Giáo án Công nghệ 6 Cánh diều Bài 6: Bảo quản thực phẩm

Xem thử

Chỉ từ 200k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Công nghệ 6 Cánh diều bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Nêu được vai trò, ý nghĩa của việc bảo quản thực phẩm.

- Trình bày được một số phương pháp bảo quản thực phẩm phổ biến.

2. Phát triển phẩm chất và năng lực

2.1. Phẩm chất

- Nhân ái: Có ý thức quan tâm, tham gia vào việc bảo quản thực phẩm; tạo ra những bữa ăn ngon lành, hấp dẫn cho các thành viên trong gia đình.

- Chăm chỉ: Có ý thức về nhiệm vụ học tập; ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng về bảo quản thực phẩm vào đời sống hằng ngày.

2.2. Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực trong học tập và cuộc sống; vận dụng linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học vào việc bảo quản thực phẩm trong gia đình.

- Giao tiếp và hợp tác: Biết trình bày ý tưởng, thảo luận những vấn đề của bài học và thực hiện có trách nhiệm các phần việc của cá nhân, phối hợp tốt với các thành viên trong nhóm.

2.3. Năng lực công nghệ

- Nhận thức công nghệ: Nhận thức được vai trò của việc bảo quản thực phẩm để tạo nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, nhận biết các phương pháp bảo quản và chế biến thực phẩm trong gia đình.

- Sử dụng công nghệ: Sử dụng các phương pháp bảo quản thực phẩm đã học và thực tiễn bảo quản thực phẩm ở gia đình.

- Giao tiếp công nghệ: Sử dụng một số thuật ngữ về phương pháp bảo quản thực phẩm để trình bày cách bảo quản và quy trình thực hiện một món ăn.

- Đánh giá công nghệ: Nhận xét, đánh giá hành động hợp lí để bảo quản thực phẩm lâu hư hỏng, đúng quy trình.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

1. Thiết bị

- Máy tính.

- Tranh, ảnh về thực phẩm bị hư hỏng, các phương pháp chế biến, bảo quản thực phẩm

2. Học liệu

- Sách giáo khoa, sách giáo viên và tài liệu liên quan.

- Phiếu học tập.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

Sử dụng phương pháp hoạt động nhóm, giảng giải, đàm thoại

VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp (2 phút)

2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

Câu hỏi: Trình bày nguyên tắc xây dựng bữa ăn hợp lí?

3. Tiến trình

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG) (5 phút)

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi dẫn nhập ở đầu bài: Em hãy kể tên các thực phẩm được bảo quản trong gia đình em. Vì sao các thực phẩm đó lại chậm hư hỏng?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS lắng nghe yêu cầu của GV và suy nghĩ câu trả lời.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về vai trò, ý nghĩa của bảo quản thực phẩm(10 phút)

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS tham khảo SGK, trả lời câu hỏi về vai trò, ý nghĩa của bảo quản thực phẩm.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh nghiên cứu nội dung SGK để trả lời câu hỏi trong 5 phút.

+ Giáo viên theo dõi, hỗ trợ khi cần.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Học sinh trình bày kết quả.

+ Học sinh khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

I. Vai trò, ý nghĩa của bảo quản thực phẩm

- Ngăn ngừa hư hỏng thực phẩm.

- Duy trì hoặc làm giảm ít nhất chất dinh dưỡng và an toàn khi sử dụng.

- Kéo dài thời gian sử dụng.

- Tăng nguồn cung cấp thực phẩm.

- Giúp thực phẩm theo màu được sử dụng lâu dài.

- Ổn định giá thực phẩm.

- Đa dạng về lựa chọn thực phẩm.

- Cải thiện dinh dưỡng và tiết kiệm chi phí.

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về một số phương pháp bảo quản thực phẩm phổ biến (8 phút)

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 3 nhóm, cho học sinh hoạt động nhóm để thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về bảo quản ở nhiệt độ phòng

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về bảo quản ở nhiệt độ thấp

+ Nhóm 3: Tìm hiểu về bảo quản bằng đường hoặc muối

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh nghiên cứu nội dung SGK, trao đổi nhóm để hoàn thực hiện nhiệm vụ trong 5 phút.

+ Giáo viên theo dõi, hỗ trợ khi cần.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Đại diện các nhóm trình bày kết quả.

+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

II. Một số phương pháp bảo quản thực phẩm phổ biến

1. Bảo quản ở nhiệt độ phòng

a. Bảo quản thoáng

Các loại rau, củ, quả tươi tiếp xúc trực tiếp với không khí.

b. Bảo quản kín

Thực phẩm khô được đựng hoặc gói kín bằng vật liệu có khả năng cách ẩm tốt.

2. Bảo quản ở nhiệt độ thấp

a. Bảo quản lạnh

- Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ 0oC – 15oC.

- Không tạo đá trong sản phẩm.

b. Bảo quản đông lạnh

- Bảo quản ở nhiệt độ ≤ – 18oC.

- Nước trong sản phẩm đóng băng.

3. Bảo quản bằng đường hoặc muối

- Dùng đường hoặc muối nồng độ cao để ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây thối.

Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về các nguyên tắc bảo quản thực phẩm (8 phút)

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho học sinh hoạt động nhóm cặp đôi để trả lời câu hỏi

Câu hỏi: Để bảo quản dài ngày các loại hạt như đậu (đỗ). tạc (đậu phông), thóc mới thu hoạch, em nên làm việc gì đầu tiền?

a. Làm vệ sinh vật chữa (thùng hoặc vại,... ).

b. Phơi hoặc sấy hạt đến khô.

c. Cho ngay hạt mới thu hoạch vào vật chứa (thùng hoặc vại,... ).

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Công nghệ 6 Cánh diều mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Công nghệ lớp 9 Cánh diều hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học