Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 8: Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và những chuyển biến của xã hội nước ta (179 TCN- thế kỉ thứ X)

(Trang 48 KHXH 6 VNEN) Năm 179 TCN, nước Âu Lạc bị Triệu Đà xâm lược. Kể từ đó, các triều đại phong kiến phương Bắc kế tiếp nhau áp đặt nhiều chính sách cai trị, bóc lột nhân dân ta, làm cho xã hội chuyển biến sâu sắc.

- Em biết gì về chính sách cai trị các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta (từ 179TCN đến thế kỉ X)?

- Quan sát các hình 1,2,3,4 và cho biết: Những phong tục, và tín ngưỡng nào của nhân dân ta thời Hùng Vương còn được lưu giữ đến ngày nay? Em lí giải vì sao nhân dân ta vẫn lưu giữ được.

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 8: Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và những chuyển biến của xã hội nước ta (179 TCN- thế kỉ thứ X) | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

Trả lời:

- Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta vô cùng tàn bạo:

+ Chia lại đơn vị hành chính, cử quan lại người Hán cai trị tới cấp huyện

+ Tiến hành bóc lột dã man bằng các loại thuế và lao dịch nặng nề, vơ vét tài nguyên bằng cách bắt cống nộp, đẩy nhân dân ta vào cảnh khốn cùng.

+ Thâm hiểm nhất là chính sách đồng hoá dân ta về mọi mặt hòng xoá bỏ dân tộc ta...

- Những phong tục, và tín ngưỡng của nhân dân ta thời Hùng Vương còn được lưu giữ đến ngày nay theo như ảnh lần lượt là: Têm trầu, nhuộm răng đen, gói bánh chưng ngày tết, thờ cúng ông bà tổ tiên.

Đây là những nét đẹp văn hóa sâu sắc và vô cùng ý nghĩa đậm bản sắc văn hóa, tín ngưỡng phù hợp với con người đất Việt. Tạo nên một bản sắc riêng mà không quốc gia nào có được. Ngoài ra truyền thống yêu quê hương đất nước, yêu văn hóa, uống nước nhớ nguồn của nhân dân luôn muốn giữ gìn những nét văn hóa truyền thống của mọi người.

1. Tìm hiểu chính sách của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến về địa giới hành chính nước ta

a) (Trang 49 KHXH 6 VNEN) Đọc thông tin, kết hợp quan sát hình 5, hãy:

- Nêu những biến đổi về địa giới hành chính nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỷ X.

- Lí giải vì sao sau khi chiếm được nước ta, các triều đại phong kiến phương Bắc thường tổ chức lại cách cai trị và thay đổi tên gọi?

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 8: Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và những chuyển biến của xã hội nước ta (179 TCN- thế kỉ thứ X) | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

Trả lời:

- Những biến đổi về địa giới hành chính nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X là:

+ 179 TCN: Âu Lạc bị sáp nhập vào Nam Việt, bị chia thành 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân.

+ 111 TCN: Nước Âu Lạc bị gộp với 6 quận của Trung Quốc thành Châu Giao. Châu Giao bị chia thành 3 quận: Giao Chỉ, Cửu CHân và Nhật Nam.

+ Đầu thế kỉ III, nhà Ngô tách châu Giao thành Quảng Châu (thuộc Trung Quốc) và Giao Châu (nước Âu Lạc cũ).

+ Đầu thế kỉ VI, nhà Lương chia giao Châu thành 6 châu: Giao Châu (vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ), Ái Châu (Thanh Hóa), Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu (Nghệ An và Hà Tĩnh), Hoàng Châu (Quảng Ninh).

+ Năm 618, nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ với 12 châu để dễ cai quản. Đất Âu Lạc cũ bị chia thành 6 châu: Giao Châu, Phong Châu, Trường Châu (bắc Bộ ngày nay), Ái Châu, Phúc Lộc Châu, Hoan Châu (Bắc Trung Bộ ngày nay).

- Khi chiếm được nước ta các triều đại phong kiến phương Bắc tổ chức lại cách cai trị nhằm mục đích để tăng cường việc kiểm soát, dễ dàng cai trị hơn, đồng hóa nhân dân ta, biến nước ta thành 1 châu của chúng.

2. Tìm hiểu về bộ máy cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta.

a) (Trang 50+ 51 KHXH 6 VNEN) Đọc kĩ đoạn hội thoại, sau đó hỏi bạn và thầy/ cô giáo những gì em chưa hiểu.

Trả lời:

Nhìn chung đoạn hội thoại nói về cách cai trị và đồng hóa của thực dân Phương Bắc đối với nhân dân ta trong suốt thời kì Bắc thuộc.

- Nhà Hán đưa người sang thay người Việt cai quản các huyện, trực tiếp cai quản đến cấp huyện.

- Nhà Lương đưa người cùng họ với vua và dòng họ có danh thế sáng làm quan để trực tiếp cai trị.

- Nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam Đô hộ phủ rồi cử người sang cai trị đến tận cấp huyện.

- Để phục vụ cho chính sách vơ vét, bóc lột kinh tế và đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta nhà Đường rất quan tâm đến việc sửa sang đường xá, đắp lũy, thêm đồn trú.

b) Thảo luận và trả lời câu hỏi sau:

(Trang 50 KHXH 6 VNEN) Có đúng hay không khi cho rằng các triều đại phong kiến phương Bắc thường tổ chức lại các bộ máy cai trị nhằm biến nước ta thành đơn vị hành chính của Trung Quốc?

Trả lời:

- Các triều đại phong kiến phương Bắc tổ chức lại bộ máy cai trị để biến nước ta thành đơn vị hành chính của Trung Quốc là một sự thật.

+ Bằng chứng bằng việc chúng muốn xóa tên nước ta ra khỏi bản đồ thế giới khi xác nhập, chia cắt đơn vị hành chính theo chính sách cai trị.

+ Đưa người sang cai trị trực tiếp đến tận cấp huyện.

+ Tìm mọi cách để đàn áp các phong trào đấu tranh, không ngừng vơ vét, bóc lột kinh tế của nhân dân.

3. Tìm hiểu chính sách bóc lột về kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta.

a. (Trang 51 KHXH 6 VNEN) Đọc thông tin, kết hợp quan sát hình ảnh và thảo luận để trả lời câu hỏi sau:

- Phương thức bóc lột cơ bản của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta là gì? Tại sao nhà Hán giữ độc quyền về muối và sắt?

- Dưới thời nhà Đường, hình thức bóc lột đối với nhân dân ta có gì thay đổi so với trước?

- Các chính sách vơ vét bóc lột kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc đã để lại những hậu quả gì cho nước ta?

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 8: Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và những chuyển biến của xã hội nước ta (179 TCN- thế kỉ thứ X) | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

Trả lời:

- Phương thức bóc lột cơ bản của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta là:

+ Đặt ra nhiều thứ thuế và tân thu các nguồn của cải là động lực mạnh mẽ của chính sách vơ vé, bóc lột kinh tế nước ta.

+ Cống nạp các sản vật quý hiếm như: vàng, bạc, ngọc trai, nhà voi, đồi mồi, sừng tê giác, các sản phẩm thủ công như đồ mĩ nghệ, đồ khảm xà cừ, các loại vải quý.

+ Giữ độc quyền về sản xuất và buôn bán sắt, muối.

+ Quan lại trong chính quyền đô hộ dựa vào quyền hành, ra sức bóc lột dân chúng đế làm giàu.

+ Đưa dân nghèo và các tội nhân sáng Giao Châu làm việc cùng người Việt trong các đồn điền để thực hiện âm mưu đồng hóa.

- Thời Bắc thuộc bọn thống trị phương Bắc độc quyền,và đánh thuế nặng về sắt và muối vì đó là hai thứ quan trọng của cuộc sống (bữa ăn thiếu muối thế nào được,thiếu muối thì thiếu iot mất cân bằng trong cơ thể,ốm yếu. Còn trong sản xuất không thể không có công cụ sắt. Thiếu công cụ sắt thì năng suất thấp). Bọn thống trị Trung Quốc làm việc này để dân ta ngu dốt,lạc hậu,nhằm bóc lột,nô dịch,thống trị,dân ta lâu dài,tiến tới đồng hóa dân tộc ta

- Dưới thời nhà Đường, hình thức bóc lột đối với nhân dân ta là tô, dung, điệu, duy trì phương thức cống nạp, ngoài thuế ruộng đất chúng còn đặt ra nhiều thứ thuế như: thuế muối, thuế sắt, thuế đay, thuế tơ. Các thợ thủ công tài giỏi của ta bị bắt hết sang phương Bắc để xây dựng kinh đô.

- Các chính sách vơ vét bóc lột kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc đã để lại những hậu quả vô cùng nặng nề cho nước ta: nguồn tài lực, vật lực và nhân lực bị hao mòn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất khiến cuộc sống người dân lâm vào cuộc sống cơ cực.

b) (Trang 52 KHXH 6 VNEN) Quan sát hình 6, 7 và đưa ra nhận xét về cuộc sống của nhân dân ta dưới thời Bắc thuộc.

Trả lời:

Dưới thời Bắc thuộc nhân dân ta sống vô cùng cực khổ:

- Chính quyền đô hộ phương Bắc bắt dân ta là phu phen, xây dựng cho chúng.

- Bóc lột nhân dân ta thậm tệ:

+ Phải nộp tô thuế cao cho chúng.

+ Tìm những đồ hải sản, quý báu cho chúng.

+ Phải lên rừng tìm bắt các sản vật lạ, quý hiếm cho chúng.

4. Tìm hiểu sự chuyển biến của nước ta.

a) (Trang 52 KHXH 6 VNEN) Đọc đoạn thông tin và trả lời câu hỏi sau:

- Nêu dẫn chứng về sự phát triển của nông nghiệp nước ta các thế kỉ I-X

- Nhân dân ta đã ứng dụng kĩ thuật gì để chống sâu bọ châm đục thân cây cam? Theo em việc ứng dụng kĩ thuật này nói lên điều gì?

- Kể tên những ngành thủ công nghiệp và thương nghiệp ở địa phương em có từ thời Bắc thuộc được lưu truyền đến nay?

Trả lời:

- Sự phát triển của nông nghiệp nước ta các thế kỉ I-X:

+ Sử dụng công cụ bằng sắt và sức kéo của trâu bò trở lên phổ biến

+ Người dân biết dùng phân bón để tăng độ phì nhiêu cho đất, biết đắp đê để phòng lũ lụt, phục vụ tưới tiêu, trồng hai vụ/năm đạt năng suất tốt

+ Trồng nhiều loại rau màu như rau cải, rau muống và các loại cây có củ (sắn...) và nhiều loại cây ăn quả(vải, nhãn) ở nhiều nơi.

+ Sử dụng kĩ thuật nuôi kiến vàng để "dùng côn trùng để diệt côn trùng" của người Việt.

- Nhân dân ta đã ứng dụng kĩ thuật nuôi kiến vàng để chống sâu bọ châm đục thân cây cam. Việc ứng dụng kĩ thuật này nói lên từ xa xưa, ông cha ta đã biết phát minh ra những kĩ thuật dân gian có sức sáng tạo cao.

- Những ngành thủ công nghiệp và thương nghiệp ở địa phương em có từ thời Bắc thuộc được lưu truyền đến nay:

+ Thủ công nghiệp: các nghề thủ công truyền thống vẫn được duy trì và phát triển mạnh, đặc biệt là nghề rèn sắt, gốm, vải dệt…

+ Thương nghiệp: trao đổi buôn bán phát triển ở các chợ làng, những nơi tập trung đông dân có cả các lái buôn nước ngoài đến trao đổi.

b) (Trang 53 KHXH 6 VNEN) Phát biểu ý kiến của em về nhận định sau: " Do chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc, các ngành thủ công nghiệp và thương nghiệp của nước ta không được phát ta không được phát triển" Dẫn chứng.

Trả lời:

- Do chính sách cai trị bóc lột nặng nề nhân dân của các triều đại phong kiến phương Bắc: chính sách thuế hóa( thuế sắt, thuế muối, thuế đay, gai, thuế lụa...), bóc lột tài lực nhân lực vật lực đã kiến các ngành công nghiệp và thủ công nghiệp không được phát triển, chỉ là các nghành nghề truyền thống, cụ thể như:

- Thủ công nghiệp:

+ Rèn sắt, làm gốm, tráng men..

+ Nghế sắt phát triển.

+ Nhà Hán nắm độc quyền về sắt , công cụ ,vũ khí nhắm hạn chế sự chống đối nhà Hán của nhân dân ta và hạn chế sản xuất.

- Thương nghiệp:

+ Trong nước hàng hóa xuất hiện ở các chợ làng nhưng cũng chủ yếu là những hàng hóa không bị sung làm đồ cống nạp.

+ Thương nhân nước ngoài buôn bán ở Luy Lâu , Long Biên (Trung Quốc, Ấn Độ).

+ Nhà Hán nắm độc quyền ngoại thương.

5. Tìm hiểu sự chuyển biến về xã hội ở nước ta.

(Trang 53 KHXH 6 VNEN) Quan sát sơ đồ về sự phân hóa xã hội nước ta thời Văn Lang-Âu Lạc và thời kì bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ, thảo luận và trả lời các câu hỏi:

Hãy nhận xét và những chuyển biến về cơ cấu xã hội ở nước ta giữa hai thời kì trên.

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 8: Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và những chuyển biến của xã hội nước ta (179 TCN- thế kỉ thứ X) | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

Trả lời:

- So với thời Văn Lang - Âu Lạc, xã hội thời bị đô hộ đã có nhiều thay đổi:

+ Đứng đầu không phải là vua, nắm giữ mọi quyền hành như thời Văn Lang-Âu Lạc nữa mà thay vào đó dưới thời kì bị đô hộ đứng đầu là quan lại Hán, sau đó đến địa chủ Hán, hào Trưởng người Việt.

+Xã hội bị chia hóa thành nhiều giai tầng hơn có sự phân hóa rõ rệt giữa những người có tiền có quyền thế và những người nông dân, lao động làm thuê, nô tì. Xã hội bị phân hóa giàu nghèo.

Nông dân dưới thời kị bị đô hộ bị chia làm hai loại: Nông dân công xã vầ nông dân lệ thuộc. Một số người bị bắt làm nô lệ

Đây là những tầng lớp xã hội mới, chưa có ở thời Văn Lang - Âu Lạc.

6. Tìm hiểu chính sách văn hóa các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta và những chuyển biến trong đời sống xã hội.

(Trang 54 KHXH 6 VNEN) Đọc thông tin, thảo luận trả lời câu hỏi và thực hiện các yêu cầu sau:

- Các triều đại phong kiến đưa người sang ở lẫn với nhân dân ta nhằm thực hiện âm mưu gì?

- Nêu dẫn chứng chứng tỏ âm mưu các triều đại phong kiến phương Bắc muốn đồng hóa nhân dân ta nhưng cuối cùng bị thất bại.

Trả lời:

- Các triều đại phong kiến đưa người sang ở lẫn với nhân dân ta nhằm thực hiện âm mưu muốn đồng hóa nhân dân ta muốn xóa bỏ những giá trị văn hóa truyền thống của người Việt biến nước ta thành một phần lãnh thổ phương Bắc.

+ Những giá trị văn hóa lâu đời của người Việt vẫn tồn tại và lưu truyền

+ Các làng xã, nhân dân ta vẫn sừ dụng tiếng nói tổ tiên và sinh hoạt theo nếp sống riêng, duy trì phát huy những phong tục cổ truyền như săm mình, thờ cúng tổ tiên, nhuộm răng đen, làm bánh giầy, bánh trưng, ăn trầu…

1. Hoàn thành yêu cầu sau:

(Trang 54 KHXH 6 VNEN) Em hãy viết ra 5 điều tâm đắc (vào vở) sau khi học xong bài này:

Trả lời:

- Thứ 1: Được học và hiểu về chính sách của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến về địa giới hành chính nước ta.

- Thứ 2: Được tìm hiểu về bộ máy cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta.

- Thứ 3: Được tìm hiểu về chính sách bóc lột về kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta.

- Thứ 4: Được tìm hiểu về sự chuyển biến về kinh tế và xã hội ở nước ta trong thời Bắc thuộc.

- Thứ 5: Được học và hiểu về tinh thần bất khuất, yêu quê hương của ông cha ta trong suốt 1000 năm Bắc thuộc cũng như quá trình đấu tranh gian khổ để chống Bắc thuộc và giành lại độc lập tự do cho dân tộc.

2. Hoàn thành phiếu học tập

(Trang 55 KHXH 6 VNEN)

PHIẾU HỌC TẬP

Nối tên các triều đại phong kiến phương Bắc tương ứng với chính sách đô hộ của họ trên đất nước ta

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 8: Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và những chuyển biến của xã hội nước ta (179 TCN- thế kỉ thứ X) | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 8: Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và những chuyển biến của xã hội nước ta (179 TCN- thế kỉ thứ X) | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

3. a) (Trang 55 KHXH 6 VNEN) Đọc thông tin và thực hiện yêu cầu sau:

- Đặt tên và tóm tắt nội dung đoạn thông tin dưới đây, sau đó báo cáo trước lớp.

- Đoạn thông tin đó gửi đến chúng ta thông điệp lịch sử gì?

Trả lời:

- Đoạn thông tin có thể đặt một số tên như:

+ Văn hóa Việt thời Bắc thuộc.

+ Văn hóa Việt có bị đồng hóa hay không?

+ Sự gìn giữ văn hóa thời Bắc thuộc.

+ Văn hóa Việt truyền thống và tiếp nhận.

- Đoạn thông tin gửi đến thông điệp:

Việt Nam có truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, có nền văn hóa riêng mà trong suốt 1000 năm Bắc thuộc thực dân phương Bắc không thể đồng hóa được. Có chăng là sự tiếp thu những tinh hoa văn hóa mới, cải biến đi để phong phú hơn. Đây là sự titieesthu nên văn minh mới mà không làm mất đi bản sắc văn hóa của mình.

b) (Trang 56 KHXH 6 VNEN) Tranh luận về những nội dung, câu hỏi sau:

- Đề cập đến tình hình kinh tế nước ta trong các thế kỉ I-X, bạn Hùng nói với bạn Tuấn: Do bị các triều đại phong kiến phương Bắc cai trị, bóc lột nặng nề, nên các ngành kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp của nước ta không được phát triển. Lời khẳng định của Hùng có đúng không? Dẫn chứng?

- Có đúng hay không khẳng định rằng các triều đại phong kiến phương Bắc đã thực hiện được mục tiêu đồng hóa dân tộc ta? Dẫn chứng?

Trả lời

- Nền kinh tế nước ta trong thời Bắc thuộc có sự phát triển nhưng sự phát triển chỉ dừng lại ở mức phục vụ cho nhu cầu cai trị, bóc lột của thực dân phương Bắc.

+ Về nông nghiệp: sử dụng các công cụ lao động bằng sắt và sức kéo của động vật, dùng phân bón, đắp đê, phòng lụt, đa dạng các loại cây trồng giúp cho năng xuất tăng cao.

+ Về thủ công nghiệp cũng rphast triển hơn khi các nghề làm gốm, rèn sắt, chế tác đồ trang sức... đạt được trình độ cao như gốm tráng men, trang trí đẹp, các loại vải, bông, tơ đẹp, đáp ứng nhu cầu.

+ Về thương nghiệp: đường bộ, đường thủy phát triển để phục vụ cho ngoại thương, các hoạt động nội thương đều có sự phát triển hơn.

- Các triều đại phong kiến phương Bắc luôn cố gắng để thực hiện mục tiêu đồng hóa dân tộc ta bằng cách đưa người sang ở, mở trường dạy chữ Hán, truyền bá Nho giáo, bắt nhân dân ta ăn mặc theo phong tục của họ. Nhưng mục đích đấy không thực hiện được.

Người Việt tiếp thu những tinh hoa, những cái mới, cái hay nhưng không bị mất đi bản sắc văn hóa của mình, họ sống trong các làng xã, nhân dân ta vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên và sinh hoạt theo nếp sống riêng, duy trì và phát triển những phong tục cổ truyền của người Việt như tục xăm mình, thờ cúng tổ tiên, nhuộm răng đen, ăn trầu, làm bánh giầy, bánh chưng....

1. (Trang 56 KHXH 6 VNEN) Em hãy tìm hiểu những phong tục, tập quán và tín ngưỡng của người Việt được nhân dân ta giữ gìn, phát huy trong thời kì chống phong kiến phương Bắc.

Trả lời:

- Tục ăn trầu: nhân dân ta giữ gìn và còn sử dụng đến ngày nay, trong đám cưới, đám hỏi, không thể thiếu trầu cau, trong kho tàng ca dao tục ngữ, các cụ có câu: “Miếng trầu là đầu câu chuyện”.

- Tín ngưỡng thờ mẹ: coi trong người phụ nữ của ông cha ta được thể hiện trong tín ngưỡng thờ tam phủ, thứ phủ, thờ mẫu.

- Làm bánh chưng ngày tết.

2. (Trang 56 KHXH 6 VNEN) Em hãy cùng bạn sưu tầm ca dao, tục ngữ và hò vè của nhân dân ta qua các thời kì lịch sử lên án chính sách cai trị, bóc lột của các triều đại phong kiến phương Bắc.

Trả lời:

    1. Có chồng phải khổ vì con

Lấy chồng phải gánh giang san nhà chồng.

Triệu Đà chiếm nước Âu Lạc, rồi sáp nhập vào quận Nam Hải (Trung Hoa) lập ra một nước tự chủ, đặt quốc hiệu Nam Việt , xưng là Triệu Vũ Vương, đóng đô ở Phiên Ngung thuộc Quảng Châu. Đến đời thứ tư, Triệu Ai Vương nối ngôi, Thái hậu Cù Thị là người của nhà Hán, mưu với vua toan đem Nam Việt sáp nhập vào đất Hán. Tể tướng Lữ Gia can ngăn không được bèn hội các đại thần giết Ai Vương cùng Thái hậu và sứ giả nhà Hán; rồi tôn Kiến Đức, con trưởng của Triệu Minh Vương, mẹ là người Việt Nam, lên làm vua.

Dân gian mượn lời ca dao, chê trách Cù Thị mưu đồ dâng đất nhà chồng cho ngoại bang.

    2. Nhớ khi nội thuộc Đường triều

Giang sơn cố quốc nhiều điều ghê gai.

    Sâu quả vải vì ai vạch lá

Ngựa hồng trần kể đã héo hon.

Nhân dân Việt thống khổ vì nạn cống vải triều đại Nhà Đường. Để giải thoát dân, Ông Mai Thúc Loan tức Mai Hắc Đế khởi nghĩa chống nội thuộc Tầu, dân gian có thơ ca dao phản ảnh:

3. (Trang 56 KHXH 6 VNEN) Hãy kể tên những phong tục, tín ngưỡng và lễ hội điển hình ở địa phương em.

Trả lời:

- Phong tục: Quê em mọi người vẫn làm bánh chưng vào ngày tết.

+ Thờ cúng tổ tiên.

+ Lễ hội.

4. (Trang 56 KHXH 6 VNEN) Đóng vai nhà sử học và tuyên truyền viên, em hãy chia sẻ với gia đình, bạn bè qua hòm thư (email) hoặc trang cá nhân (facebool) về những giá trị văn hóa mà người Việt còn lưu giữ trong thời kỳ chống phong kiến phương Bắc.

Trả lời:

Mai thân mến!

Kể từ ngày mình chuyển hướng sang nghiên cứu Lịch sử và Mai trở thành một nhà báo mình cảm thấy thật sự rất vui. Nghe nói Mai đang có đề tài về văn hóa Việt Nam trong lịch sử, đây cũng chính là vấn đề mình đang tìm hiểu. Hi vọng một số thông tin mình gửi cho Mai có thể giúp Mai một phần nào trong đề tài của mình.

Ngay từ những ngày đầu xâm chiếm nước ta, các thế lực thực dân phương Bắc đã không ngừng thực hiện mọi thủ đoạn để bóc lột nhân dân ta, đồng hóa về văn hóa nhân dân ta. Họ đưa người Hán sang sống cùng ta, đưa người Hán sang để cai quản nhân dân ta đến tận cấp huyện. Họ mở trường dạy chữ Hán, truyền bá Nho giáo, Đạo giáo và bắt nhân dân ta phải ăn mặc theo phong tục, tập quán của họ... Đây thục sự là những chính sách tàn bạo vô cùng thủ đoạn, dã man.

Nhưng người dân Việt với bản lĩnh và sự sáng tạo của mình đã không bị đồng hóa. Thay vào đó, họ đã tiếp thu những tinh hoa văn hóa, những cái mới cái tốt, cải biến làm phong phú hơn nền văn hóa dân tộc. Ở trong các làng xã, nhân dân ta vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên và sinh hoạt theo nếp sống riêng, duy trì và phát huy những phong tục cổ truyền của người Việt. Chính vì thế mà nhiều phong tục tập quán vẫn được giữ gìn đến tập ngày nay như trống trong các lễ hội, ăn trầu, thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc...

Sở dĩ những chính sách đồng hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc đã bị thất bại bởi chúng ta có làng, có xóm và thực dân phương Bắc không thể phá vỡ kết cấu làng và những quy tác, luật lệ trong làng. Ngoài ra, chúng ta có truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm, không ngừng đấu tranh để bài trừ thực dân phong kiến phương Bắc.

Trên đây là những thông tin cơ bản cơ bản nhất về sự tiếp biến văn hóa Việt Nam trong thời Bắc thuộc. Hi vọng với những thông tin cơ bản này, Mai có thể tìm hiểu kĩ hơn về văn hóa Việt Nam trong lịch sử. Nếu Mai cần thêm thông tin hãy liên hệ với mình nhé!

5. (Trang 56 KHXH 6 VNEN) Tìm hiểu thêm về bài học, em có thể đọc một số tài liệu và bài viết sau:

- Nguyễn Khắc Thuần, Việt sử giai thoại, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2008.

- Đào Tố Uyên (Chủ biên), Tìm hiểu lịch sử Việt Nam qua hỏi – đáp, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2008.

- Di sản văn hóa Việt Nam (http://dch.gov.vn).

- Chống phương Bắc đồng hóa – cuộc đấu tranh vĩ đại của dân tộc Việt (http://www.bachkhoatrithuc.vn).

- Chính sách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc (http://www/bachkhoatrithuc.vn).

Trả lời:

Học sinh có thể tham khảo sách tại một số link:

Việt sử giai thoại tập 1: https://downloadsachmienphi.com/viet-su-giai-thoai

6. (Trang 56 KHXH 6 VNEN) Em có thể chia sẻ với các bạn và những người quan tâm qua hòm thư điện tử (email), hoặc trang cá nhân (facebook.com) về tài liệu, bài viết em tìm kiếm để mọi người hiểu rõ hơn về bài này.

Trả lời:

- Nguyễn Khắc Thuần, Việt sử giai thoại, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2008. https://downloadsachmienphi.com/viet-su-giai-thoai

- Di sản văn hóa Việt Nam (http://dch.gov.vn).

- Chống phương Bắc đồng hóa – cuộc đấu tranh vĩ đại của dân tộc Việt (http://www.bachkhoatrithuc.vn).

- Chính sách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc (http://www/bachkhoatrithuc.vn).

Xem thêm các bài Giải bài tập Khoa học xã hội lớp 6 chương trình VNEN hay khác:


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học