)

A. 277,5 m.

B. 337,5m

C. 412,5m.

D. 525,0m

Câu 9: Khoảng cách 3cm trên bản đồ có tỉ lệ 1: 500 000 bằng bao nhiêu km trên thực địa? (VDT)

A. 15km.

B. 150km.

C. 1500km.

D. 15 000km.

Câu 10: Trên bản đồ Quảng Nam có tỉ lệ 1: 1 000 000, từ thị trấn Bắc Trà My đến thành phố Tam Kỳ đo được 5cm.Vậy khoảng cách thực địa từ thị trấn Bắc Trà My đến thành phố Tam Kỳ là (VDC)

A. 15km.

B. 25km.

C. 50km.

D. 55km.

Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 6 chuẩn khác:


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học