Giáo án Công nghệ 6 Cánh diều Bài 8: Các loại vải thường dùng trong may mặc

Xem thử

Chỉ từ 200k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Công nghệ 6 Cánh diều bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Nhận biết được các loại vải thông dụng được dùng để may trang phục.

2. Phát triển phẩm chất và năng lực

2.1. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Có ý thức về nhiệm vụ học tập, ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng về các loại vải thường dùng vào đời sống hằng ngày.

2.2. Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực học tập; vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng về các loại vải thường dùng trong may mặc để giải quyết những vấn đề về trang phục và thời gian.

- Giao tiếp và hợp tác: Biết trình bày ý tưởng, thảo luận những vấn đề của bài học, thực hiện có trách nhiệm các phần việc của cá nhân và phối hợp tốt với các thành viên trong nhóm.

2.3. Năng lực công nghệ

- Nhận thức công nghệ: Nhận biết được các loại vải thông dụng được dùng để may trang phục; nhận biết được thành phần sợi dệt của vải trên nhãn quần áo.

- Giao tiếp công nghệ: Đọc được các nhãn thành phần sợi dệt của vải; sử dụng được các thuật ngữ về các loại vải để trình bày nguồn gốc, ưu, nhược điểm của mỗi loại vải.

- Sử dụng công nghệ: Khám phá được ưu điểm, nhược điểm chung của các loại vải thường dùng trong may mặc để có ý thức sử dụng phù hợp.

- Đánh giá công nghệ: Nhận xét, đánh giá ưu, nhược điểm của các loại vải thường dùng trong may mặc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

1. Thiết bị

- Máy tính.

- Đồ dùng dạy học:

+ Một số nhãn quần áo có ghi thành phần sợi dệt.

+ Các mẫu vải để thực nghiệm tính chất của vải.

+ Chén nhựa chứa nước để thực nghiệm độ thấm nước của vải.

2. Học liệu

- Sách giáo khoa, sách giáo viên và tài liệu liên quan.

- Phiếu học tập.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

Sử dụng phương pháp hoạt động nhóm, giảng giải, đàm thoại

VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Tiết 18. Các loại vải thường dùng trong may mặc (tiết 1)

1. Ổn định lớp (2 phút)

2. Kiểm tra bài cũ (không)

3. Tiến trình

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG) (5 phút)

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi dẫn nhập ở đầu bài: Hãy kể tên những vật dụng được làm bằng vải mà em biết?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS lắng nghe yêu cầu của GV và suy nghĩ câu trả lời.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về vải sợi tự nhiên(18 phút)

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho học sinh hoạt động nhóm cặp đôi để trả lời câu hỏi trong SGK

1. Hãy sắp xếp các Hình 8.1 đến Hình 8.12 để thể hiện mỗi quan hệ giữa nguồn gốc và sản phẩm.

2. Vì sao quần ào mùa hè thưởng được may bằng vải sợi bông, sợi lanh, sợi tơ tằm?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh nghiên cứu nội dung SGK, trao đổi cặp đôi để hoàn thành câu hỏi trong 5 phút.

+ Giáo viên theo dõi, hỗ trợ khi cần.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Học sinh trình bày kết quả.

+ Học sinh khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

I. Nguồn gốc, đặc điểm của các loại vải thường dùng trong may mặc.

1. Vải sợi tự nhiên

- Có nguồn gốc thực vật và động vật: sợi bông, sợi lanh, sợi lông cừu.

- Ưu điểm: thoáng mát, thấm hút mồ hôi, giữ nhiệt tốt, an toàn, thân thiện với môi trường.

- Nhược điểm: dễ nhàu, khó giặt.

- Khi đốt, tro bóp dễ tan.

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về vải sợi hóa học(17 phút)

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu HS tham khảo SGK, hoạt động nhóm để thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về vải sợi nhân tạo

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về vải sợi tổng hợp

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh nghiên cứu nội dung SGK, trao đổi nhóm để thực hiện nhiệm vụ trong 5 phút.

+ Giáo viên theo dõi, hỗ trợ khi cần.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Đại diện các nhóm trình bày kết quả.

+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

2. Vải sợi hóa học

- Con người tạo ra bằng công nghệ kĩ thuật hóa học với một số nguồn nguyên liệu có trong tự nhiên.

- Ưu điểm: ít bị nấm mốc và vi sinh vật phá hủy.

- Gồm hai loại:

a. Vải sợi nhân tạo

- Nguyên liệu ban đầu từ tre, gỗ,…hòa tan trong chất hóa học.

- Ưu điểm: hút ẩm cao, thoáng mát, ít nhàu.

- Nhược điểm: bị cứng khi nhúng nước.

- Khi đốt tro tàn ít.

b. Vải sợi tổng hợp

- Nguyên liệu ban đầu từ than đá và dầu mỏ.

- Ưu điểm: độ bền cao, bề mặt bóng đẹp, nhiều màu sắc, không nhàu, nhanh khô.

- Nhược điểm: độ hút ẩm kém, ít thoáng, dễ kích ứng da.

- Khi đốt tro vón cục, bóp không tan.

* Giao bài về nhà (3 phút)

Học bài và chuẩn bị phần tiếp theo.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Công nghệ 6 Cánh diều mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Công nghệ lớp 9 Cánh diều hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học