Giáo án Địa Lí 11 Kết nối tri thức Bài 2: Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Giáo án Địa Lí 11 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Học xong bài này, em sẽ:

-Trình bày được các biểu hiện, hệ quả của toàn cầu hoá kinh tế.

- Phân tích ảnh hưởng của toàn cầu hoá kinh tế đối với các nước trên thế giới.

- Trình bày được các biểu hiện, hệ quả của khu vực hoá kinh tế.

- Phân tích được ý nghĩa của khu vực hoá kinh tế đối với các nước trên thế giới.

2. Năng lực

*. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ học tập như khai thác hình ảnh, video để trả lời câu hỏi. Biết lưu giữ thông tin, chủ động ghi chép lại những nội dung chính của bài học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tự giác để thảo luận với HS khác về nhiệm vụ học tập được giao đồng thời đánh giá, nhận xét được kết quả học tập của HS khác. Sử dụng ngôn ngữ phù hợp để báo cáo kết quả học tập.

*. Năng lực đặc thù:

- Nhận thức khoa học địa lí:

+ Trình bày được các biểu hiện, hệ quả của toàn cầu hoá kinh tế.

+ Phân tích ảnh hưởng của toàn cầu hoá kinh tế đối với các nước trên thế giới.

+ Trình bày được các biểu hiện, hệ quả của khu vực hoá kinh tế.

+ Phân tích được ý nghĩa của khu vực hoá kinh tế đối với các nước trên thế giới.

- Tìm hiểu địa lí:

+ Nhận xét, phân tích hình ảnh, bảng số liệu để thấy biểu hiện toàn cầu hóa, khu vực vực hóa kinh tế.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

+ Đánh giá những ảnh hưởng của toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế với Việt Nam từ việc thu thập thông tin và kết quả mà Việt Nam đạt được từ khi gia nhập ASEAN

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ, tự giác hoàn thành nhiệm vụ học tập.

- Trách nhiệm: Hoàn thành nhiệm vụ học tập bản thân được phân công khi làm việc nhóm, làm bài tập vận dụng. Xác định trách nhiệm của bản thân trong vai trò phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Bản đồ các nước trên thế giới.

- Các video, hình ảnh, số liệu thống kê về toàn cầu hóa,khu vực hóa kinh tế.

- Phiếu học tập.

2. Học sinh

- Đọc bài ở nhà,

- Giấy nhớ

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu

(Cá nhân/5 phút)

a) Mục tiêu

- Kiến thức: Tạo hứng thú cho Hs khi bước vào bài học.

- Kĩ năng: Phân tích khai thác thông tin, dữ liệu từ truyền thông.

b) Nội dung: Hs thực hiện trò chơi kể tên các tổ chức liên kết mà Việt Nam tham gia.

c) Sản phẩm:

Giáo án Địa Lí 11 Kết nối tri thức Bài 2: Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế

d) Tiến trình hoạt động

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS, kể tên một số tổ chức liên kết mà Việt Nam tham gia.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân trong vòng 2 phút.

- Bước 3:Báo cáo, thảo luận: GV gọi ngẫu nhiên một HS ở một nhóm bất kì trả lời, mỗi lần chỉ được nêu tên một tổ chức, bổ sung theo vòng tròn, không lặp đáp án, nhóm có nhiều đáp án nhất có thưởng.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV dẫn dắt để HS có thể phát biểu được 1 biểu hiện của toàn cầu hóa và khu vực hóa.GV chuẩn kiến thức và vào bài.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới ( phút)

HOẠT ĐỘNG 2.1: TÌM HIỂU VỀ TOÀN CẦU HÓA

(Đọc tích cực/nhóm/khai thác trực quan)

a) Mục tiêu

- Kiến thức: Trình bày được khái niệm, biểu hiện và hệ quả của toàn cầu hóa.

- Kĩ năng: Làm việc nhóm, giải quyết vấn đề.

b) Nội dung: HS nghiên cứu, thảo luận hoàn thành nhiệm vụ học tập

c) Sản phẩm:

I. XU HƯỚNG TOÀN CẦU HOÁ KINH TẾ.

1. Khái niệm

Toàn cầu hoá là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt, từ kinh tế đến văn hoá, khoa học... Trong đó, toàn cầu hoá kinh tế có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của nền kinh tế – xã hội thế giới.

2. Biểu hiện

- Các dòng hàng hoá – dịch vụ, vốn, lao động và tri thức ngày càng được tự do dịch chuyển.

- Các giao dịch quốc tế về thương mại, đầu tư và tài chính tăng nhanh.

- Hình thành và phát triển các tổ chức kinh tế toàn cầu

- Các công ty đa quốc gia có vai trò quan trọng.

- Các tiêu chuẩn toàn cầu được áp dụng ngày càng rộng rãi trong quá trình sản xuất kinh doanh:

2. Hệ quả

- Tích cực:

+Tăng cường chuyên môn hoá và hợp tác hoá trong sản xuất, thúc đẩy phân công lao động, qua đó lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ.

+Tạo ra sự dịch chuyển các yếu tố sản xuất như lao động, vốn, công nghệ và tri thức.

+ Có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các nước theo hướng phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch vụ có hàm lượng công nghệ và tri thức cao, hướng tới phát triển xanh và bền vững.

- Hạn chế:

+ Gia tăng sự phân hoá trình độ phát triển kinh tế và khoảng cách giàu nghèo trong từng nước và giữa các nước.

d) Tiến trình hoạt động

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

* Nhiệm vụ 1:Tìm hiểu khái niệm toàn cầu hóa.

GV yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa và hoàn thành nhiệm vụ học tập sau :

Giáo án Địa Lí 11 Kết nối tri thức Bài 2: Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế

* Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu biểu hiện toàn cầu hóa

GV chia lớp thành 4 nhóm yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa, thảo luận nhóm nêu biểu hiện toàn cầu hóa

Giáo án Địa Lí 11 Kết nối tri thức Bài 2: Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu hệ quả toàn cầu hóa

Yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa, thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi

Nêu hệ quả của toàn cầu hóa?

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Địa Lí 11 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 11 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học