Giáo án Địa Lí 11 Kết nối tri thức Bài 15: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Tây Nam Á

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa Lí 11 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Học x"WebContent/giao-an-dia-li-11/bai-17-thuc-hanh-viet-bao-cao-ve-van-de-dau-mo-kntt.jsp"ong bài này, em sẽ:

- Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, một số đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư, xã hội đến phát triển kinh tế – xã hội.

- Đọc được bản đồ, rút ra nhận xét; phân tích được số liệu, tư liệu.

Giáo án Địa Lí 11 Kết nối tri thức Bài 15: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Tây Nam Á

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ học tập như khai thác hình ảnh, video để trả lời câu hỏi. Biết lưu giữ thông tin, chủ động ghi chép lại những nội dung chính của bài học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tự giác để thảo luận với HS khác đồng thời đánh giá, nhận xét được kết quả học tập của HS khác. Sử dụng ngôn ngữ phù hợp để báo cáo kết quả học tập.

* Năng lực đặc thù:

- Nhận thức khoa học địa lí: Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, một số đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư, xã hội đến phát triển kinh tế – xã hội.

- Tìm hiểu địa lí: Đọc được bản đồ, rút ra nhận xét; phân tích được số liệu, tư liệu.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Khai thác chọn lọc thu thập các tư liệu từ các nguồn khác nhau về khu vực Tây Nam Á

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ, tự giác hoàn thành nhiệm vụ học tập.

- Trách nhiệm: Hoàn thành nhiệm vụ học tập bản thân được phân công khi làm việc nhóm, làm bài tập vận dụng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Bản đồ tự nhiên khu vực Tây Nam Á

- Bản đồ phân bố dân cư khu vực Tây Nam Á

- Video, tranh ảnh khu vực Tây Nam Á

2.Học sinh

- Đọc bài ở nhà

- Giấy nhớ

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu

(Cá nhân/5 phút)

a) Mục tiêu

- Kiến thức: Tạo hứng thú cho HS khi bước vào bài học. Lay động lòng trắc ẩn, cảm xúc của HS, hình thành các kiến thức ban đầu về khu vực “Điểm nóng” của thế giới

- Kĩ năng: Phân tích khai thác thông tin, dữ liệu từ truyền thông. Rèn luyện kĩ năng quan sát và phân tích qua clip

b) Nội dung:

- Cá nhân xem video và cảm nhận

c) Sản phẩm:

- Câu trả lời miệng của HS

d) Tiến trình hoạt động

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Phát PHT/chiếu câu hỏi định hướng trước khi xem clip

- Clip “Cho em tuổi thơ, cho em hòa bình”:

https://www.youtube.com/watch?v=Lq6eOyTo5gc

+ Vấn đề nào đang diễn ra qua phần trình bày của bé?

+ Vấn đề đó đang diễn ra ở đâu? Quốc gia nào? Khu vực nào?

+ Nguyên nhân do đâu mà vấn đề đó diễn ra?

Giáo án Địa Lí 11 Kết nối tri thức Bài 15: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Tây Nam Á

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh quan sát video và trả lời câu hỏi trong thời gian 1 phút.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS trình bày chia sẻ theo hình thức xung phong, nêu quan điểm bản thân, chia sẻ cảm xúc

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV cung cấp một số thông tin và tranh ảnh về các kì quan cổ đại, tóm lược lại truyền thuyết" Nghìn lẻ một đêm"..., tóm lược về Tây Nam Á và Trung Á, nêu lên giá trị đặc biệt của khu vực rồi dẫn dắt vào bài.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu Vị trí địa lí của Tây Nam Á

(Cặp đôi/Nhóm/khai thác trực quan)

a) Mục tiêu

- Kiến thức: Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế – xã hội.

- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích bản đồ, tự học, tự nghiên cứu và làm việc nhóm. Xác định đc vị trí khu vực, kê tên được các nước của khu vực

b) Nội dung: Hs thảo luận cặp đôi hoàn thành nhiệm vụ học tập

1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ

a. Vị trí địa lí:

– Tây Nam Á gồm 20 quốc gia có diện tích khoảng 7 triệu km.

– Vị trí địa lí:

+ Nằm ở phía tây nam của châu Á, phần đất nằm trong khoảng vĩ độ từ 12°B đến 42°B và trong khoảng kinh độ từ 27°Đ đến 73°Đ, vị trí được ví như cầu nối giữa ba châu lục: châu Á, châu Âu và châu Phi, ở vị trí tiếp xúc của các mảng kiến tạo lớn, trên vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải.

+ Tiếp giáp với nhiều biển và vịnh biển (Biển Đỏ, A-ráp, vịnh Péc-xích, Địa Trung Hải, Biển Đen), thông ra Đại Tây Dương ở phía bắc và Ấn Độ Dương ở phía nam.

+ Kênh Xuy-ê nối liền Địa Trung Hải với Ấn Độ Dương có ý nghĩa quan trọng đối với hàng hải quốc tế, giúp rút ngắn quãng đường di chuyển từ các khu vực ven Đại Tây Dương sang các khu vực ven Ấn Độ Dương.

b. Ý nghĩa:

- Vị trí địa lí đã tạo nên một khu vực Tây Nam Á có khí hậu chủ yếu là khô nóng nhưng có tài nguyên khoáng sản phong phú.

- Tây Nam Á có vị trí địa chính trị quan trọng do nằm giữa ba châu lục; án ngữ các tuyến đường giao thông quan trọng bậc nhất thế giới, có tuyến đường biển huyết mạch dẫn đến các mỏ dầu khí trữ lượng lớn của các quốc gia vùng vịnh Péc-xích.

c) Sản phẩm: Phần trả lời miệng của HS

d) Tiến trình hoạt động

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu đặc điểm vị trí địa lí

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV xác định trên bản đồ Các nước trên thế giới, xác định khu vực Tây Nam Á

Giáo án Địa Lí 11 Kết nối tri thức Bài 15: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Tây Nam Á

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

- Tây Nam Á gồm có………………..quốc gia, diện tích ……………………….

- Tiếp giáp………………………………………………………………………………………

+……………………………………………………………………………………………………

+……………………………………………………………………………………………………

+……………………………………………………………………………………………………

GV cho HS thảo luận cặp đôi, phát phiếu học tập, yêu cầu HS quan sát bản đồ tự nhiên Tây Nam Á hoàn thành phiếu theo cặp đôi trong vòng 3 phút.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS trao đổi theo cặp trong thời gian 3’ để hoàn thành nhiệm vụ.

- Bước 3:Báo cáo, thảo luận: GV gọi ngẫu nhiên cặp đôi HS nêu thông tin

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chiếu kết quả.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu phân tích ý nghĩa vị trí địa lí

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

* Ý nghĩa

Thuận lợi:

+……………………………………………………………………………………………………

+……………………………………………………………………………………………………

Khó khăn:

+……………………………………………………………………………………………………

+……………………………………………………………………………………………………

GV cho HS thảo luận nhóm, phát phiếu học tập, yêu cầu HS quan sát bản đồ tự nhiên Tây Nam Á hoàn thành phiếu trong vòng 5 phút.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS trao đổi theo nhóm trong thời gian 5’ để hoàn thành nhiệm vụ.

- Bước 3:Báo cáo, thảo luận: GV cho HS đổi chéo sản phẩm, nhận xét, bổ sung và gọi 1 nhóm lên báo cáo sản phẩm

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Địa Lí 11 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 11 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học