Giáo án Địa Lí 11 Kết nối tri thức Bài 11: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Đông Nam Á

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa Lí 11 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế – xã hội.

- Phân tích được tác động của các đặc điểm dân cư, xã hội tới phát triển kinh tế – xã hội.

- Đọc được bản đồ, rút ra nhận xét; phân tích được số liệu, tư liệu

2. Về năng lực

* Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Thông qua việc thu thập thông tin và trình bày về các đặc điểm vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội của Đông Nam Á.

- Giao tiếp và hợp tác: Thông qua thông qua các hoạt động nhóm và phương pháp dạy học thảo luận.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thông qua các hoạt động nhận xét, đánh giá các đặc điểm về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Đông Nam Á đã ảnh hưởng đến quá trình phát triển kt-xh của Đông Nam Á; đề xuất được giải pháp giải quyết.

* Năng lực đặc thù:

- Nhận thức khoa học Địa lí: Phân tích được các yếu tố của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đến quá trình phát triển kinh tế – xã hội.

- Tìm hiểu địa lí: Sử dụng các công cụ Địa lí học (bản đồ tự nhiên, bản đồ phân bố dân cư, tranh ảnh, bảng số liệu...), khai thác internet phục vụ môn học.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Cập nhật thông tin và liên hệ thực tế, vận dụng tri thức địa lí giải quyết vấn đề thực tiễn liên quan đến tự nhiên, dân cư khu vực Đông Nam Á.

3. Về phẩm chất

- Chăm chỉ, trung thực trong học tập và nghiên cứu khoa học.

- Hình thành thế giới quan khoa học khách quan, thái độ tôn trọng những giá trị văn hoá khác nhau của khu vực Đông Nam Á.

- Hình thành tình yêu quê hương đất nước, có thái độ làm việc nghiêm túc và tinh thần phát triển kinh tế cho địa phương, đất nước và khu vực.

- Bồi dưỡng lòng say mê tìm hiểu khoa học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Bản đồ tự nhiên, bản đồ phân bố dân cư khu vực Đông Nam Á.

- Video, tranh ảnh về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, dân cư, xã hội của khu vực Đông Nam Á.

- Phiếu đánh giá sản phẩm nhóm.

- Đường link các trang web để HS tìm dữ liệu:

+ https://data.worldbank.org/

+ https://data.worldbank.org/L

+ https://www.adb.org/where-we-work/main

+ https://www.gso.gov.vn/

+ https://cacnuoc.vn ...

2. Học sinh

- SGK, giấy note

- Tài liệu tham khảo có liên quan đến bài học.

- Số liệu mới về dân số Đông Nam Á.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: Mở đầu (3-5 phút)

1. Mục tiêu

- Tạo kết nối giữa kiến thức, kinh nghiệm của HS về tự nhiên, dân cư khu vực Đông Nam Á ở cấp học dưới với bài học.

- Tạo hứng thú, kích thích sự tìm tòi, tò mò của HS.

2. Nội dung

- Liệt kê 3 điều hiểu biết của bản thân về khu vực Đông Nam Á.

Giáo án Địa Lí 11 Kết nối tri thức Bài 11: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Đông Nam Á

3. Sản phẩm

Học sinh tích cực thể hiện sự hiểu biết của bản thân về Đông Nam Á.

4. Tổ chức thực hiện:

* Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV tổ chức cho HS làm việc toàn lớp, yêu cầu HS chia sẻ 3 điều hiểu biết của bản thân về khu vực Đông Nam Á.

- GV có thể gợi ý HS các điều có thể là: các quốc gia Đông Nam Á lục địa hoặc Đông Nam Á hải đảo, những cảnh đẹp, những nét đẹp về văn hoá – xã hội, các thành phố lớn, tập tục xã hội độc đáo...

- GV sử dụng kĩ thuật “Chúng em biết 3” khi tiến hành hoạt động này và khuyến khích HS đưa ra ý kiến cá nhân, mọi ý kiến đều được chấp nhận, không đánh giá bất kì ý kiến nào, có thể có ý kiến đúng, chưa đúng, HS sẽ tìm được câu trả lời đúng sau khi học bài mới. Sau khi HS trả lời, GV dẫn dắt vào bài mới.

* Thực hiện nhiệm vụ:

- HS note trên giấy nháp các ý chính cho phần trả lời (1 phút)

* Báo cáo, thảo luận:

- GV dùng thẻ bài/vòng quay số... để gọi HS bất kỳ trình bày quan điểm của mình về vấn đề nêu trên (khoảng 3-5 em).

- Các em còn lại có thể bổ sung những điều thú vị khác (GV lưu ý thời gian để điều phối hợp lí)

* Kết luận, nhận định:

- GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí

1. Mục tiêu

- Phân tích được ảnh hưởng của phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội.

- Xác định được vị trí của khu vực và kể tên các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á

2. Nội dung

Đọc thông tin mục I và hình 11.1, kết hợp hiểu biết của bản thân, hãy:

- Nêu đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của khu vực Đông Nam Á.

- Xác định các quốc gia, khu vực, các biển và đại dương tiếp giáp khu vực Đông Nam Á.

- Phân tích những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đến phát triển kinh tế – xã hội của khu vực.

3. Sản phẩm

- Câu trả lời của HS

4. Tiến trình hoạt động:

* Chuyển giao nhiệm vụ:

- HS làm việc theo cặp, viết ra các câu khái quát về đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của khu vực Đông Nam Á.

* Thực hiện nhiệm vụ:

- HS đọc thông tin mục I SGK/Tr118 và quan sát hình 26.1 (2 phút)

- Trả lời câu hỏi vào giấy nháp (2 phút)

* Báo cáo, thảo luận:

- GV cho bắt thăm/chỉ định một số cặp HS chia sẻ ý kiến và mời một số HS nhận xét ý kiến của nhóm bạn trước lớp.

* Kết luận, nhận định:

- GV đánh giá và chuẩn kiến thức ghi bài

I. PHẠM VI LÃNH THỔ VÀ VỊ TRÍ ĐỊA LÍ

- Phạm vi lãnh thổ: Khu vực Đông Nam Á bao gồm 11 quốc gia, có diện tích khoảng 4,5 triệu km2, bao gồm hai bộ phận: Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.

- Vi trí dia lí:

+ Nằm ở phía đông nam của châu Á, phần đất trong khoảng vĩ độ từ 28°B đến 100N; phía bắc giáp khu vực Đông Á, phía tây giáp khu vực Nam Á và vịnh Ben-gan, phía đông giáp Thái Bình Dương, phía nam giáp Ô-xtrây-li-a và Ấn Độ Dương.

+ Là cầu nối giữa lục địa Á – Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a, nơi giao thoa giữa các luồng sinh vật và các vành đai sinh khoảng.

- Ảnh hưởng:

+ Tài nguyên thiên nhiên phong phú, thuận lợi cho giao lưu, phát triển kinh tế nhưng cũng là khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của các thiên tại như bão, động đất, núi lửa, sóng thần,...

+ Có nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng đi qua, đặc biệt có eo biển Ma-lắc-ca là một trong những đầu mối hàng hải lớn, góp phần vận chuyển hàng hoá từ châu Âu, châu Phi, Nam Á, Tây Nam Á đến Đông Á và ngược lại.

+ Có vị trí địa – chính trị quan trọng, là nơi giao thoa của các nền văn hoá lớn khiến khu vực có nền văn hoá đa dạng và đặc sắc, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến vấn để bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng trong khu vực.

Hoạt động 2.1.Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (15 phút)

1. Mục tiêu:

- HS trình bày được đặc điểm nổi bật của iều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực Đông Nam Á.

- Phân tích được ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến sự phát triển kinh tế – xã hội của các quốc gia khu vực Đông Nam Á.

- Đọc được bản đồ tự nhiên khu vực Đông Nam Á và rút ra nhận xét về điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam Á.

2. Nội dung:

Đọc thông tin Mục II và quan sát hình 11.1, hoàn thành PHT sau:

ĐKTN&TNTN

ĐẶC ĐIỂM

ẢNH HƯỞNG

1. Địa hình, đất

2. Khí hậu

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa Lí 11 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 11 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học