Giáo án Địa Lí 11 Kết nối tri thức Bài 17: Thực hành viết báo cáo về vấn đề dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa Lí 11 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Học xong bài này, em sẽ:

- Viết được báo cáo trình bày một số thông tin nổi bật về tài nguyên dầu mỏ và khai thác dầu mỏ ở khu vực Tây Nam Á

- HS biết khai thác, chọn lọc thông tin từ internet và các nguồn thông tin khác liên quan đến vấn đề dấu khi ở khu vực Tây Nam Á và viết báo cáo

Giáo án Địa Lí 11 Kết nối tri thức Bài 17: Thực hành viết báo cáo về vấn đề dầu mỏ của khu vực Tây

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ học tập như khai thác hình ảnh, video để trả lời câu hỏi. Biết lưu giữ thông tin, chủ động ghi chép lại những nội dung chính của bài học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tự giác để thảo luận với HS khác đồng thời đánh giá, nhận xét được kết quả học tập của HS khác. Sử dụng ngôn ngữ phù hợp để báo cáo kết quả học tập.

* Năng lực đặc thù:

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí:

+ Xác định được các bước cần thiết để viết báo cáo về một vấn đề địa lí.

+ Xác định được các nội dung để viết được báo cáo trình bày một số thông tin nổi bật về tài nguyên dầu mỏ và khai thác dầu mỏ ở khu vực Tây Nam Á

- Năng lực tìm hiểu địa lí: Khai thác, chọn lọc, thu thập được các tư liệu từ các nguồn khác nhau về địa lí có liên quan đến ngành dầu mỏ của Tây Nam Á.

- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Phân tích tác động của ngành dầu khí đến phát triển kinh tế-xã hội toàn khu vực và trên thế giới hiện nay.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ, trung thực trong học tập và nghiên cứu khoa học.

- Trách nhiệm: Hoàn thành nhiệm vụ học tập bản thân được phân công khi làm việc nhóm, làm bài tập vận dụng. Có trách nhiệm cao trong bảo vệ tài nguyên, môi trường và tinh thần hợp tác quốc tế.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Bản đồ tự nhiên và bản đồ kinh tế chung khu vực Tây Nam Á

- Tài liệu cho HS và giao nhiệm vụ từ tiết trước

* GV gợi ý HS thu thập tư liệu:

- Thu thập tư liệu từ các sách, báo, tạp chí và các tài liệu khác về tài nguyên dầu mỏ và việc khai thác ở khu vực Tây Nam Á

- Một số website có tư liệu về tài nguyên dầu mỏ và kai thác ở khu vực Tây Nam Á:

+ Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC): https://www.opec.org

+ Ngân hàng thế giới (WB): https://www.worldbank.org

* Và hướng dẫn HS khai thác thông tin như sau:

- Dựa vào kiến thức đã học, thông tin tham khảo và thông tin thu thập được, nêu vai trò của tài nguyên dầu mỏ đối với khu vực Tây Nam Á.

- Dựa vào bảng 17, cho biết:

+ Trữ lượng, sản lượng khai thác, sản lượng xuất khẩu dầu mỏ của khu vực (có thể so sánh với thế giới).

+ Trữ lượng, sản lượng khai thác, sản lượng xuất khẩu khi tự nhiên của khu vực (có thể so sánh với thế giới).

- Dựa vào thông tin tham khảo, chọn lọc các thông tin liên quan đến nội dung báo cáo.

2. Học sinh

- Tư liệu về dầu khí một số nước Tây Nam Á, phiếu đánh giá.

- Dàn ý bài báo cáo

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu

(Cá nhân/5 phút)

a) Mục tiêu

- Kiến thức: Tạo hứng thú cho Hs khi bước vào bài học.

- Kĩ năng: Phân tích khai thác thông tin, dữ liệu từ truyền thông.

b) Nội dung: HS chơi trò chơi theo nhóm

c) Sản phẩm: Câu trả lời miệng của HS

d) Tiến trình hoạt động

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm. GV tổ chức trò chơi Ai nhanh hơn. GV có 4 câu hỏi, nhóm nào nhanh hơn thì được quyền trả lời, trả lời đúng thì đc cộng điểm, sai thì đội khác có quyền bổ sung

Câu hỏi 1: Điền từ tích hợp vào chỗ trống

Tây Nam Á được xem là…….. thế giới ( Từ liên quan đến tài nguyên dầu mỏ) Rốn dầu

Câu hỏi 2: Đất nước nào có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất Tây Nam Á? Ả rập xê út

Câu hỏi 3: Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ trên thế giới có tên viết tắt là gì?OPEC

Câu hỏi 4: Dầu mỏ được phát hiện đầu tiên ở Iran vào năm nào? Năm 1908

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh tham gia trò chơi theo nhóm

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS trình bày trình bày

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chuẩn kiến thức, nhận xét tinh thần học tập, tổng kết trò chơi và dẫn dắt vào bài mới

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1:Kiểm tra nội dung chuẩn bị bài báo cáo ở nhà

a) Mục tiêu

- Kiến thức: Tư liệu và dàn ý bài báo cáo.

- Kĩ năng:

+ HS biết thu thập, chọn lọc, hệ thống hóa tư liệu về tài nguyên dầu mỏ và khai thác dầu mỏ khu vực Tây Nam Á. Lập đề cương để viết báo cáo

+ HS biết kiểm tra và nhận xét công tác chuẩn bị

b) Nội dung: HS kiểm tra chéo sản phẩm chuẩn bị của bạn

c) Sản phẩm: Sản phẩm chuẩn bị ở nhà của HS bào gồm các tư liệu và đề cương

Giáo án Địa Lí 11 Kết nối tri thức Bài 17: Thực hành viết báo cáo về vấn đề dầu mỏ của khu vực Tây

d) Tiến trình hoạt động

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho Hs kiểm tra sự chuẩn của bạn đã đầy đủ yêu cầu của GV

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện kiểm tra sự chuẩn bị của bạn

- Bước 3:Báo cáo, thảo luận:Gvcho Hs báo cáo kết quả,sau đó GV kiểm tra lại ngẫu nhiên 1 lần nữa

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá sự chuẩn bị của Hs ở nhà.

Hoạt động 2.2: Viết báo cáo

a) Mục tiêu

- Kiến thức: Viết báo cáo trình bày một số thông tin nổi bật về tài nguyên dầu mỏ và việc khai thác dầu mỏ ở khu vực Tây Nam Á

- Kĩ năng: Thu thập thông tin, phân tích bản đồ từ đó trình bày báo cáo một số thông tin nổi bật về tài nguyên dầu mỏ và việc khai thác dầu mỏ ở khu vực Tây Nam Á theo đề cương đã xây dựng

b) Nội dung: Báo cáo trình bày một số thông tin nổi bật về tài nguyên dầu mỏ và việc khai thác dầu mỏ ở khu vực Tây Nam Á

c) Sản phẩm: Bài báo cáo của HS

1. Đặc điểm tài nguyên dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á.

- Trữ lượng: Khu vực Tây Nam Á có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới với trữ lượng dầu đã được xác minh năm 2020 là 113,2 tỉ tấn dầu, chiếm 46,3% (gần một nửa) so với trữ lượng dầu mỏ của các mỏ dầu trên toàn thế giới (244,4 tỉ tấn).

- Phân bố: Dầu mỏ ở khu vực Tây Nam Á được phát hiện đầu tiên vào năm 1908 tại I-ran, các mỏ dầu tập trung nhiều nhất ở các nước: Ả-rập-xê-út, I-ran, I-rắc, Cô-oét, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất.

2. Việc khai thác dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á.

- Sản lượng khai thác:

+ Sản lượng dầu thô các nước khu vực Tây Nam Á đã khai thác được năm 2020 đạt 1297,3 triệu tấn, chiếm 31,1% tổng sản lượng khai thác dầu thô của thế giới với 4165,1 triệu tấn.

+ Dầu mỏ ở khu vực Tây Nam Á có trữ lượng dồi dào, nhiều mỏ dầu lớn nằm gần cảng, hàm lượng các-bon, lưu huỳnh trong dầu thô thấp, giá nhân công rẻ, lợi nhuận cao nên trung bình hàng năm các nước này khai thác được hơn 1 tỉ tấn dầu, chiếm 1/3 sản lượng dầu toàn thế giới.

- Phân bố: Chủ yếu ở các quốc gia khai thác và sản xuất dầu mỏ như: Ả-rập-xê-út, I-ran, I-rắc, Cô-oét, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất…

- Xuất khẩu:

+ Dầu mỏ của khu vực được khai thác và chuyển theo hệ thống ống dẫn tới các cảng để xuất khẩu dưới dạng dầu thô. Lượng dầu thô xuất khẩu của khu vực Tây Nam Á năm 2020 đạt 874,9 triệu tấn, chiếm 41,5% sản lượng dầu thô xuất khẩu của toàn thế giới (2108,6 triệu tấn).

+ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) được ra đời để kiểm soát giá dầu trên toàn thế giới - đây là một tổ chức hùng mạnh trong thương mại quốc tế.

+ Việc khai thác và vận chuyển dầu xuất khẩu tiềm ẩn nhiều nguy cơ tràn dầu gây ô nhiễm môi trường cao.

d) Tiến trình hoạt động

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV chia lớp thành 4 nhóm giao nhiệm vụ báo cáo trên giấy A0. GV tiêu chí chấm sản phẩm, thời gian làm báo cáo 20 phút

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ học tập

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa Lí 11 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 11 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học