Giáo án Địa Lí 11 Kết nối tri thức Bài 5: Thực hành viết báo cáo về đặc điểm và biểu hiện của nền kinh tế tri thức
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa Lí 11 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Thu thập tư liệu, viết được báo cáo tìm hiểu về đặc điểm và các biểu hiện của nền kinh tế tri thức.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động thực hiện nhiệm vụ học tập được giao. Ghi chép thông tin bằng các hình thức phù hợp, thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng, bổ sung khi cần thiết.
- Giao tiếp hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng để trình bày thông tin, ý tưởng và để thảo luận, lập luận, đánh giá các vấn đề. Biết chủ động trong giao tiếp, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động phát hiện vấn đề, tìm logic trong giải quyết vấn đề, đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề liên quan đến nền kinh tế tri thức.
* Năng lực chuyên biệt:
- Sử dụng các công cụ Địa lí học: Tìm kiếm, chọn lọc được thông tín từ các văn bản tài liệu phù hợp với nội dung, chủ để nghiên cứu; sử dụng được tranh, ảnh địa lí để hiểu được đặc điểm và các biểu hiện của nền kinh tế tri thức.
- Khai thác internet phục vụ môn học: Tìm kiếm, thu thập, chọn lọc và hệ thống được các thông tin từ các trang web liên quan đến kinh tế tri thức.
- Cập nhật thông tin và liên hệ thực tế: Tìm kiếm thông tin cập nhật về sự phát triển của kinh tế tri thức và liên hệ với Việt Nam
3. Phẩm chất
Biết được quá trình hình thành nền kinh tế tri thức và các yếu tố ảnh hưởng đến nền kinh tế tri thức đề từ đó có thêm sự chuẩn bị cho việc phát triển nền kinh tế tri thức ở Việt Nam trong tương lai.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Các tài liệu có liên quan.
- Phiếu đánh giá sản phẩm nhóm.
- Đường link một số trang web để HS tìm dữ liệu:
+ https://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_t%E1%BA%BF_tri_th%E1%BB%A9c
+ https://vjol.info.vn/index.php/khxhvn/article/view/23936,...
+ https://www.youtube.com/watch?v=NJ28mYJLJI4
+ https://www.youtube.com/watch?v=DMc6GUKw0l0
+ https://aistudios.com/dashboard
2. Học sinh
- Giấy note để làm việc cá nhân;
- Bút màu để làm việc nhóm;
- Dụng cụ truy cập Internet tìm hiểu về nền kinh tế tri thức
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Khởi động/Mở đầu
a) Mục tiêu:
- Tạo tình huống học tập, kết nối kiến thức HS đã có về nền kinh tế tri thức.
- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của HS.
b) Nội dung: HS tham gia trò chơi “ Giải mã bí ẩn”
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ:
GV nêu thể lệ trò chơi “ Giải mã bí ẩn”
+ Có 5 chuỗi kí hiệu .
+ HS dựa vào bảng ngôn ngữ dấu hiệu để giải và tìm đáp án.
+ Thời gian 10s/câu hỏi
Bí ẩn 1. GIÁO DỤC
Bí ẩn 2. STEM
Bí ẩn 3. CÁCH MẠNG 4.0
Bí ẩn 4. SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Bí ẩn 5. CÔNG NGHỆ CAO
Bí ẩn 6. DỊCH VỤ
Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS nhận nhiệm vụ
+ HS tham gia trò chơi
- Báo cáo, thảo luận:
+ GV gọi ngẫu nhiên HS
+ HS trả lời nhanh
- Kết luận, nhận định:
GV nhận xét câu trả lời và chốt ý đồng thời dẫn dắt vào bài, giới thiệu nội dung bài học
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Tìm hiểu về nền kinh tế tri thức
a) Mục tiêu:
- Thu thập tư liệu, tạo được báo cáo tìm hiểu về đặc điểm và các biểu hiện của nền kinh tế tri thức.
b) Nội dung:
- HS thu thập tư liệu, tạo được báo cáo tìm hiểu về đặc điểm và các biểu hiện của nền kinh tế tri thức bằng video AI.
c) Sản phẩm: video AI báo cáo của các nhóm.
d) Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ:
Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhómvà giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm nghiên cứu và tạo video sử dụng công nghệ AI bài báo cáo về nền kinh tế tri thức theo gợi ý sau:
1. Khái niệm
2. Đặc điểm
- Nêu những đặc điểm của nền kinh tế tri thức.
3. Biểu hiện
- Nêu các biểu hiện của nền kinh tế tri thức.
- Cho ví dụ về các sản phẩm ứng dụng của nền kinh tế tri thức.
Bước 2: GV hướng dẫn học sinh tạo video AI báo cáo với cấu trúc rõ ràng và logic:
+ Chuẩn bị nội dung báo cáo
● Xác định nội dung báo cáo về nền kinh tế tri thức, bao gồm khái niệm, đặc điểm và các biểu hiện.
● Viết các đoạn văn bản để trình bày thông tin một cách rõ ràng.
+ Chọn công cụ tạo video AI
● Tìm và chọn một công cụ tạo video AI hoặc phần mềm chỉnh sửa video có tính năng hợp thành giọng nói tổng hợp (Text-to-Speech).
+ Chọn giọng nói và cài đặt
● Chọn giọng nói phù hợp với nội dung và phong cách của báo cáo.
● Cài đặt tốc độ, ngữ điệu và cảm xúc của giọng nói để phù hợp với bản thân của báo cáo.
+ Nhập nội dung và chỉnh sửa
● Sao chép và dán các đoạn văn bản báo cáo vào công cụ tạo video AI.
● Chỉnh sửa và định dạng văn bản để tạo sự trôi chảy và dễ đọc cho giọng nói tổng hợp.
+ Thêm hình ảnh và video
● Chọn hình ảnh và video liên quan đến nội dung báo cáo về nền kinh tế tri thức.
● Sắp xếp và chỉnh sửa hình ảnh và video để tạo câu chuyện hợp lý và trực quan.
+ Thiết kế và tạo video
● Thiết kế giao diện video bao gồm cách hiển thị văn bản, hình ảnh, video và các yếu tố khác.
● Tạo video bằng công cụ tạo video AI hoặc phần mềm chỉnh sửa video, sắp xếp các phần tử và tạo hiệu ứng chuyển động nếu cần thiết.
+ Kiểm tra và chỉnh sửa
● Xem trước và kiểm tra video để đảm bảo rằng nội dung và hình ảnh hiển thị đúng và phù hợp với báo cáo của bạn.
● Chỉnh sửa và điều chỉnh video nếu cần thiết để đạt được kết quả tốt nhất.
+ Render và xuất video
● Sau khi hoàn thành chỉnh sửa và kiểm tra, render video với định dạng và chất lượng mong muốn.
● Xuất video thành tệp hoặc định dạng phù hợp để chia sẻ .
- Thực hiện nhiệm vụ:
● HS thực hiện nhiệm vụ như hướng dẫn, thu thập tư liệu về khái niệm, đặc điểm, biểu hiện của nền kinh tế tri thức từ internet, sách, báo, tạp chí…
● Hệ thống hoá các tư liệu. So sánh, xử lí tư liệu thu thập được.
● Chia sẻ và thống nhất các nội dung phù hợp.
● Tạo video AI bằng cách tham khảo các link sau:
https://www.youtube.com/watch?v=NJ28mYJLJI4; https://www.youtube.com/watch?v=DMc6GUKw0l0; https://aistudios.com/dashboard
- Báo cáo, thảo luận:
Các nhóm hoàn thành và nộp lại sản phẩm học tập cho GV.
- Kết luận, nhận định:
GV nhận xét, góp ý, chuẩn kiến thức và tuyên dương những nhóm hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức bằng việc trình chiếu sản phẩm video AI tìm hiểu về nền kinh tế tri thức.
b) Nội dung:
- Video AI báo cáo tìm hiểu nền kinh tế tri thức.
c) Sản phẩm: Video AI của các nhóm.
d) Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu các nhóm chuẩn bị sản phẩm.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ
- Báo cáo, thảo luận: GV trình chiếu 1 số sản phẩm.
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét sản phẩm của HS và tổng kết bài học.
Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu:
- Liên hệ được kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn.
b) Nội dung:
- HS dựa vào kiến thức đã học, tìm hiểu những đặc điểm và biểu hiện của nền kinh tế tri thức trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
c) Sản phẩm: Nội dung ghi chép của HS
d) Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện ở nhà.
- HS tìm hiểu và chuẩn bị bài làm của mình.
- GV gọi đại diện HS lên trình bày, các HS khác nhận xét bổ sung.
- GV đánh giá, nhận xét sản phẩm của HS.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
V. PHỤ LỤC
PHIẾU ĐÁNH GIÁ
Tiêu chí |
Chấm điểm |
Điểm tuyệt đối |
Điểm chấm |
Nội dung |
Cấu trúc đầy đủ, rõ ràng, logic và mạch lạc của video và sự liên kết mượt mà giữa các phần. |
2 |
|
Nội dung phong phú, chính xác |
2 |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa Lí 11 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 11 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:
Giáo án Địa Lí 11 Bài 6: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Mỹ La tinh
Giáo án Địa Lí 11 Bài 9: Liên minh Châu Âu một liên kết kinh tế khu vực lớn
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 11 (các môn học)
- Giáo án Toán 11
- Giáo án Ngữ văn 11
- Giáo án Tiếng Anh 11
- Giáo án Vật Lí 11
- Giáo án Hóa học 11
- Giáo án Sinh học 11
- Giáo án Lịch Sử 11
- Giáo án Địa Lí 11
- Giáo án KTPL 11
- Giáo án HĐTN 11
- Giáo án Tin học 11
- Giáo án Công nghệ 11
- Giáo án GDQP 11
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 11 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 11
- Đề cương ôn tập Văn 11
- Đề thi Toán 11 (có đáp án)
- Đề thi Toán 11 cấu trúc mới
- Đề cương ôn tập Toán 11
- Đề thi Tiếng Anh 11 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 11 mới (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 11 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 11 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 11
- Đề thi Địa Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi KTPL 11
- Đề thi Tin học 11 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 11
- Đề thi GDQP 11 (có đáp án)