Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 20: Đất và sinh vật trên trái đất

(Trang 123 KHXH 6 VNEN) Quan sát hình 1 và 2, em hãy cho biết có thể phát triển ngành trồng trọt ở những nơi này được không? Vì sao? Để phát triển ngành trồng trọt cần những điều kiện gì?

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 20: Đất và sinh vật trên trái đất | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

Trả lời:

- Tại Hoang mạc cát và cao nguyên đá không thể phát triển ngành trồng trọt. Vì:

+ Tỉ lệ đất ở đây rất ít, không có chất dinh dưỡng cho cây sinh trưởng và phát triển.

+ Không có nước để phục vụ cho việc tưới tiêu đồng ruộng.

+ Khó canh tác do điều kiện khắc nghiệt (Hoang mạc quá nắng, cao nguyên đá tỉ lệ đất rất thấp).

+ Khó khăn trong việc đi lại và canh tác.

1. Tìm hiểu đất, các nhân tố hình thành đất

a) Tìm hiểu lớp đất, thành phần của đất

(Trang 124 KHXH 6 VNEN) Đọc thông tin, quan sát hình 3, hãy:

- Nêu các đặc điểm của lớp đất (thổ nhưỡng) và các tầng của lớp đất.

- Trình bày các thành phần của đất.

- Chọn các cụm từ: a) “thay đổi độ phì”, b) “cao, đất tốt”, c) “các chất dinh dưỡng”, d) “sinh trưởng khó khăn”, e) “thực vật”, f) “cao hay thấp”, ghép cùng chữ số ở ô trống cho thích hợp trong đoạn văn dưới đây và ghi kết quả vào vở (ví dụ: 1 – c).

“Độ phì là khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và (1)… cần thiết cho (2) … sinh trưởng và phát triển. Đó là một tính chất quan trọng của đất. Nếu đất có độ phì (3) …, thực vật sinh trưởng thuận lợi. Nếu đất có độ phì thấp, đất xấu, thực vật sẽ (4) …

Độ phì có thể (5) … tùy thuộc vào nhiều điều kiện. Con người có thể làm (6) … khi sử dụng đất”.

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 20: Đất và sinh vật trên trái đất | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

Trả lời:

- Đất có đặc điểm được tạo thành bởi các tầng khác nhau về độ dày, màu sắc, thành phần. Có cấu tạo với vật chất thô hoặc mịn, dẻo hay vụn, bở, khô hay ướt. Phụ thuộc vào điều kiện và quá trình hình thành.

- Đất có 2 thành phần chính là:

+ Thành phần khoáng: chiếm phần lớn trọng lượng của đất được tạo ra bởi sự vụn bỏ của các loại đá, là những hạt khoáng có màu sắc loang lổ và kích thước khác nhau.

+ Thành phần hữu cơ: chiếm tỉ lệ nhỏ, tồn tại chủ yếu tại tầng trên cùng của đất. Có màu xám thẫm, đen hoặc màu của chất mùn.

+ Ngoài ra còn có nước và không khí, tồn tại trong các khe hổng của hạt khoáng.

- “Độ phì là khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển. Đó là một tính chất quan trọng của đất. Nếu đất có độ phì cao, đất tốt, thực vật sinh trưởng thuận lợi. Nếu đất có độ phì thấp, đất xấu, thực vật sẽ sinh trưởng khó khăn.

Độ phì có thể cao hay thấp tùy thuộc vào nhiều điều kiện. Con người có thể làm thay đổi độ phì khi sử dụng đất”.

1-c.

2- e

3-b

4-d.

5- f

6- a.

b) Xác định các nhân tố hình thành đất

(Trang 125 KHXH 6 VNEN) Đọc thông tin dưới đây và cho biết:

- Nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng và thành phần hữu cơ trong đất.

- Nhân tố tác động tới quá trình phân giải các chất khoáng và chất hữu cơ trong đất.

Trả lời:

- Nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng là đá mẹ và nguồn gốc sinh ra thành phần hưu cơ là sinh vật.

- Nhân tố tác động tới quá trình phân giải các chất khoáng và chất hữu cơ trong đất là khí hậu, đặc biệt là nhiệt độ và lượng mưa, tạo môi trường thuận lợi hoặc khó khăn.

2. Tìm hiểu lớp vỏ sinh vật, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất

a) Tìm hiểu lớp vỏ sinh vật

(Trang 125 KHXH 6 VNEN) Đọc đoạn hội thoại dưới đây và trả lời câu hỏi: Dựa vào đâu có nhận xét sinh vật quyển là lớp vỏ liên tục bao quanh Trái Đất?

Trả lời:

Sinh vật quyển là lớp vỏ liên tục bao quanh Trái Đất dựa vào động thực vật. Động thực vật có thể được tìm thấy ở khắp mọi nơi từ các tầng cao của lớp không khí tới tầng sâu của đại dương.

b) Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật

- (Trang 126 KHXH 6 VNEN) Đối với sự phân bố của thực vật

Quan sát hình 4, 5 đọc thông tin và nhận xét về:

+ Sự phát triển khác nhau của thực vật ở hai khu vực này. Nguyên nhân của sự khác nhau đó.

+ Ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên tới sự phân bố thực vật.

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 20: Đất và sinh vật trên trái đất | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

Trả lời:

- Sự khác nhau về thực vật đó là:

+ Hoang mạc nhiệt đới: số lượng thực vật rất ít, không đa dạng chỉ có cây xương rồng.

+ Rừng nhiệt đới: đa dạng các sinh vật gồm cả thực vật và động vật.

- Địa hình và đặc điểm của đất cũng có ảnh hưởng tới sự phân bố thực vật.

+ Thực vật ở chân núi và sườn núi cao khác nhau, ở chân núi là rừng lasroojng, nhưng ở sườn núi cao là rừng lá kim.

+ Các loại đất có các chất dinh dưỡng, độ ẩm khác nhau thì thực vật cũng khác nhau.

- (Trang 126 KHXH 6 VNEN) Đối với sự phân bố của động vật

Đọc thông tin sau, hãy:

+ Cho biết yếu tố khí hậu ảnh hưởng tới sự phân bố của thực vật và động vật khác nhau như thế nào. Vì sao có sự khác nhau đó?

+ Cho biết ngoài yếu tố khí hậu, sự phân bố của động vật còn chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào?

+ Nhận xét ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của con người tới sự phân bố của sinh vật.

Trả lời:

- Động vật chịu ảnh hưởng của khí hậu ít hơn thực vật vì động vật có thể di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Ví dụ như như di cư, ngủ đông để thích nghi với khí hậu.

- Ngoài khí hậu, sự phân bố thực vật, con người cũng ảnh hưởng tới sự sự phân bố của động vật.

- Ảnh hưởng của con người đến sự phân bố của sinh vật:

+ Tích cực: Mở rộng sự phân bố của các động, thực vật từ nơi này đến nơi khác. Di trì và hỗ trợ sự phát triển của động, thực vật bằng các nghiên cứu di truyền, lai tạo giống.

+ Tiêu cực: Thu hẹp nơi sinh sống của nhiều loại thực, động vật. Khai thác rừng bừa bãi đã làm cho nhiều loại động vật mất nơi cư trú, tuyệt chủng, số lượng loài sinh vật đang giảm dần.

1. Hoàn thành sơ đồ

(Trang 127 KHXH 6 VNEN) Dựa vào kiến thức vừa học, lập sơ đồ theo mẫu dưới đây và điền từ thích hợp vào chỗ trống (…).

Trả lời:

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 20: Đất và sinh vật trên trái đất | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 20: Đất và sinh vật trên trái đất | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

2. (Trang 127 KHXH 6 VNEN)

Quan sát hình 6 ,7 dựa vào kiến thức đã học và trả lời các câu hỏi:

- Đất tốt, đất xấu ảnh hưởng tới sự phát triển của thực vật như thế nào?

- Độ phì của đât có ý nghĩa như thế nào đối với thực vật?

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 20: Đất và sinh vật trên trái đất | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

Trả lời:

- Đất tốt giúp thực vật có đầy đủ chất dinh dưỡng, nước, nhiệt và khí giúp. Tạo điều kiện để sinh trưởng và phát triển thuận lợi. Giúp thực vật tươi tốt, phát triển nhanh chóng, đa dạng các loại cây trồng.

- Đất xấu là đất có độ phì nhiêu thấp không có đủ chất dinh dưỡng, nước, khí khiến thực vật không đủ điều kiện để phát triển. Đất đai cằn cỗi khiến cho thực vật không thể sinh sống và phát triển được.

- Độ phì của đất có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của thực vật.

+ Nếu đất có độ phì cao, đất tốt thực vật sinh trưởng thuận lợi.

+ Nếu đất có độ phì thấp, đất xấu thực vật sẽ sinh trưởng khó khăn.

3. (Trang 127 KHXH 6 VNEN)

Quan sát hình 8, 9 dựa vào kiến thức đã học hãy:

- Kể tên một số loài động vật trong mỗi miền.

- Cho biết vì sao các loài động vật trong mỗi miền lại khác nhau.

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 20: Đất và sinh vật trên trái đất | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

Trả lời:

- Các loài động vật tại đài nguyên có chim, sư tử, linh dương. Động vật ở đồng có nhiệt đới có chim, nai, voi, hổ, hươu cao cổ…

- Các loài động vật trong mỗi miền khác nhau vì:

+ Điều kiện tự nhiên khí hậu khác nhau, mỗi loài động vật phù hợp với những kiểu khí hậu khác nhau.

+ Nguồn phân bố thức ăn chủ yếu cho động vật khác nhau có động vật ăn thịt, có động vật ăn cỏ.

1. (Trang 128 KHXH 6 VNEN) Trao đổi với người thân, hãy kể tên một số loại đất ở nước ta và sự phân bố của chúng.

Trả lời:

Các loại đất ở nước ta có:

+ Đất phù sa: phân bố tại các đồng bằng, chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long.

+ Đất mùn: phân bố tại các khu vực núi cao.

+ Đất feralit: phân bố tại các miền đồi núi thấp.

2. (Trang 128 KHXH 6 VNEN) Điền nội dung cam kết của em để tham gia bảo vệ sinh vật theo mẫu dưới đây.

Trả lời:

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 20: Đất và sinh vật trên trái đất | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

3. (Trang 128 KHXH 6 VNEN )Sưu tầm thông tin và viết đoạn văn ngắn (15 dòng) mô tả về một loài thực vật hoặc động vật ở nước ta mà em biết.

Trả lời

Sen được biết đến là một trong những loài thực vật rất phổ biến ở nước ta. Cây sen được trồng cả ở 3 miền Bắc, Trung, Nam của nước ta nhưng chủ yếu tập trung nhiều nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đặc biệt là tại Đồng Tháp, Trà Vinh, Vĩnh Long. Hoa sen có rất nhiều loại và nhiều màu khác nhau như hoa sen trắng, sen hồng, sen xanh, sen quan âm… mỗi loài hoa sẽ có ý nghĩa và nét đẹp riêng nên tùy vào sở thích của mỗi người mà lựa chọn loại hoa khác nhau. Mỗi loại hoa, mỗi màu sắc hoa sen lại ẩn chứa trong mình 1 ý nghĩa riêng như hoa sen trắng mang lại vẻ đẹp thuần khiết, thanh tao, tôn nghiêm của con người. Hoa sen xanh lại mang đến ý chí nghị lực phi thường, sự kiên cường vươn lên, còn sen hồng mang lại hương vị của tình người, của sự thân thiện, hiếu khách mà bình dị. Ngoài ra hoa sen còn mang ý nghĩa trong phật giáo, truyền thuyết của phật giáo có ghi Đức Thích ca đản sinh, ngài đi 7 bước là có 7 đóa sen nở ở chân ngài, và khi miên tả về các chư phật, bồ tát thì luôn là các ngài ngồi trên đàu sen, tay cầm hoa sen. Nói đến hoa sen luôn phải nhắc đến các đức phật, bồ tát đó là sự thuần khiết, trong sạch không vướng bụi…. Đối với người Việt thì hoa sen được đặt trên ban thờ phật, còn được đặt trên ban thờ tổ tiên để tỏ lòng thành kính với các vị bề trên. Không chỉ là một loài hoa đẹp về sắc là loại quốc hoa của Việt Nam mà Sen còn được sử dụng để làm thực phẩm, thuốc chữa bệnh rất tốt, có giá trị sử dụng cực kì cao.

Xem thêm các bài Giải bài tập Khoa học xã hội lớp 6 chương trình VNEN hay khác:


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học