Giáo án Địa Lí 6 Bài 19: Khí áp và gió trên Trái Đất
- Nắm được khái niệm khí áp. Hiểu và trình bày được sự phân bố khí áp trên TĐ.
- Nêu được tên, phạm vi hoạt động và hướng của các loại gió thổi thường xuyên trên TĐ.
- Quan sát, nhận xét, phân tích, giải thích, sử dụng tranh ảnh.
- Xác định được các đai khí áp và các loại gió chính trên Trái Đất.
HS biết được ích lợi của gió đối với đời sống và sinh hoạt của con người.
- Năng lực chung: tự học; hợp tác; trao đổi...
- Năng lực riêng: sử dụng hình vẽ, tranh ảnh...
- Tranh khí áp và gió trên Trái Đất, bản đồ thế giới.
- Bảng da.
- Sách, vở, đồ dùng học tập, bảng da nhóm.
- Dựa vào kênh hình, kênh chữ bài 19 trả lời câu hỏi trong bài.
1. Mục tiêu
HS được gợi nhớ, hiểu biết về khí áp và gió trên Trái Đất, sử dụng kĩ năng quan sát tranh ảnh để nhận biết về sự phân bố các đai khí áp và phạm vi hoạt động của các loại gió. Qua đó HS biết được ảnh hưởng của chúng đối với sản xuất và sinh hoạt của con người trên TĐ.
2. Phương pháp - kĩ thuật
Vấn đáp, trao đổi, cá nhân, nhóm.
3. Phương tiện
Tranh khí áp và gió trên TĐ, bảng da.
4. Các bước hoạt động
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Giáo viên đưa ra bảng số liệu về nhiệt độ, cấp gió… ở một số địa phương, cho HS quan sát và hỏi: Các yếu tố này hằng ngày các em thường được nghe, thấy ở đâu?
Bước 2: HS quan sát bảng số liệu và bằng hiểu biết để trả lời
Bước 3: HS trả lời, HS khác nhận xét).
Bước 4: GV dẫn dắt vào bài.
GV từ thông tin đại chúng(chương trình dự báo thời tiết), hoặc từ tài liệu, sách báo cho các em thấy được khí áp và gió là một yếu tố của khí hậu. Để hiểu được khí áp là gì? Có các vành đai khí áp nào trên Trái Đất? Có mấy loại gió chính, phạm vi hoạt động của chúng như thế nào? Bài học hôm nay các em cùng cô tìm hiểu nội dung đó qua bài 19 “ Khí áp và gió trên TĐ”
Hoạt động 1: Tìm hiểu khí áp các đai khí áp trên TĐ (17 phút)
-Mục tiêu: Nêu được khái niệm khí áp và trình bày được sự phân bố các đai khí áp cao và thấp trên TĐ.
-Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Phương pháp sử dụng tranh ảnh, SGK.
-Hình thức tổ chức: cá nhân, cặp đôi.
Hoạt động của GV và HS | Nội dung cần đạt |
---|---|
B1: GV yêu cầu HS dựa vào SGK, H50 (SKG) và kiến thức đã học cho biết: - Khí áp là gì? - Dụng cụ đo khí áp? Đơn vị tính? - Các đai khí áp thấp, cao nằm ở những vĩ độ nào? - Nhận xét sự phân bố các đai khí áp trên TĐ? - Tại sao các đai khí áp không liên tục? B2: HS thực hiện nhiệm vụ(nhóm đôi), trao đổi kết quả làm việc. B3: Trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung. B4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức(kết hợp sử dụng bản đồ) |
1. Khí áp, các đai khí áp trên Trái đất a. Khí áp: -Sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất gọi là khí áp. -Đơn vị đo khí áp là mm thủy ngân. b. Các đai khí áp trên Trái đất -Khí áp được phân bố trên TĐ thành các đai khí áp thấp và khí áp cao từ xích đạo về cực +Các đai áp thấp nằm ở khoảng vĩ độ 0o và khoảng vĩ độ 60oB và N +Các đai áp cao nằm ở khoảng vĩ độ 30o B và N và khoảng vĩ độ 90oB và N(cực Bắc và Nam) |
Hoạt động 2: Tìm hiểu về gió và các hoàn lưu khí quyển(18 phút)
-Mục tiêu: HS nêu được tên, phạm vi hoạt động và hướng của các loại gió chính trên TĐ
-Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Phương pháp sử dụng tranh ảnh, SGK, vấn đáp.
-Hình thức tổ chức: Cá nhân, nhóm
Hoạt động của GV và HS | Nội dung cần đạt | ||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
B1: GV giao nhiệm vụ Y/c cầu HS nghiên cứu mục 2 SGK cho biết: -Gíó là gì? Nguyên nhân nào sinh ra gió? - Sự chênh lệch khí áp giữa 2 vùng càng lớn thì tốc độ của gió như thế nào? -Khi nào không có gió? * Liên hệ: Cho học sinh xem tranh ảnh(GV đưa ra một số tranh về ích lợi, tác hại của gió), và bằng hiểu biết của bản thân, cho biết gió có ảnh hưởng như thế nào đối với sản xuất và đời sống của con người? -Tìm hiểu các hoàn lưu khí quyển -Y/ cầu HS quan sát tranh H51(SGK) cho biết: -Sự chuyển động của không khí giữa các đai áp cao, áp thấp tạo thành một hệ thống gió thổi vòng tròn gọi là gì ? GV yêu cầu HS hoạt động nhóm dựa vào H51(SGK) hoàn thành nội dung trong bảng mẫu sau: (4’) Các nhóm cùng nội dung
- Tại sao gió tín phong và Tây ôn đới không thổi theo hướng kinh tuyến mà hơi lệch phải(nửa cầu Bắc), lệch trái(nửa cầu Nam)? B2: HS thực hiện nhiệm vụ, thảo luận nhóm trao đổi kết quả B3: Gọi 1 HS đại diện nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung. B4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn xác kiến thức. - Kết luận theo bảng(bảng da) GV: do sự vận động tự quay của Trái Đất Tín phong và Tây ôn đới tạo thành 2 hoàn lưu khí quyển quan trọng nhất trên Trái Đất). |
2. Gió và các hoàn lưu khí quyển a. Gió: - Gió là sự chuyển động của không khí từ nơi áp cao về nơi áp thấp. - Nguyên nhân: Do sự chênh lệch khí áp giữa 2 vùng tạo ra. b. Các hoàn lưu khí quyển
|
- Mục tiêu: Nhằm hệ thống hóa và cho học sinh nắm toàn bộ kiến thức trọng tâm của bài học
- Phương pháp: vấn đáp, luyện tập
Điền vào hình vẽ (hình vẽ trống vẽ trên bảng da) các đai áp cao, áp thấp, các loại gió Tín phong, Tây ôn đới, Đông cực
- Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học để liên hệ thực tế và giải quyết vấn đề
- Phương pháp, kỹ thuật: Sử dụng tài liệu tham khảo, sách báo, phương tiện truyền thông
- Tìm hiểu thêm về ích lợi và tác hại của gió đối với sản xuất và đời sống con người trên TĐ
- Chuẩn bị bài 20 “Hơi nước trong không khí và mưa”
Dựa vào thông tin SGK, số liệu, tranh ảnh, biểu đồ, lược đồ
+ Tìm hiểu hơi nước và độ ẩm không khí
+ Mưa và sự phân bố mưa trên Trái Đất.
Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 6 chuẩn khác:
- Giáo án Địa Lí 6 Bài 20: Hơi nước trong không khí. Mưa
- Giáo án Địa Lí 6 Bài 21: Thực hành: Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa
- Giáo án Địa Lí 6 Bài 22: Các đới khí hậu trên Trái Đất
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)