Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 7: Cham - pa và phù nam

(Trang 42 KHXH 6 VNEN) Cách đây hàng nghìn năm, trên đất nước ta cùng vơi sự ra đời của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ thì Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ còn có sự ra đời của những nhà nước khác. Để tìm hiểu sự ra đời của các nhà nước trên, em hãy thực hiện các yêu cầu sau:

- Nêu những hiểu biết của em về một trong những khu di tích: Mĩ Sơn, Sa Huỳnh, Óc Eo

- Em biết gì về nhà nước Cham-pa và nhà nước Phù Nam? Nêu những hiểu biết của em về nhà nước đó.

Trả lời

- Hiểu biết về khu di tích Mĩ Sơn:

Thánh địa Mĩ Sơn thuộc tỉnh Quảng Nam. Đây là một tổ hợp bao gồm nhiều đền đài Chăm-pa, trong một thung lũng có đường kính khoảng 2 km, bao quanh núi đồi có độ cao từ 120 đến 350m, tách biệt hẳn với cùng dân cư. Đó là nơi tổ chức cúng tế của Vương triểu Chăm-pa cũng như là nơi để lăng mộ của các vị vua Chăm hay Hoàng thân quốc thích. Thánh địa Mĩ Sơn được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của đạo Hin-đu ở khu vực Đông nam Á và là duy sản duy nhất của thể loại này ở Việt Nam.

Cả một thung lững là một quần thể kiến trúc độc đáo của những ngôi đền tháp uy nghiêm, hung tráng từng lưu dấu một thời huy hoàng của các vị vua Chăm. Theo các tài liệu lịch sử, Mĩ Sơn từng là thánh đô là trung tâm tôn giáo quan trọng và tiêu biểu nhất của vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ IV đến CV. Tương truyền cứ mỗi vị vua Chăm lên ngôi đều phải đến Mĩ Sơn để làm lễ thánh tẩy và dâng cúng một ngôi tháo thời thần bổn mạng của mình. Thung lũng Mĩ Sơn trở thành tháng địa với 70 ngôi đền tháp hài hoàn mà độc đáp, thể hiện đầy đủ những nét đặc trung về sinh hoạt văn hóa, đời sống và tín ngưỡng của người Chăm xưa. Phần lớn các đền thời chính ở Mĩ Sơn được xây dựng để thờ thần Si-va nhưng dưới các tên gọi khác nhau.

Những đền tháp Chăm tồn tại đến ngày nay chủ yếu được xây bằng gạch nung màu đỏ sẫm, sa thạch được dùng để làm trụ cửa, lạnh tô gia cố hoặc trang trí chân tháp, thân và trên đỉnh tháp. Mĩ Sơn không chỉ được mọi người biết đến bởi các công trình kiến trúc, nơi đây còn nổi tiếng bởi hàng trăm tác phẩm điêu khắc vô giá, có niên đại từ thế kỉ XII đến thế kỉ XIII. Nghệ thuật điêu khắc Chăm-pa là sự kết hợp những yếu tố bản địa với các nền văn hóa bên ngoài một cách chọn lọc và sáng tạo.

- Hiểu biết về nhà nước Chăm – pa và Phù Nam

Cham pa

- Ra đời trên cơ sở văn hóa Sa Huỳnh, khoảng năm 192-193, do Khu Liên lập ra.

- Theo chế độ quân chủ chuyên chế.

- Kinh tế: nông nghiệp trồng lúa nước, lâm nghiệp khai thác lâm thổ sản, thủ công nghiệp có dệt, làm trang sức, vũ khí, làm gạch, thương nghiệp đánh cá, đi buôn.

- Văn hóa: chịu ảnh hưởng mạnh mẽ văn hóa Ấn, theo đạo Bà La Môn và đạo Phật, hỏa táng người chết, có chữ viết trên cơ sở chữ Phạn Ấn Độ. Kỹ thuật xây tháp điêu luyện.

Phù Nam

- Ra đời vào thế kỷ I trên cơ sở văn hóa Óc Eo.

- Theo chế độ quân chủ.

- Kinh tế: nông nghiệp trồng lúa, cây ăn quả, chăn nuôi phát triển. Thủ công nghiệp làm gốc, luyện kim, ngoại thương cực kỳ phát triển.

- Văn hóa: chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ, theo đạo Phật và Hin-đu, kỹ thuật xây dựng phát triển.

1. Tìm hiểu về sự ra đời của nước Cham-pa

(Trang 42 KHXH 6 VNEN)

- Quan sát lược đồ hình 1, xác định giới hạn một số vùng đất và một số địa danh của nước Cham-pa

- Trình bày hoàn cảnh và sự ra đời của nhà nước Cham-pa

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 7: Cham - pa và phù nam | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

Trả lời

- Giới hạn vùng đất và địa danh của nước Cham-pa:

+ Thuộc vào khu vực đồng bằng ven biển miền Trung và Nam Trung Bộ ngày nay.

+ Nước Cham-pa có vị trí: Phía Bắc đến núi Hoành Sơn; phía Nam đến Phan Rang.

- Hoàn cảnh và sự ra đời của nước Cham-pa:

+ Thời Bắc thuộc, phía Nam núi Hoành Sơn là nơi sinh sống của người Chăm cổ bị nhà Hán xâm chiếm.

+ Cuối thế kỉ II, Khu Liên lãnh đạo nhân dân giành quyền tự chủ. Sau chiến thắng tự xưng làm Vua, đặt tên nước là Lâm Ấp.

+ Các vua Lâm Ấp mở rộng lãnh thổ, phía Bắc đến núi Hoành Sơn, phía Nam đến Phan Rang và đổi tên thành Cham-pa.

+ Kinh đô của Cham-pa là Sin-ha-pu-ra.

2. Tìm hiểu về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của nước Cham-pa

(Trang 43 KHXH 6 VNEN) Đọc thông tin, kết hợp quan sát hình 2, 3 để thảo luận trả lời câu hỏi sau:

- Nêu các ngành kinh tế chính của cư dân Cham-pa

- Đời sống văn hóa, tín ngưỡng của cư dân Cham-pa như thế nào?

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 7: Cham - pa và phù nam | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

Trả lời

- Các ngành kinh tế chính của Cham-pa là:

+ Nông nghiệp: Trồng cây, khai thác lâm sản, đánh bắt thủy sản.

+ Thủ công nghiệp: Làm gốm.

+ Thương nghiệp: Nội thương và ngoại thương.

- Đời sống văn hóa, tín ngưỡng của người Chăm:

+ Có chữ viết riêng, bắt đầu từ chữ Phạn.

+ Theo đạo Hin-đu giáo (Bà La Môn) và phât giáo.

+ Tục hỏa táng người chết, ở nhà sàn và có thói quen ăn trầu.

+ Nền văn hóa Chăm đặc sắc với đền, tượng… điệu nghệ và tinh tế như tháp Chăm, thánh địa Mĩ Sơn

+ Thiết lập quan hệ chặt chữ với cư dân Việt tại Nhật Nam, Cửu Chân và Giao Chỉ.

3. Tìm hiểu sự ra đời của nước Phù Nam

(Trang 44 KHXH 6 VNEN) Đọc thông tin và thảo luận để trả lời các câu hỏi sau:

- Nước Phù Nam ra đời dựa trên cơ sở của nền văn hóa nào? Nêu những hiểu biết về văn hóa Óc Eo

- Hãy cho biết thể chế chính trị của nước Phù Nam.

Trả lời

- Nước Phù Nam ra đời dựa trên cơ sở của nền văn hóa Óc Eo.

- Nền văn hóa Óc Eo:

+ Là văn hóa lớn, phát triển ở khu vực phía nam nước ta vào đầu Công Nguyên.

+ Óc Eo vốn là tên của một cánh đồng bằng phẳng và thấp trải rộng trên địa bàn hai tỉnh An Giang và Kiên Giang.

- Thể chế chính trị của nước Phù Nam là Quân chủ chuyên chế, Vua đứng đầu và nắm mọi quyền hành.

4. Nêu tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của nước Phù Nam

(Trang 45 KHXH 6 VNEN) Đọc đoạn thông tin, kết hợp quan sát hình 4,5 và thảo luận để trả lời các câu hỏi sau:

- Nêu tình hình nông nghiệp, thủ công nghiệp, ngoại thương của cư dân Phù Nam

- Đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Phù Nam như thế nào?

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 7: Cham - pa và phù nam | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

Trả lời

- Tình hình kinh tế của cư dân Phù Nam:

+ Nông nghiệp là kinh tế chủ yếu: Trồng lúa là chính, ngoài ra có các cây lương thực ngô, khoai. Chăn nuôi các con vật trâu, lợn, ngựa.

+ Thủ công nghiệp phát triển vượt vượt: Làm gốm, luyện kim đạt trình độ cao.

+ Thương nghiệp phát triển: quan hệ giao lưu buôn bán với các nước láng giềng thông qua đường biển.

- Đời sống, văn hóa của người dân Phù Nam:

+ Ở nhà sàn, ở trần hoặc mặc áo chui đầu, xăm mình, xõa tóc, có tục hỏa tang người chết.

+ Phật giáo, Hin-đu giáo được sùng.

+ Sử dụng trang sức từ kim loại hoặc đất nung.

+ Đời sống tinh thần phát triển cao: xây dựng, kiến trúc, ca, mua, nhạc đạt được đến trình độ cao.

+ Xã hội có sự phân biệt giàu, nghèo.

1. (Trang 45 KHXH 6 VNEN) Hoàn thành phiếu học tập

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 7: Cham - pa và phù nam | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

Trả lời:

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 7: Cham - pa và phù nam | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 7: Cham - pa và phù nam | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

2. (Trang 45 KHXH 6 VNEN) Nước Cham-pa và nước Phù Nam ra đời dựa trên cơ sở của nền văn hóa nào?

Trả lời:

- Nước Cham-pa ra đời trên cơ sở nền văn hóa Sa Huỳnh.

- Nước Phù Nam ra đời trên cơ sở nền văn hóa Óc Eo.

1. (Trang 46 KHXH 6 VNEN) Những di sản văn hóa của người Chăm còn được lưu truyền đến ngày nay phản ánh sự phát triển của ngành nào? Theo em cần làm gì để gìn giữ và phát triển những di sản văn hóa đó.

Trả lời:

Những di sản văn hóa của người Chăm còn được lưu truyền đến ngày nay phản ánh sự phát triển của ngành văn hóa nói chung trong đó đặc biệt là văn hóa du lịch nói riêng, những di sản văn hóa của người Chăm đã được quan tâm, đầu tư và được lưu truyền và phát triển mạnh đặc biệt trong những năm gần đây.

Để giữ gìn và phát triển những di sản đó, theo em:

Trước tiên, cần có sự quan tâm của các cấp chính quyền, các tổ chức trong việc bảo tồn, phát huy những giá trị của di sản văn hóa người Chăm. Cần có những phương hướng chiến lược, kế hoạch đầu tư cụ thể, lâu dài nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.

Thứ hai, mỗi công dân Việt Nam cũng như du khách nước ngoài, cần nêu cao ý thức bảo vệ di sản văn hóa người Chăm, tìm hiểu nhằm nâng cao kiến thức và đưa ra những góp ý để bảo tồn và phát huy những gì vốn có.

Thứ ba, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm quảng bá những giá trị di sản văn hóa người Chăm cho công dân trong nước và du khách nước ngoài biết đến. Đồng thời ngăn chặn những hành vi làm tổn hại hoặc sai lệch, ảnh hưởng đến di sadrn văn hóa người chăm.

2. (Trang 46 KHXH 6 VNEN) Để tìm hiểu sâu sắc hơn về di tích lịch sử Mĩ Sơn, các nền văn hóa Sa Huỳnh, Óc Eo, em có thể tìm đọc một số cuốn sách và trang web sau:

- Lương Ninh (Chủ biên), Lịch sử Đông Nam Á, NXB Giáo dục, 2005.

- Nguyễn Quang Ngọc (Chủ biên), Tiến trình lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010.

- http://www/bachkhoatrithuc.vn http://www.khoahoc.com.vn; http://www/giaoducphothong.edu.vn.

Trả lời

Học sinh có thể đọc sách tại:

Tiến trình lịch sử Việt Nam

http://www/giaoducphothong.edu.vn. http://www.vbu.edu.vn/application/uploads/files/Nhatbook-Tien%20trinh%20lich%20su%20Viet%20Nam-Nguyen%20Quang%20Ngoc-2007.pdf

Xem thêm các bài Giải bài tập Khoa học xã hội lớp 6 chương trình VNEN hay khác:


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học