Giáo án Địa Lí 6 Chân trời sáng tạo Bài 2 : Kí hiệu và chú giải trên một số bản đồ thông dụng

I. MỤC TIÊU :

Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức

- Hiểu được khái niệm bản đồ, các yếu tố cơ bản của bản đổ.

- Nhận biết được một số lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới.

- Nêu được sự cần thiết của bản đồ trong học tập và đời sống

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực tìm hiểu địa lí: - Xác định phương hướng trên bản đồ.So sánh sự khác nhau giữa các lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới.  

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết liên hệ thực tế để giải thích các hiện tượng, các vấn đề liên quan đến bài học; Liên hệ với Việt Nam nếu có

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tự  nhiên 

3. Phẩm chất

-Trách nhiệm: Thực hiện, tuyên truyền cho người thân về những giá trị mà bài học mang lại

- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học 

- Nhân ái: Tôn trọng sự thật về hình dạng, phạm vi lãnh thổ của các quốc gia và vùng lãnh thổ..

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Quả Địa Cầu

- Một số bản đồ giáo khoa treo tường thế giới được xây dựng theo một số phép chiếu

khác nhau

- Phóng to hình 1 trong SGK

- Các bức ảnh vệ tỉnh, ảnh máy bay của một vùng đất nào đó để so sánh với bản đồ

2. Chuẩn bị của học sinh: sách giáo khoa, vở ghi...

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

Hoạt động 1: Mở đầu

a. Mục đích: Giáo viên đưa ra tình huống để học sinh giải quyết, trên cơ sở đó để hình thành kiến thức vào bài học mới.

b. Nội dung: Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Cách thực hiện

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: Bản đồ địa lí được sử dụng để thế hiện nhiều loại thông tin khác nhau. Làm sao chúng ta có thểđọc và hiểuđượcnhững nội dung cơ bản được thểhiện trên bản đồ? Ví dụ, làm sao đểbiết được đâu là thành phố, công viên, rừng cây hay dòng sông? Những câu hỏi trên phần nào sẽ được giải đáp trong bài học này

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ


Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung 

HS: Trình bày kết quả

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới

HS: Lắng nghe, vào bài mới


Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1: KÍ HIỆU BẢN ĐỒ VÀ CHÚ GIẢI

a. Mục đích: HS Trình bày được khái niệm bản đồ, các dạng bản đồ, các cấp tỉ lệ. 

b. Nội dung: Tìm hiểu về KÍ HIỆU BẢN ĐỒVÀ CHÚ GIẢI 

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Cách thực hiện. 

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: HS Dựa vào hình 2.1, em hãy cho biết các ký hiệu a, b, c, d tương ứng với nội dung các hình nào (1, 2, 3, 4)?

Quan sát hình 2.2 và hình 2.3, em hãy:

-Xác định các yếutổ sau: bảng chú giải, kỉ hiệu.

-Cho biết kíhiệu nào thểhiện các mỏ sắt, mỏ than? hiệu nào được dùng để thể hiện ranh giới của thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận?

HS: Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe

I. KÍ HIỆU BẢN ĐỒ VÀ CHÚ GIẢI 

- Kí hiệu bản đồ là phương tiện dùng để thể hiện toàn bộ hay một phần của các sự vật và hiện tượng địa lí.


-Kí hiệu bản đồ giúp người đọc phân biệt được sự khác nhau của các thông tin thể hiện trên bản đồ. Ý nghĩa của các kí hiệu được giải thích rõ ràng trong chú giải của bản đồ..

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: Trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

HS: Lắng nghe, ghi bài


Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về CÁC LOẠI KÍ HIỆU BẢN ĐỒ

a. Mục đích: HS biết các dạng biểu đồ tương ứng với nó là các đường kinh và vĩ tuyến

b. Nội dung: Tìm hiểu CÁC LOẠI KÍ HIỆU BẢN ĐỒ

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Cách thực hiện.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV

Cho HS quan sát 1 số bản đồ. Thảo luận theo nhóm nội dung sau.

Nhóm 1,3

? Trên BĐ người ta thể hiện những gì? 

? Ký hiệu bản đồ là gì?

Nhóm 2,4

Hãy kể thêm tên một số đối tượng địa lí được thể hiện bằngcác loại kí hiệu: điểm, đường, diện tích.

: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

II/ CÁC LOẠI KÍ HIỆU BẢN ĐỒ


Định nghĩa:


Ký hiệu BĐ là những dấu hiệu quy ước (màu sắc, hình vẽ) thể hiện đặc trưng các đối tượng địa lý

Các loại ký hiệu:


hiệu điểm

•4*Sân bay

Càng biển

Nhà máy thuỷ điện

Kí hiệu đường

Biên giới quốc gia

Đường bộ

Đường sắt

Kí hiệu diện tích



Đất cát

Đất phù sa sông

Đất phèn



Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: Trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

HS: Lắng nghe, ghi bài


Hoạt động 3: Luyện tập.

a. Mục đích: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học 

b. Nội dung: Hoàn thành các bài tập. 

c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh

d. Cách thực hiện.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: HS suy nghĩ, thảo luận hoàn thành các câu hỏi sau.

Dựa vào hình 2.2 và hình 2.3 em hãy:

Giáo án Địa Lí 6 Chân trời sáng tạo Bài 2 : Kí hiệu và chú giải trên một số bản đồ thông dụng

-Xác định vị trí và độ cao của đỉnhnúi Ê-vơ-rét(Everest), vị trí và độ sâu của vực biên Ma-ri-a-na (Maríana).

-Tìm dãy núi Rốc-ki (Rocky).

-Hãy xác định vị trí của sân bay Nội Bài.

HS: lắng nghe

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS suy nghĩ, thảo luận để tìm ra câu trả lời. 

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS lần lượt trả lời các câu hỏi

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV chuẩn kiến thức, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của bài học


Hoạt động 4. Vận dụng

a. Mục đích: HS biết được giải thích được những vấn đề có liên quan đến bài học hôm nay

b. Nội dung: Vận dụng kiến thức 

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Cách thực hiện.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: Hãy sưu tầm bản đồ hành chính Việt Nam qua các thời kỳ và so sánh sự thay đổi số lượng các đơn vị hành chính cấp tỉnh

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ


Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức 

HS: Lắng nghe và ghi nhớ. 


Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa lí lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học