Giáo án Địa Lí 11 Bài 11 Tiết 4: Thực hành: Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại của Đông Nam Á

1. Kiến thức

- Nhắc lại được một số địa điểm du lịch nổi tiếng của từng khu vực: Đông Nam Á, Đông Á và Tây Nam Á.

- So sánh được mức chi tiêu, số khách, doanh thu du lịch của từng khu vực.

- So sánh được tình hình xuất nhập khẩu của các nước trong khu vực Đông Nam Á.

- Đề xuất những sáng kiến để có thể nâng cao doanh thu từ khách du lịch.

2. Kĩ năng

- Nhận dạng, vẽ và nhận xét được biểu đồ cột hai trục tung.

- Tính được bình quân chi tiêu của một khách du lịch.

- Vận dụng được công thức tính cán cân xuất nhập khẩu để rút ra được nhận xét về tình hình xuất nhập khẩu của các nước trong khu vực Đông Nam Á.

3. Thái độ

- Có nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của việc gia nhập ASEAN trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

4. Năng lực hình thành

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ

- Năng lực chuyên biệt:

   + Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ:

   + Năng lực sử dụng bản đồ

   + Năng lực sử dụng số liệu thống kê

   + Phân tích bảng số liệu, biểu đồ về kinh tế xã hội của từng nhóm nước

   + Năng lực sử dụng tranh ảnh địa lý, video clip.

1. Chuẩn bị của GV

- SGK – Địa lí 11.

- Biểu đồ số khách du lịch và chi tiêu của khách du lịch theo bảng 11 ở SGK (có cập nhật số liệu mới)

- Phiếu học tập

2. Chuẩn bị của HS

- Sách, tư liệu số liệu, tranh ảnh về tự nhiên, xã hội, kinh tế

- Chuẩn bị các dụng cụ học tập cho bài thực hành GV nhắc từ tiết trước.

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

3. Bài mới

- B 1: Giáo viên cho học sinh xem hình ảnh xác định đây là các các địa danh du lịch nổi tiếng nào? thuộc khu vực nào?

Giáo án Địa Lí 11 Bài 11 Tiết 4: Thực hành: Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại của Đông Nam Á (mới, chuẩn nhất)

Đáp án

1. NÚI PHÚ SĨ- NHẬT BẢN (THUỘC KHU VỰC ĐÔNG Á)

2. PHƯỢNG HOÀNG CỔ TRẤN- TRUNG QUỐC (THUỘC KHU VỰC ĐÔNG Á)

3. SINGAPORE (THUỘC KHU VỰC ĐÔNG NAM Á)

4. THÁP ĐÔI MALAYSIA (THUỘC KHU VỰC ĐÔNG NAM Á)

5. DUBAI (THUỘC KHU VỰC TÂY NAM Á)

6. JERUSALEM (THUỘC KHU VỰC TÂY NAM Á)

- Bước 2: HS trả lời

- Bước 3: GV chuẩn, chuyển ý

4. Hoạt động dạy học

HOẠT ĐỘNG 1: VẼ BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN HIỆN SỐ KHÁCH DU LỊCH VÀ DOANH THU DU LỊCH CỦA CÁC KHU VỰC. (20 PHÚT)

Bước 1. Giáo viên cung cấp bảng số liệu mới năm 2014 cho học sinh làm việc cá nhân để đạt nội dung yêu cầu của phần 1, xác định loại biểu đồ thích hợp.

SỐ KHÁCH DU LỊCH ĐẾN VÀ TỔNG THU TỪ KHÁCH DU LỊCH Ở MỘT SỐ KHU VỰC CỦA CHÂU Á NĂM 2014

STT Khu vực Số khách du lịch quốc tế đến (nghìn lượt người) Tổng thu từ khách du lịch (triệu USD)
1 Đông Bắc Á 136276 237965
2 Đông Nam Á 97263 108094
3 Tây Á * 52440 51566
4 Nam Á 17495 29390

Bước 2. Giáo viên phát vấn để học sinh nhắc lại những lưu ý khi vẽ biểu đồ cột đôi

Giáo án Địa Lí 11 Bài 11 Tiết 4: Thực hành: Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại của Đông Nam Á (mới, chuẩn nhất)

- Biểu đồ có 2 trục tung: một trục tung thể hiện số khách du lịch, một trục tung thể hiện chi tiêu của khách du lịch.

- Khoảng cách giữa các khu vực là bằng nhau.

- Sử dụng biểu đồ cột đôi khi bảng số liệu yêu cầu thể hiện: số lượng, sản lượng, tình hình….. Với bảng số liệu có hai đơn vị và không thể hiện theo năm.

Bước 3. Học sinh làm việc cá nhân hoàn thành biểu đồ trong thời gian 12 phút.

Bước 4. Giáo viên cung cấp biểu đồ chuẩn, hai học sinh ngồi cạnh đổi bài cho nhau để nhận xét góp ý.

TÍNH BÌNH QUÂN CHI TIÊU CỦA KHÁCH DU LỊCH

( 5 phút)

Bước 1. Giáo viên cung cấp đơn vị tính bình quân chi tiêu của mỗi khách du lịch là: USD/người

Bước 2. Yêu cầu học sinh thảo luận trong nhóm để rút ra công thức tính ( thời gian thảo luận là 1 phút)

Bước 3. Mỗi thành viên trong nhóm dựa vào công thức vừa rút ra sẽ tính một khu vực và hoàn thành bảng số liệu trong thời gian 2 phút.

Bước 4. Giáo viên chọn hai nhóm bất kỳ trình bày kết quả tính được; cho học sinh so sánh nhanh về số khách du lịch và bình quân chi tiêu của mỗi khách đến các khu vực.

Bước 5. Các nhóm so sánh, đối chiếu với kết quả này làm của mình và hoàn thành bài tập, đề xuất các giải pháp để tăng doanh thu du lịch cho Việt Nam.

2. Chi tiêu bình quân của mỗi lượt khách du lịch

3. Nhận xét

- Số lượng khách du lịch và tổng thu của khu vực Đông Nam Á ít hơn Đông Bắc Á nhưng cao hơn hai khu vực còn lại. (Số liệu)

- Chi tiêu bình quân của mỗi lượt khách du lịch đến khu vực Đông Nam Á chỉ xấp xỉ khu vực Tây Á, nhưng thua nhiều lần với khu vực Đông Bắc Á, Nam Á. (Số liệu)

HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu về TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA ĐÔNG NAM Á ( thời gian 7 phút)

Bước 1. giáo viên Chia lớp thành 8 nhóm và phát phiếu học tập (phần phụ lục) cho học sinh, Giáo viên sẵn kẻ sẵn bảng kết quả thảo luận của học sinh ở trên bảng

Giáo án Địa Lí 11 Bài 11 Tiết 4: Thực hành: Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại của Đông Nam Á (mới, chuẩn nhất)

Bước 2. Học sinh làm việc trong thời gian 2 phút.

Bước 3. Sau thời gian 2 phút giáo viên cho học sinh điền kết quả ở trên bảng ( phần giáo viên đã kẻ sẵn ở bước 1. các nhóm có cùng phiếu học tập của nhận xét điều chỉnh Nếu có sai sót.

Bước 4. giáo viên chuẩn kiến thức và mở rộng về tình hình xuất nhập khẩu của các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Giáo án Địa Lí 11 Bài 11 Tiết 4: Thực hành: Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại của Đông Nam Á (mới, chuẩn nhất)

1. Củng cố

Chọn đáp án đúng

Câu 1. Mức chi tiêu bình quân của mỗi lượt du khách quốc tế đến khu vực Đông bắc Á năm 2014 là

A. 1013,3 USD.

B.725,6 USD.

C. 1216,7 USD.

D.1745,9 USD.

Câu 2. Số khách du lịch và mức chi tiêu của mỗi khách du lịch phản ánh rõ khu vực Đông Nam Á

A. Không có các tài nguyên du lịch nên thu hút được ít khách du lịch.

B. Có rất nhiều tài nguyên du lịch nhưng ít có dịch vụ đi kèm, doanh thu thấp.

C. Chưa quảng bá được tài nguyên du lịch cho du khách biết.

D. Trình độ dịch vụ và sản phẩm du lịch còn thấp.

Câu 3. Nhận xét nào sau đây không đúng về số khách du lịch quốc tế đến và mức chi tiêu của du khách ở một số khu vực châu Á năm 2014?

A. Số lượng khách du lịch quốc tế đến khu vực Đông Nam Á tương đương với khu vực Tây Nam Á.

B. Chi tiêu bình quân của mỗi lượt khách du lịch quốc tế đến Đông Nam Á thấp hơn so với Đông Bắc Á.

C. Chi tiêu bình quân của mỗi lượt khách du lịch quốc tế đến Đông Nam Á thấp hơn so với khu vực Tây Á.

D. Số khách du lịch quốc tế đến và mức chi tiêu của du khách ở cả hai khu vực Đông Nam Á và Tây Á đều thấp hơn so với khu vực Đông Bắc Á.

Cho biểu đồ:

Giáo án Địa Lí 11 Bài 11 Tiết 4: Thực hành: Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại của Đông Nam Á (mới, chuẩn nhất)

Dựa vào biểu đồ, trả lời các câu hỏi từ 3 đến 6:

Câu 4. Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của một số nước trong khu vực Đông Nam Á.

B. Giá trị xuất, nhập khẩu của một số nước trong khu vực Đông Nam Á

C. Chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của một số nước trong khu vực Đông Nam Á

D. Giá trị xuất, nhập khẩu khu vực Đông Nam Á.

Câu 5. Nước có giá trị xuất khẩu và nhập khẩu lớn nhất khu vực là

A.Xin-ga-po.

B.Thái Lan.

C. In-đô-nê-xi-a.

D.Việt Nam.

Câu 6. Nhận xét nào sau đây đúng về giá trị xuất, nhập khẩu của Xin-ga-po?

A. Giá trị xuất, nhập khẩu đều giảm.

B. Giá trị xuất, nhập khẩu đều tăng.

C. Các năm giá trị xuất khẩu đều lớn hơn nhập khẩu.

D. Các năm giá trị nhập khẩu đều lớn hơn xuất khẩu.

Câu 6. Năm 2014, nước có giá trị xuất khẩu nhỏ hơn nhập khẩu là

A. Xin-ga-po.

B.In-đô-nê-xi-a.

C. Việt Nam.

D.Thái Lan.

- Bước 2: GV nhận xét, tổng kết và ghi nhận điểm cộng cho các em xuất sắc.

2. Hoạt động nối tiếp- hướng dẫn học tự học

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 11 mới, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học