Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 2: Bản đồ và cách sử dụng
1. (trang 5 KHXH 6 VNEN) Quan sát bản đồ dưới đây, hãy:
- Cho biết tên bản đồ và nội dung địa lí được thể hiện trên bản đồ.
- Nêu những hiểu biết của em về bản đồ
Hướng dãn trả lời:
- Tên bản đồ là: Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
- Nội dung địa lí được thể hiện trên bản đồ:
+ Vị trí địa lý: phía Bắc tiếp giáp Trung Quốc, phía Tây tiếp giáp Lào, Campuchia, phía Nam tiếp với vịnh Thái Lan, phía Đông tiếp giáp với Biển Đông.
+ Giới hạn lãnh thổ: theo kinh tuyến và vĩ tuyến.
+ Địa hình của đất nước Việt Nam: là một quốc gia đồi núi thấp.
+ Tài nguyên mổ dầu, khí trên biển.
- Hiểu biết về bản đồ:
Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định.
1. Tìm hiểu về bản đồ và tỉ lệ bản đồ
a. Tìm hiểu khái niệm bản đồ
(trang 6-7 KHXH 6 VNEN) So sánh kết quả làm việc ở hoạt động khởi động với khái niệm bản đồ dưới đây và tự sửa chữa.
Hướng dẫn trả lời:
Khái niệm: Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định.
b. Tìm hiểu tỉ lệ bản đồ
(trang 7 KHXH 6 VNEN) Quan sát hình 2 và 3 dưới đây, kết hợp đọc thông tin, hãy cho biết:
- Sự khác nhau về cách thể hiện tỉ lệ bản đồ ở hai bản đồ ; mỗi xăngtimet trên bản đồ ứng với bao nhiêu mét trên thực địa.
- Bản đồ nào trong hai bản đồ có tỉ lệ lớn hơn và bản đồ nào thể hiện tương đối chi tiết hơn.
- Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ.
Hướng dẫn trả lời:
- 2 bản đồ khác nhau về tỉ lệ:
+ Bản đồ 2 có tỉ lệ là 1:15.000
+ Bản đồ 3 có tỉ lệ là 1: 7500 (1 cm bản đồ = 75 m thực tế = 7500 cm thực tế)
- Mỗi cm trên bản đồ ứng với số m thực tế là:
+ Bản đồ 2: 1 cm bản đồ = 15 000 cm thực tế = 150 m thực tế.
+ Bản đồ 3: 1 cm bản đồ = 75 m thực tế.
- Bản đồ 3 là bản đồ có tỉ lệ lớn hơn (1:7500) và là bản đồ thể hiện đối tượng địa lý chi tiết hơn (vì có đầy đủ tên các đường, bệnh viện, nhà thời…)
- Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ là:
+ Cho biết khoảng cách, kích thước của khu vực được thể hiện trên bản đồ đã thu nhỏ bao nhiêu lần so với khoảng cách, kích thước thực của chúng trên thực địa.
+ Tỉ lệ nhỏ có mức độ chi tiết nội dung nhỏ, tỉ lệ lớn có mức độ chi tiết nội dung lớn.
2. Nhận biết kí hiệu bản đồ
(Trang 8 KHXH 6 VNEN) Quan sát các hình 4 và 5 hãy:
- Cho biết các loại và các dạng kí hiệu nào thường được sử dụng để thể hiện đối tượng địa lí, lịch sử trên bản đồ.
- Kể tên một số đối tượng địa lí, lịch sử được thể hiện trên bản đồ bằng kí hiệu điểm, kí hiệu đường và kí hiệu diện tích.
Hướng dẫn trả lời:
- Các loại kí hiệu gồm:
+ Kí hiệu điểm: (sân bay, nhà máy thủy điện…).
+ Kí hiệu đường: (biên giới quốc gia, ranh giới tỉnh…).
+ Kí hiệu diện tích: (vùng trồng lúa, vùng trồng cây công nghiệp…).
- Các dạng kí hiệu gồm:
+ Kí hiệu hình học (sử dụng các hình như hình vuông, hình tròn,…)
+ Kí hiệu chữ (sử dụng chữ cái latinh như Au, Cr…).
+ Kí hiệu tượng hình (sử dụng các hình ảnh có liên quan như cây, nhà…).
- Đối tượng địa lý được thể hiện trên bản đồ ví dụ là:
+ Kí hiệu điểm: sân bay, cảng biển, nhà máy thủy điện…
+ Kí hiệu đường: đường ô tô, đường biên giới quốc gia…
+ Kí hiệu diện tích: vùng trồng lúa, vùng trồng cây công nghiệ…
- Đối tượng lịch sử được thể hiện trên bản đồ ví dụ là:
+ Kí hiệu điểm: bảo tàng, di tích lịch sử…
+ Kí hiệu đường: đường tấn công, đường rút lui…
+ Kí hiệu diện tích: vùng văn hóa chăm pa, khu vực khảo cổ vường chuối…
3. Tìm hiểu cách sử dụng bản đồ
(Trang 9 KHXH 6 VNEN) Cùng đọc bảng dưới đây và sắp xếp các bước sử dụng bản đồ theo thứ tự 1, 2, 3, 4 sao cho hợp lí.
Hướng dẫn trả lời
1. Trao đổi, cùng làm bài tập sau:
(Trang 9 KHXH 6 VNEN)
a. Căn cứ vào tỉ lệ bản đồ ở hình 3, đo và tính khoảng cách trên thực địa theo đường thẳng từ:
- Khách sạn Hải Vân đến khách sạn Thu Bồn.
- Khách sạn Hòa Bình đến khách sạn Sông Hàn.
b. Khoảng cách trên thực địa theo đường thẳng từ thành phố C đến thành phố D là 318km, khoảng cách giữa hai thành phố đó được đo trên bản đồ là 10,6cm. Vậy bản đồ này có tỉ lệ là bao nhiêu?
Hướng dẫn trả lời:
a. Sử dụng thước kẻ đo theo đường chim bay:
- Từ trung tâm khách san Hải Vân đến khách sạn Thu Bồn có độ dài là 5,5cm.
Với tỉ lệ: 1:15 000
⇒ 5,5cm bản đồ = 5,5 x 15 000cm thực tế = 41 250cm thực tế
- Từ trung tâm khách sạn Hòa Bình đến khách sạn Sông Hàn có độ dài là 4cm
Với tỉ lệ: 1:7500
⇒ 4cm bản đồ = 4 x 7500cm thực tế = 30 000cm thực tế = 300m thực tế.
b. 318km = 318 000 000cm
Tỉ lệ giữ thành phố C đến thành phố D trên bản đồ là:
10,6 : 318 000 000 = 1 : 30 000 000
2. Quan sát hình 6, thảo luận và trả lời các câu hỏi:
(Trang 9 KHXH 6 VNEN)
a. Bản đồ thể hiện nội dung gì?
b. Có các loại và dạng kí hiệu nào được sử dụng đã thể hiện các đối tượng lịch sử trên bản đồ?
Hướng dẫn trả lời:
a. Bản đồ thể hiện nội dung: Cuộc tấn công của khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
b. Các loại và dạng kí hiệu được sử dụng là:
- Dạng kí hiệu:
+ Kí hiệu tượng hình: Nơi nổi dậy trước và trong khởi nghĩa.
- Loại kí hiệu:
+ Kí hiệu điểm: Nơi nổi dậy trước và trong khởi nghĩa, nơi Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa, thành Luy Lâu, thành Mê Linh.
+ Kí hiệu đường: Hướng tiến công của Hai Bà Trưng, hướng rút chạy của Tô Định, đường cái quan, biên giới quốc gia ngày nay.
1. (Trang 10 KHXH VNEN) Em hãy sưu tầm một số bản đồ Việt Nam và dựa vào tỉ lệ bản đò để tính khoảng cách trên thực tế.
- Chọn 2 đồ thị bất kì trên bản đồ em sưu tầm, nối 2 đồ thị đó bằng đường kẻ thẳng.
- Tính khoảng cách thực tế (theo đường thẳng) giữa hai địa điểm đó.
Hướng dẫn trả lời:
2. (Trang 10 KHXH 6 VNEN) Tìm hiểu qua sách báo, mạng internet về vai trò của bản đồ trong đời sống, sản xuất hoặc quân sự và viết một báo cáo ngắn (khoảng 15 dòng) về vấn đề đã tìm hiểu.
Hướng dẫn trả lời
Bản đồ được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong cuộc sống đời sống, sản xuất và quân sự. Mỗi tấm bản đồ có một ý nghĩa và vai trò riêng. Qua bản đồ biết được hình dạng và quy mô của châu lục này so với châu lục khác; biết được sự phân bố của các dãy núi và độ cao của chúng, biết được chiều dải của một con sông, phạm vi lưu vực sông... cũng như sự phân bố dân cư, phân bố các trung tâm công nghiệp...
Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, bản đồ giúp tìm đường đi, xác định vị trí. Đặc biệt quan trọng đối với mọi người khi xuất hiện những cơn bão, nhờ bản đồ ta có thể dự đoán được hướng đi, hướng phát triển của bão để phòng tránh bão hiệu quả, nhanh chóng hơn. Làm thuỷ lợi, nghiên cứu thời tiết và khí hậu, canh tác đúng thời vụ. xây dựng các trung tâm công nghiệp, mở các tuyến đường giao thông... Tất cả những công việc đó muốn làm tốt đểu phải sử dụng bản đồ.
Ọuân sự lại càng cần tới bản đồ. Ví dụ : để xây dựng phương án tác chiến, cần lợi dụng địa hình, địa vật trong phòng thủ và tấn công.... tất cả những công việc đó đều cần phải có bản đồ.
Xem thêm các bài Giải bài tập Khoa học xã hội lớp 6 chương trình VNEN hay khác:
- Bài 3: Xã hội nguyên thủy
- Bài 4: Các quốc gia cổ đại trên thế giới
- Bài: 5 Văn hóa cổ đại
- Phiếu ôn tập 1
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Lớp 6 - Kết nối tri thức
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - KNTT
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 6 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 6 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 6 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - KNTT
- Giải sgk Tin học 6 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 6 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 6 - KNTT
- Lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - CTST
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 6 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 6 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 6 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 6 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 6 - CTST
- Lớp 6 - Cánh diều
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều