Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 11: Kinh độ vĩ độ và tọa độ địa lí

(Trang 75 KHXH 6 VNEN) Cùng quan sát hình 1 và hình 2 chỉ ra những điểm giống và khác nhau giữa Trái Đất và quả Địa Cầu (mô hình thu nhỏ của Trái Đất). Những đường ngang dọc trên hình 2 là đường gì? Nêu hiểu biết của em về đường đó.

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 11: Kinh độ vĩ độ và tọa độ địa lí  | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

Trả lời

- Giống nhau:

+ Đều là hình ảnh của trái đất.

+ Có đầy đủ đất, nước, núi rừng.

- Khác nhau:

+ Hình 1: Là hình ảnh chân thực, được chụp từ vũ trụ.

+ Hình 2: Là mô hình trái đất được làm theo một tỉ lệ nhất định. Có đường kinh tuyến và vĩ tuyến, xích đạo. Có Kinh độ và vĩ độ.

- Những đường ngang dọc trên quả địa cầu là kinh tuyến, vĩ tuyến và xích đạo.

- Những hiểu biết về kinh tuyến, vĩ tuyết.

+ Kinh tuyến là một nửa vòng tròn tưởng tượng trên bề mặt Trái Đất, nối liền hai Địa cực, có độ dài khoảng 20.000 km, chỉ hướng bắc-nam và cắt thẳng góc với đường xích đạo.

+ Vĩ tuyến là một vòng tròn tưởng tượng nối tất cả các điểm có cùng vĩ độ. Trên Trái Đất, vòng tròn này có hướng từ đông sang tây. Vị trí trên vĩ tuyến được xác định bằng kinh độ. Một vĩ tuyến luôn vuông góc với một kinh tuyến tại giao điểm giữa chúng. Các vĩ tuyến ở gần cực Trái Đất có đường kính nhỏ hơn.

+ Quả địa cầu là mô phỏng theo dạng cầu(tròn) giống trái đất thật của chúng ta do đó các kinh tuyến sẽ cắt nhau tại 2 điểm cực bắc và cực nam, còn các vĩ tuyến là các đường tròn đồng tâm.

1. Tìm hiểu kinh tuyến, vĩ tuyến

a. (Trang 75 KHXH 6 VNEN) Quan sát hình 3 hãy cho biết

- Kinh tuyến là gì? Vĩ tuyến là gì?

- Kinh tuyến và vĩ tuyến được ghi 0 độ là kinh tuyến và vĩ tuyến nào?

- Vị trí của các kinh tuyến Đông Tây so với kinh tuyến gốc; vị trí của các vĩ tuyến Bắc Nam so với vĩ tuyến gốc

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 11: Kinh độ vĩ độ và tọa độ địa lí  | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

- Kinh tuyến là một nửa vòng tròn tưởng tượng trên bề mặt Trái Đất, nối liền hai Địa cực, chỉ hướng bắc-nam và cắt thẳng góc với đường xích đạo.

+ Vĩ tuyến là một vòng tròn tưởng tượng nối tất cả các điểm có cùng vĩ độ. Trên Trái Đất, vòng tròn này có hướng từ đông sang tây. Vị trí trên vĩ tuyến được xác định bằng kinh độ. Một vĩ tuyến luôn vuông góc với một kinh tuyến tại giao điểm giữa chúng. Các vĩ tuyến ở gần cực Trái Đất có đường kính nhỏ hơn.

- Kinh tuyến được ghi 0o được gọi là kinh tuyến gốc.

+ Vĩ tuyến được ghi 0o được gọi là vĩ tuyến gốc hay là xích đạo.

- Kinh tuyến gốc được xác định nằm ở trung tâm được ghi 0o .

+ Kinh tuyến Đông nằm ở bên phải kinh tuyến gốc.

+ Kinh tuyến Tây nằm ở bên trái kinh tuyến gốc.

- Vĩ tuyến gốc được xác định nằm ở trung tâm được ghi 0o .

+ Vĩ tuyến Bắc nằm ở bên trên vĩ tuyến gốc (từ xích đạo đến cực Bắc).

+ Vĩ tuyến Nam nằm ở nên dưới vĩ tuyến gốc (từ xích đạo đến cực Nam).

b) (Trang 76 KHXH 6 VNEN) Đọc đoạn thông tin và xác định trên hình 3 các nửa cầu: Bắc, Nam, Đông, Tây.

Đường Xích đạo (0 độ) chia quả Địa cầu ra thành hai nửa cầu: Bắc và Nam. Kinh tuyến 0 độ và kinh tuyết 180 độ (đối diện với kinh tuyến 0 độ) chia qua Địa cầu ra thành hai nửa cầu Đông và nửa cầu Tây.

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 11: Kinh độ vĩ độ và tọa độ địa lí  | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

2. Xác định phương hướng trên bản đồ

(Trang 76 KHXH 6 VNEN) Quan sát hình 4 và đọc hội thoại cho biết:

- Các hướng chính trên bản đồ.

- Cách xác định phương hướng trên bản đồ

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 11: Kinh độ vĩ độ và tọa độ địa lí  | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

Trả lời

- Các hướng chính là: Bắc, Đông Bắc, Đông, Đông Nam, Nam, Tây Nam. Tây, Tây Bắc.

- Các xác định phương hướng trên bản đồ:

+ Dựa vào đường kinh tuyến, vĩ tuyến.

+ Chính giữa bản đồ là trung tâm. Phía trên của kinh tuyến là hướng Bắc, phía dưới kinh tuyến là hướng nam. Đầu bên phải vĩ tuyến là hướng Đông, đầu bên trái vĩ tuyến là hướng Tây.

+ Khi bản đồ không có kinh, vĩ tuyến phải dựa vào mũi tên chỉ hướng bắc trên bản đồ để tìm các hướng còn lại.

3. Tìm hiểu các kinh độ vĩ độ và tọa độ địa lí

(Trang 76 KHXH 6 VNEN) Đọc thông tin và quan sát hình 5 hãy

- Cho biết điểm C trên hình 5 là chỗ gặp nhau của kinh tuyến và vĩ tuyến nào?

- Cho biết thế nào là kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí của một điểm

- Xác định và viết tọa độ của điểm C Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 11: Kinh độ vĩ độ và tọa độ địa lí  | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

Trả lời

- Điểm C là điểm gặp nhau của kinh tuyến 20o và vĩ tuyến 10o.

- Kinh độ và vĩ độ của một điểm được gọi là số độ chỉ khoảng cách từ kinh tuyến và vĩ tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến và vĩ tuyến gốc.

+ Tọa độ địa lý của một điểm là kinh độ và vĩ độ của điểm đó.

- Điểm C có tọa độ địa lý là: 10oBắc, 20oTây. (10oB, 20oT)

1. (Trang 76 KHXH 6 VNEN) Hoàn thiện hình vẽ thể hiện kinh tuyến, vĩ tuyến trên Địa Cầu.

a) Vẽ lại hình 6 vào vở.

b) Vẽ bổ sung một số kinh tuyến, vĩ tuyến.

c) Đánh số kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc; ghi kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây; vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam; ghi tên 4 nửa cầu Bắc, Nam, Đông, Tây.

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 11: Kinh độ vĩ độ và tọa độ địa lí  | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 11: Kinh độ vĩ độ và tọa độ địa lí  | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

2. (Trang 78 KHXH 6 VNEN) Quan sát hình 7, ghi vào vở hướng đi từ điểm O đến các điểm A, B, C, D.

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 11: Kinh độ vĩ độ và tọa độ địa lí  | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

Trả lời

O -> A: Đông Tây.

O-> B: Đông Bắc.

O-> C: Đông

O-> D: Đông Nam.

3. (Trang 78 KHXH 6 VNEN) Dựa vào hình 8, hãy:

a) Xác định và ghi tọa độ địa lý của các điểm A, B, C.

b) Tìm các điểm có tọa độ địa lý:

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 11: Kinh độ vĩ độ và tọa độ địa lí  | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

Trả lời

- A: 10oB, 130oĐ.

+ B: 15oB, 130oĐ.

+ C: 125oB, 0o .

- D: 140oĐ, 0o.

+ Đ: 120oĐ, 10oN

Tìm hiểu về cơn bão Haiyan

1. (Trang 79 KHXH 6 VNEN) Đọc đoạn thông tin dưới đây, xác định trên hình 8 vị trí cơn bão Haiyan lúc 16h ngày 8-11-2013 và cho biết tâm bão lúc đó nằm trên vùng biển gần quốc gia nào.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, bão Haiyan (Hải Yến) là cơn bão thứ 30 hình thành trên khu vực Tây Thái Bình Dương. Hồi 16h ngày 8-11-2013, vị trí tâm bão ở vào khoảng 11,5 độ vĩ Bắc; 121,6 độ kinh Đông.

Trả lời

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 11: Kinh độ vĩ độ và tọa độ địa lí  | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

2. (Trang 79 KHXH 6 VNEN) Thu thập thêm thông tin về cơn bão Haiyan qua sách báo, internet và chia sẻ với người thân những điều em biết về bão Haiyan.

Trả lời:

Bão Haiyan, tên Phi-líp-pin là Yolanda hay cơn bão số 14 ở Việt Nam, là một cơn bão rất mạnh hình thành vào ngày 3/11/2013 kéo dài đến ngày 11/11/2013.

Bão hình thành từ đảo Chuuk giữa Thái Bình Dương, sau đó quét qua Phi-líp-pin rồi vào biển Đông. Đến Việt Nam, vừa vào đất liền, bão đổi hướng rồi đi dọc ven biển miền Trung sau đó đổ bộ vào các tỉnh từ Ninh Bình đến Quảng Ninh thuộc miền Bắc Việt Nam, trong đó tâm bão đổ bộ vào Quảng Ninh. Cuối cùng bão đi vào đất liền Trung Quốc, suy yếu thành vùng thấp và tan.

Sức gió mạnh nhất lên đến 315km/h, hậu quả, bão làm 6.340 người tử vong, trong đó thiệt hại nặng nhất là Phi-líp-pin với 6.310 người, Việt Nam 20 người, Trung Quốc 10 người. Tổng thiệt hại các quốc gia lên đến 4.56 tỷ USD trong đó Phi-líp-pin là 3,64 tỷ USD, Việt Nam là 157 triệu USD, Trung Quốc là 750 triệu USD.

Các quốc gia và vùng lãnh thổ bị ảnh hưởng bởi bão gồm Liên bang Micronesia, Palau, Phi-líp-pin, Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan..

Khoa học xã hội 6 VNEN Bài 11: Kinh độ vĩ độ và tọa độ địa lí  | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 6 VNEN

Xem thêm các bài Giải bài tập Khoa học xã hội lớp 6 chương trình VNEN hay khác:


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học