Kiến thức trọng tâm Lịch Sử lớp 11 năm 2021 hay, chi tiết



Kiến thức trọng tâm Lịch Sử lớp 11 năm 2021 hay, chi tiết

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức môn Lịch Sử lớp 11 năm 2021, VietJack biên soạn hệ thống Kiến thức trọng tâm Lịch Sử 11 theo bài học đầy đủ, chi tiết nội dung lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và giải các bài tập trong sgk Lịch Sử 11.




Kiến thức trọng tâm Bài 1: Nhật Bản

A. Lý thuyết bài học

Đầu thế kỉ XIX, chế độ Mạc phủ Tôkugaoa ở Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội.

a. Chính trị:

- Nhật Bản vẫn là một nước quân chủ chuyên chế.

+ Đứng đầu nhà nước là Thiên hoàng.

+ Quyền lực thực tế tập trung trong tay So-gun (Tướng quân) – người đứng đầu của chính quyền Mạc phủ Tôkugaoa.

Lịch Sử 11 Bài 1: Nhật Bản

Chân dung tướng quân Tôkugaoa Yeasư

(Tướng quân đầu tiên của chính quyền Mạc Phủ Tôkugaoa)

Lịch Sử 11 Bài 1: Nhật Bản

Chân dung tướng quân Tôkugaoa YoShinobu

(Tướng quân cuối cùng của chính quyền Mạc Phủ Tôkugaoa)

- Các nước thực dân, đế quốc phương Tây sử dụng sức mạnh quân sự, đòi nbg phải “mở cửa”.

b. Kinh tế

- Nông nghiệp vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu; tình trạng mất mùa đói kém liên tiếp xảy ra,..

- Ở các thành thị, mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng:

+ Xuất hiện các công trường thủ công quy mô lớn.

+ Xuất hiện các thành thị, hải cảng buôn bán tấp nập, ví dụ: E-đô, Ky-ô-tô,...

c. Xã hội.

- Chế độ đẳng cấp vẫn được duy trì.

+ Tầng lớp Đaimio – quý tộc phong kiến lớn, quản lí các lãnh địa trong nước, có quyền lực tuyệt đối trong các lãnh địa.

+ Tầng lớp Samurai bị suy giảm thế lực, đời sống gặp nhiều khó khăn.

- Xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới:

+ Tầng lớp tư sản công – thương nghiệp ngày càng giàu có, song không có thế lực về chính trị.

+ Bình dân thành thị ngày càng gia tăng.

- Đời sống các tầng lớp nhân dân khổ cực, mâu thuẫn gay gắt với chế độ phong kiến chuyên chế.

⇒ Nhật Bản đứng trước hai sự lựa chọn:

+ Tiếp tục duy trì chế độ phong kiến trì trệ ⇒ bị các nước phương Tây xâm lược.

+ Tiến hành duy tân, đưa đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.

a. Nguyên nhân, mục tiêu tiến hành cải cách:

* Nguyên nhân

- Giữ thế kỉ XIX, Nhật Bản lâm vào suy yếu, khủng hoảng nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực.

- Nhật Bản phải đương đầu với sự nhòm ngó, đe dọa xâm lược của thực dân phương Tây.

→ Tháng 1/1868, Thiên hoàng Minh Trị tiến hành cải cách, canh tân đất nước.

Lịch Sử 11 Bài 1: Nhật Bản

Thiên hoàng Minh Trị

* Mục đích:

+ Đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu.

+ Bảo vệ nền độc lập dân tộc.

b. Nội dung thực hiện:

- Chính trị: thủ tiêu chế độ Mạc Phủ, thiết lập chế độ Quân chủ lập hiến, thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân,...

- Kinh tế: thống nhất tiền tệ, đơn vị đo lường; cho phép mua bán ruộng đất, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông vận tải...

- Quân sự: tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, thực hiện nghĩa vụ quân sự, công nghiệp quốc phòng được chú trọng phát triển ...

- Giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc; chú trọng khoa học – kĩ thuật trong giảng dạy,...

c. Kết quả thực hiện:

- Nước Nhật thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.

- Nhật bản giàu mạnh, phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.

d. Tính chất: cuộc Duy tân Minh trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản, diễn ra dưới hình thức cải cách cách, canh tân đất nước.

e. Ý nghĩa – hạn chế

* Ý nghĩa:

- Giúp cho Nhật Bản giữ được độc lập, chủ quyền; mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nhật Bản.

- Có ảnh hướng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á trong đó có Việt Nam (ví dụ: thành công của công cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản là một trong những nhân tố góp phần hình thành con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX).

* Hạn chế:

+ Chưa thủ tiêu triệt để thế lực phong kiến quân phiệt (ưu thế về kinh tế - chính trị của tầng lớp quý tộc vẫn được duy trì).

+ Chưa đáp ứng được quyền lợi cho quần chúng nhân dân.

* Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

* Biểu hiện:

- Xuất hiện các công ty độc quyền chi phối, lũng đoạn đời sống kinh tế - chính trị, ví dụ: Mít-xu-bi-si, Mít-xưi,...

Lịch Sử 11 Bài 1: Nhật Bản

Lễ khánh thành một đoàn tàu ở Nhật Bản

- Tiến hành chiến tranh xâm lược bành trướng lãnh thổ.

+ Chiến tranh Đài Loan (1874).

+ Chiến tranh Trung – Nhật (1894 – 1895).

+ Chiến tranh Nga – Nhật (1904 – 1905).

Lịch Sử 11 Bài 1: Nhật Bản

Lược đồ về sự bành trướng của đế quốc Nhật Bản cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX

- Đặc điểm: chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.

B. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Đến giữa thế kỉ XIX, quyền hành thực tế của Nhật Bản nằm trong tay lực lượng chính trị nào?

A. Tướng quân Sôgun

B. Thiên hoàng

C. Võ sĩ Samurai

D. Tư sản công thương

Đáp án:

Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là một quốc gia phong kiến. Mặc dù nhà vua được tôn là Thiên hoàng, có địa vị tối cao, song quyền hành thực tế nằm trong tay Sôgun (Tướng quân) ở phủ chúa- Mạc phủ

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Đến giữa hế kỉ XIX, Nhật Bản là một quốc gia

A. Phong kiến quân phiệt

B. Công nghiệp phát triển

C. Phong kiến trì trệ, bảo thủ

D. Tư bản chủ nghĩa

Đáp án:

Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là một quốc gia phong kiến trì trệ, bảo thủ. Mặc dù nhà vua được tôn là Thiên hoàng, có địa vị tối cao, song quyền hành thực tế nằm trong tay Sôgun (Tướng quân) ở phủ chúa - Mạc phủ.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Đặc điểm nổi bật của xã hội Nhật Bản đến giữa thế kỉ XIX là

A. Mâu thuẫn giữa tầng lớp Đaimyô với tầng lớp Samurai phát triển

B. Đời sống nhân dân cực khổ, phong trào đảo Mạc diễn ra

C. Mâu thuẫn giữa Thiên hoàng với chế độ Mạc phủ phát triển

D. Chế độ đẳng cấp vẫn được duy trì

Đáp án:

Về mặt xã hội, chính quyền Sôgun vẫn duy trì chế độ đẳng cấp. Tầng lớp Đaimyô là những quý tộc phong kiến lớn, quản lí các vùng lãnh địa trong nước, có quyền lực tuyệt đối trong lãnh đia của họ.

Tầng lớp Samurai (võ sĩ) thuộc quý tộc hạng trung và nhỏ không cố ruộng đất, chỉ phục vụ cho Đaimyô bằng việc huấn luyên và chỉ huy các đội vũ trang để hưởng bổng lộc. Trong thời gian dài không có chiến tranh, nhiều người rời khỏi lãnh địa, tham giạ hoạt động thương nghiệp, mở xưởng thủ công… dần dần tư sản hóa, đấu tranh chống chế độ phong kiến.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4: Từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868, tầng lớp nào trong xã hội Nhật Bản đã dần tư sản hóa?

A. Đaimyô (quý tộc phong kiến lớn)

B. Samurai (võ sĩ)

C. Địa chủ vừa và nhỏ

D. Quý tộc

Đáp án:

Tầng lớp Samurai (võ sĩ) thuộc giới quý tộc hạng trung và nhỏ, không có ruộng đất, chỉ phục vụ các Đaimyo bằng việc huấn luyện và chỉ huy các đội vũ trang để hưởng bổng lộc. Do một thời gian dài không có chiến tranh, địa vị của Samurai bị suy giảm, lương bổng thất thường, đời sống khó khăn, nhiều người rời khỏi lãnh địa, tham gia hoạt động thương nghiệp, mở xưởng thủ công,… dần dần tư sản hóa trở thành lực lượng đấu tranh chống chế độ phong kiến lỗi thời.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Quốc gia đầu tiên nào dùng áp lực quân sự buộc Nhật Bản phải mở cửa?

A. Anh

B. Pháp

C. Mĩ

D. Đức

Đáp án:

Giữa lúc mâu thuẫn giai cấp trong nước ngày càng gay gắt, chế độ Mạc phủ khủng hoảng nghiêm trọng thì các nước tư bản phương Tây, trước tiên là Mĩ đã dùng áp lực quân sự buộc Nhật Bản phải mở cửa. Năm 1854, Mạc phủ buộc phải kí với Mĩ hiệp ước bất bình đẳng. Theo đó, Nhật Bản phải mở 2 cửa biển là Si-mô-đa và Ha-kô-đa- tê cho người Mĩ ra vào buôn bán

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Ngoài Mĩ, còn những nước đế quốc nào bắt Nhật kí hiệp ước bất bình đẳng?

A. Anh, Pháp, Nga, Hà Lan.

B. Anh, Pháp, Đức, Áo.

C. Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc.

D. Anh, Pháp, Nga, Đức.

Đáp án:

Năm 1854, Mạc phủ buộc phải kí với Mĩ hiệp ước, theo đó, Nhật Bản mở 2 cửa biển Si-mô-đa và Ha-kô-đa-tê cho người Mĩ vào buôn bán. Các nức Anh, Pháp, Nga, Đức thấy vậy cũng đua nhau ép Nhật Bản kí những hiệp ước bất bình đẳng với những điều kiện nặng nề

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7: Cuối thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đã sử dụng chính sách hay biện pháp gì để ép Nhật Bản phải “ mở cửa”?

A. Đàm phán ngoại giao

B. Áp lực quân sự

C. Tấn công xâm lược

D. Phá hoại kinh tế

Đáp án:

Giữa lúc mâu thuẫn giai cấp trong nước ngày càng gay gắt, chế độ Mạc Phủ khủng hoảng nghiêm trọng thì các nước tư bản phương Tây, trước tiên là Mĩ, dùng áp lực quân sự đòi Nhật Bản phải “mở cửa”.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868, đặc điểm nào bao trùm của nền kinh tế Nhật Bản?

A. Nông nghiệp lạc hậu.

B. Thương mại hàng hóa.

C. Công nghiêp phát triển.

D. Sản xuất quy mô lớn.

Đáp án:

Từ đầu thế kỉ XIX, kinh tế Nhật Bản vẫn là nền kinh tế nông nghiệp dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. Tình trạng mất mùa, đói kém xảy ta liên tiếp.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Ý nào không phản ánh đúng nét mới của nền kinh tế Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868?

A. Công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều

B. Kinh tế hàng hóa phát triển mạnh

C. Tư bản nước ngoài đầu tư nhiều ở Nhật Bản

D. Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển

Đáp án:

Giữa thế kỉ XIX, nền kinh tế Nhật Bản có những nét mới như: nền kinh tế hàng hóa phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều. Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Ý nào không phản ánh đúng tình hình kinh tế của Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868?

A. Nền nông nghiệp dựa vẫn trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu

B. Công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều

C. Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng

D. Sản xuất công nghiệp theo dây chuyền chuyên môn hóa

Đáp án:

- Nông nghiệp: vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. Địa chủ bóc lột nhân dân lao động rất nặng nề. Tình trạng mất mùa đói kém liên tiếp xảy ra.

- Công nghiệp: ở các thành thị, hải cảng, kinh tế hàng hoá phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều.

- Những mầm mống kinh tế tư sản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện vào giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã làm gì?

A. Duy trì nền quân chủ chuyên chế.

B. Tiến hành những cải cách tiến bộ.

C. Nhờ sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây.

D. Thiết lập chế độ Mạc Phủ mới.

Đáp án:

Để đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng, sau khi lật đổ chế độ Mạc phủ, nắm lại thực quyền, Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành một loạt những cải cách tiến bộ trên tất cả các lĩnh vực

Đáp án cần chọn là: B

Câu 12: Thực hiện những cải cách về tất cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, mục đích chính của Thiên hoàng Minh Trị là gì?

A. Đưa Nhật Bản phát triển mạnh như các nước phương Tây

B. Biến Nhật Bản trở thành một cường quốc ở Châu Á

C. Giúp Nhật Bản thoát khỏi bị lệ thuộc vào phương Tây

D. Đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu

Đáp án:

Tháng 1-1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị (May-gi) đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ (Hay còn gọi là cuộc Duy Tân Minh Trị) nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13: Tháng 1-1868, ở Nhật Bản đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

A. Mút-xô-hi-tô lên ngôi vua

B. Phong trào đảo Mạc phát triển mạnh mẽ

C. Nhật Bản kí hiệp ước bất bình đẳng với các nước tư bản phương Tây

D. Chế độ Mạc phủ bị lật đổ, Nhật Bản bước vào thời kì cải cách

Đáp án:

Tháng 12-1866, Thiên hoàng Kô- mây qua đời. Mút-xô-hi-tô lên ngôi vua, lấy hiệu là Minh Trị. Dưới áp lực của phong trào “Đảo Mạc”, ngày 3-1-1868, Thiên hoàng Minh Trị thành lập chính phủ mới, chấm dứt thời kì Mạc phủ Tô-ku-ga-oa. Ngay sau khi nắm lại thực quyền, Thiên hoàng Minh trị đã thực hiện một loạt các cải cách tiến bộ nhằm đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng lạc hậu hay còn gọi là cuộc Duy tân Minh Trị.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 14: Cuộc cải cách Duy tân Minh Trị được tiến hành trên các lĩnh vực nào?

A. Chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao.

B. Chính trị, quân sự, văn hóa - giáo dục và ngoại giao với Mĩ

C. Chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa - giáo dục

D. Kinh tế, quân sự, giáo dục và ngoại giao.

Đáp án:

Cuộc Duy tân Minh Trị được tiến hành trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa - giáo dục,…

Đáp án cần chọn là: C

Câu 15: Nội dung nào sau đây không phải cải cách về kinh tế của Nhật Bản được thực hiện từ năm 1868?

A. Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động kinh tế

B. Thống nhất thị trường, tiền tệ

C. Xóa bỏ quyền sở hữu ruộng đất phong kiến

D. Cho phép tự do buôn bán

Đáp án:

Về kinh tế, chính phủ đã ban hành chính sách thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, cho phép mua bán ruộng đất, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, cầu cống, đường sá…Tuy nhiên quyền sở hữu ruộng đất phong kiến vẫn tiếp tục được duy trì chứ không được xóa bỏ.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 16: Ý nào không phản ánh đúng chính sách cải cách về quân sự trong cuộc Duy tân Minh Trị

A. Tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây

B. Thực hiện chế độ nghĩa vụ thay thế cho chế độ trưng binh

C. Nhà nước nắm giữ ngành đóng tàu, sản xuất vũ khí

D. Mua vũ khí của phương Tây để hiện đại hóa quân đội

Đáp án:

Cuộc Duy tân Minh Trị được thực hiện trong lĩnh vực quân sự với các nội dung như sau:

- Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ quân sự thay thế cho chế độ trưng binh.

- Công nghiệp đóng tàu chiến được chú trọng phát triển, tiến hành sản xuất vũ khí, đạn dược và mời chuyên gia quân sự nước ngoài,…

Đáp án cần chọn là: D

Câu 17: Sau cuộc Duy tân Minh trị, thể chế chính trị nào đã được xác lập ở Nhật Bản?

A. Chế độ quân chủ chuyên chế

B. Chế độ quân chủ lập hiến

C. Chế độ Cộng hòa đại nghị

D. Chế độ Cộng hòa Tổng thống

Đáp án:

Hiến pháp 1889 của Nhật Bản đã xác định thể chế chính trị ở Nhật Bản là chế độ quân chủ lập hiến. Thiên hoàng là nguyên thủ tối cao, có quyền hạn rất lớn. Quốc hội gồm 2 viện là thượng viện và hạ viện

Đáp án cần chọn là: B

Câu 18: Sau năm 1889, Nhật Bản là một nước

A. Dân chủ cộng hòa

B. Dân chủ đại nghị

C. Cộng hòa tư sản

D. Quân chủ lập hiến

Đáp án:

Năm 1889, Hiến pháp mới được ban hành Hiến pháp, chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập ở Nhật Bản.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 19: Điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của Nhật khi chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa là

A. Gây chiến tranh với các nước tư bản phương Tây

B. Mở rộng các cuộc chiến tranh xâm lược và chiến tranh đế quốc

C. Đẩy mạnh xâm lược các quốc gia ở Đông Nam Á

D. Đẩy mạnh xuất khẩu tư bản để thu lợi nhuận

Đáp án:

Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược: chiến tranh Đài Loan (1874), chiến tranh Trung- Nhật (1894-1895) và chiến tranh đế quốc: chiến tranh Nga- Nhật (1904-1905). Thắng lợi trong các cuộc chiến tranh này đã đem đến cho Nhật Bản nhiều hiệp ước có lợi về đất đai và tài chính, thúc đẩy nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 20: Chính sách đối ngoại nhất quán của Nhật Bản cuối thế kỉ XIX là

A. Hữu nghị và hợp tác

B. Thân thiện và hòa bình

C. Đối đầu và chiến tranh

D. Xâm lược và bành trướng

Đáp án:

Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược: chiến tranh Đài Loan (1874), chiến tranh Trung- Nhật (1894-1895) và chiến tranh đế quốc: chiến tranh Nga- Nhật (1904-1905). Thắng lợi trong các cuộc chiến tranh này đã đem đến cho Nhật Bản nhiều hiệp ước có lợi về đất đai và tài chính, thúc đẩy nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 21: Sự phát triển của phong trào công nhân ở Nhật Bản cuối thế kỉ XIX là cơ sở cho sự thành lập tổ chức nào?

A. Nghiệp đoàn

B. Công đoàn

C. Liên đoàn lao động

D. Đảng cộng sản

Đáp án:

Sự phát triển của phong trào công nhân là cơ sở cho việc thành lập các tổ chức nghiệp đoàn - các đoàn thể, tổ chức, được hình thành liên quan đến chuyên môn, nghề nghiệp, thương mại, và các hoạt động lao động của những người thường là cùng chung một nghề nghiệp

Đáp án cần chọn là: A

Câu 22: Các tổ chức nghiệp đoàn ở Nhật Bản được thành lập dựa trên cơ sở nào?

A. Sự phát triển của phong trào công nhân

B. Sự phát triển của phong trào nông dân

C. Sự ủng hộ của tầng lớp trí thức

D. Sự cho phép của Chính phủ Nhật Bản

Đáp án:

Sự phát triển của phong trào công nhân là cơ sở cho việc thành lập các tổ chức nghiệp đoàn - các đoàn thể, tổ chức, được hình thành liên quan đến chuyên môn, nghề nghiệp, thương mại, và các hoạt động lao động của những người thường là cùng chung một nghề nghiệp.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 23: Việc thành lập các tổ chức nghiệp đoàn ở Nhật Bản cuối thế kỉ XIX là kết quả của phong trào

A. Nông dân

B. Tiểu tư sản

C. Học sinh, sinh viên

D. Công nhân

Đáp án:

Việc thành lập các tổ chức nghiệp đoàn ở Nhật Bản cuối thế kỉ XIX là kết quả của phong trào công nhân.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 24: Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân sâu xa làm cho chế độ Mạc Phủ Tô-ku-ga-oa sụp đổ?

A. Mâu thuẫn giữa nhân dân lao động, chủ yếu là nông dân với chế độ phong kiến – đại diện là chính quyền Sô-gun.

B. Vai trò của tầng lớp Samurai với chế độ Mạc phủ suy giảm.

C. Mâu thuẫn giữa Thiên Hoàng và Tướng quân.

D. Chính quyền Tô-ku-ga-oa kí các Hiệp ước bất bình đẳng.

Đáp án:

Chính phủ Mạc Phủ Tô-ku-ga-oa kí với các nước đế quốc các hiệp ước bất bình đẳng là nguyên nhân trực tiếp đẩy nhanh sự sụp đổ của chế độ Mạc phủ. Nguyên nhân sâu xa là các mâu thuẫn trong xã hội phát triển gay gắt, trong khi chỗ dựa của chế độ Mạc phủ là tầng lớp Samurai ngày càng bị tư sản hóa

Đáp án cần chọn là: D

Câu 25: Nguyên nhân trực tiếp làm sụp đổ chế độ Mạc Phủ Tô-ku-ga-oa ở Nhật Bản là gì?

A. Mâu thuẫn giữa nhân dân với dòng họ Tô-ku-ga-oa (Mạc Phủ).

B. Chính quyền Tô-ku-ga-oa kí các Hiệp ước bất bình đẳng.

C. Mâu thuẫn giữa Thiên Hoàng và Tướng quân.

D. Tầng lớp Samurai ngày càng bị tư sản hóa.

Đáp án:

- Chính phủ Mạc Phủ Tô-ku-ga-oa kí với các nước đế quốc các hiệp ước bất bình đẳng là nguyên nhân trực tiếp đẩy nhanh sự sụp đổ của chế độ Mạc phủ.

- Nguyên nhân sâu xa là các mâu thuẫn trong xã hội phát triển gay gắt, trong khi chỗ dựa của chế độ Mạc phủ là tầng lớp Samurai ngày càng bị tư sản hóa.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 26: Động lực chủ yếu của cuộc duy tân Minh trị ở Nhật Bản là lực lượng chính trị nào?

A. Tầng lớp Samurai tư sản hóa

B. Nông dân

C. Tư sản công thương nghiệp

D. Tầng lớp Đaimyô

Đáp án:

Tầng lớp Samurai thuộc giới quý tộc hạng trung và nhỏ không có ruộng đất, chỉ phục vụ cho Đaimyô bằng việc huấn luyện và chỉ huy các đội vũ trang để hưởng bổng lộc. Trong thời gian dài không có chiến tranh, nhiều người rời khỏi lãnh địa, tham gia hoạt động thương nghiệp, mở xưởng thủ công, …. dần dần tư sản hóa, trở thành lực lượng đấu tranh chống chế độ phong kiến. Samurai tư sản hóa là lực lượng giữ vai trò chủ yếu trong cuộc duy tân Minh trị ở Nhật Bản cuối thế kỉ XIX

Đáp án cần chọn là: A

Câu 27: Tầng lớp Samurai tư sản hóa đóng vai trò như thế nào trong cuộc duy tân Minh Trị ở Nhật Bản?

A. là lực lượng trực tiếp tiến hành cuộc duy tân

B. là động lực chủ yếu

C. có vai trò quyết định đến sự thành công của cuộc duy tân

D. có vai trò thứ yếu sau tầng lớp Đaimyô

Đáp án:

Tầng lớp Samurai thuộc giới quý tộc hạng trung và nhỏ không có ruộng đất, chỉ phục vụ cho Đaimyô bằng việc huấn luyện và chỉ huy các đội vũ trang để hưởng bổng lộc. Trong thời gian dài không có chiến tranh, nhiều người rời khỏi lãnh địa, tham giạ hoạt động thương nghiệp, mở xưởng thủ công, … dần dần tư sản hóa, trở thành lực lượng đấu tranh chống chế độ phong kiến. Samurai tư sản hóa là lực lượng giữ vai trò chủ yếu trong cuộc duy tân Minh Trị ở Nhật Bản cuối thế kỉ XIX.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 28: Nhân tố nào được xem là “chìa khóa” của cuộc Duy tân ở Nhật Bản từ năm 1868?

A. Giáo dục.

B. Quân sự.

C. Kinh tế

D. Chính trị.

Đáp án:

Chính phủ Minh Trị đặc biệt coi trọng lĩnh vực giáo dục, xem đó như là “chìa khóa” cho công cuộc hiện đại hóa. Chế độ giáo dục bắt buộc được thi hành. Nội dung khoa học - kĩ thuật được tăng cường trong chương trình giảng dạy, những thanh niên ưu tú được cử đi du học ở phương Tây.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 29: Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản từ năm 1868 là

A. Tạo tiền đề để Nhật chiến thắng trong các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa

B. Giúp Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ bị biến thành thuộc địa

C. Đưa Nhật Bản tiến nhanh trên con đường đế quốc chủ nghĩa

D. Đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng lạc hậu, gia nhập vào hàng ngũ các nước đế quốc

Đáp án:

Giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đang lâm vào tình trạng khủng hoảng và nguy cơ bị biến thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây. Do đó ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản từ năm 1868 là đưa nước Nhật thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, trì trệ, thoát khỏi nguy cơ bị biến thành thuộc địa, bảo toàn được nền độc lập dân tộc

Đáp án cần chọn là: B

Câu 30: Ý nào không phản ánh đúng ý nghĩa cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868 ở Nhật Bản?

A. Có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản

B. Đưa Nhật Bản phát triển theo con đường của các nước tư bản phương Tây

C. Đưa Nhật Bản trở thành một nước đế quốc duy nhất ở Châu Á

D. Xóa bỏ chế độ quân chủ, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển

Đáp án:

Cuộc Duy tân Minh Trị (1868) mang tính chất, ý nghĩa:

- Có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản.

- Giúp Nhật Bản thoát khỏi số phận bị các nước tư bản phương Tây xâm lược

- Đưa Nhật Bản phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa, và trở thành nước đế quốc duy nhất ở châu Á.

Đáp án cần chọn là: D

Kiến thức trọng tâm Bài 2: Ấn Độ

A. Lý thuyết bài học

- Từ đầu thế kỉ XVIII, Ấn Độ lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu, bị các nước thực dân phương Tây (chủ yếu là Anh, Pháp) xâm lược.

- Đến giữa thế kỉ XIX, Ấn Độ trở thành thuộc địa của thực dân Anh.

* Chính sách cai trị của Anh:

- Kinh tế: vơ vét lương thực, thực phẩm, các nguồn tài nguyên, bóc lột nhân công.

- Chính trị: Chính phủ Anh nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ (chế độ trực trị).

Lịch Sử 11 Bài 2: Ấn Độ

Nữ hoàng Victoria trở thành nữ hoàng Ấn Độ (1877)

- Xã hội:

+ Mua chuộc tầng lớp phong kiến bản xứ.

+ Chia rẽ khối đoàn kết dân tộc (khơi sâu vào sự cách biệt dân tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ).

* Hệ quả: mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh sâu sắc.

a. Nguyên nhân

- Nguyên nhân sâu xa: mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh.

- Nguyên nhân trực tiếp: Do binh lính Xi-pay bị sĩ quan Anh bạc đãi, khinh rẽ,tinh thần dân tộc và tín ngưỡng bị xúc phạm ⇒ bất mãn nổi dậy đấu tranh.

Lịch Sử 11 Bài 2: Ấn Độ

b. Diễn biến chính:

- Ngày10/5/1857, ở Mi-rút (gần Đê-li), ba trung đoàn Xipay nổi dậy khởi nghĩa bắt bọn chỉ huy Anh. Nông dân các vùng lân cận cũng tham gia nghĩa quân, vây bắt chỉ huy Anh.

- Khởi nghĩa nhanh chóng lan rộng đến Đê-li, khắp miền Bắc và một phần miền Tây Ấn Độ. Nghĩa quân đã lập được chính quyền, giải phóng được nhiều thành phố lớn.

- Thực dân Anh dốc toàn bộ lực lượng đàn áp dã man => 1859, khởi nghĩa Xipay thất bại.

c. Ý nghĩa

- Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất.

- Ý thức vươn tới độc lập của nhân dân Ấn Độ.

- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các phong trào đấu tranh sau này.

a. Đảng Quốc đại.

- Sự hình thành: Cuối thế kỉ XIX, giai cấp tư sản dân tộc Ấn Độ lớn mạnh, bị thực dân Anh kìm hãm → Cuối 1885, Đảng Quốc đại được thành lập.

- Phương pháp đấu tranh: phương pháp ôn hòa.

- Mục tiêu đấu tranh: yêu cầu thực dân Anh nới rộng các điều kiện để họ được tham gia các hội đồng tự trị; giúp đỡ họ phát triển kĩ nghệ, thực hiện một số cải cách về mặt giáo dục – xã hội.

- Sự phân hóa:

+ Phái ôn hòa – chủ trương sử dụng phương pháp đấu tranh hòa bình.

+ Phái cấp tiến (do B.Ti-lắc đứng đầu) – chủ trương sử dụng phương pháp đấu tranh bằng bạo lực.

Lịch Sử 11 Bài 2: Ấn Độ

B. Ti-lắc

b. Phong trào dân tộc (1905 – 1908)

- Nguyên nhân:

+ Sâu xa: mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh sâu sắc.

+ Trực tiếp: tháng 7/1905, Anh ban hành đạo luật chia đôi xứ Ben-gan.

Lịch Sử 11 Bài 2: Ấn Độ

Xú Ben-gan bị chia cắt thành hai miền

- Các phong trào đấu tranh tiêu biểu:

+ Cuộc biểu tình của hơn 10 vạn người tại bờ sông Hằng (10/1905).

+ Tổng bãi công của công nhân Bom-bay (6/1908).

Lịch Sử 11 Bài 2: Ấn Độ

Lược đồ phong trào cách mạng ở Ấn Độ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX

- Kết quả: Anh phải thu hồi đạo luật chia cắt Ben-gan.

- Tính chất: mang đậm ý thức dân tộc.

B. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Đến giữa TK XIX, Ấn Độ bị biến thành thuộc địa của đế quốc nào?

A. Nga.

B. Anh.

C. Nhật.

D. Mĩ.

Đáp án:

Ấn Độ là một quốc gia rộng lớn, đông dân. Từ đầu thế kỉ XVII, lợi dụng sự suy yếu của Ấn Độ, các nước tư bản phương Tây, chủ yếu là Anh, Pháp đua tranh xâm lược Ấn Độ. Đến giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh đã hoàn thành việc xâm lược và đặt ách cai trị ở Ấn Độ

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Xã hội Ấn Độ suy yếu từ đầu thế kỉ XVII là do cuộc tranh giành quyền lực giữa

A. Các chúa phong kiến

B. Địa chủ và tư sản

C. Tư sản và phong kiến

D. Phong kiến và nông dân

Đáp án:

Từ đầu thế kỉ XVII chế độ phong kiến Ấn Độ suy yếu do sự tranh giành quyền lực giữa các chúa phong kiến. Lợi dụng cơ hội này, các nước phương Tây chủ yếu Anh - Pháp đua nhau xâm lược.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Cuối năm 1885, chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ được thành lập với tên gọi là

A. Đảng Quốc dân đại hội (Đảng Quốc đại)

B. Đảng Dân chủ

C. Quốc dân đảng

D. Đảng Cộng hòa

Đáp án:

Do sự du nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, giai cấp tư sản đã ra đời và phát triển ở Ấn Độ, nhưng lại bị thực dân Anh kìm hãm. Cuối năm 1885, Đảng Quốc dân đại hội (gọi tắt là Đảng Quốc đại) - chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ được thành lập

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Đảng Quốc đại ra đời cuối năm 1885 ở Ấn Độ, là chính đảng của

A. tư sản trí thức Ấn Độ.

B. tầng lớp đại tư sản Ấn Độ.

C. giai cấp tư sản Ấn Độ.

D. giai cấp công nhân Ấn Độ.

Đáp án:

Cuối năm 1885, Đảng Quốc dân đại hội, chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ được thành lập, đánh dấu một giai đoạn mới, giai đoạn giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Phương pháp đấu tranh chủ yếu của Đảng Quốc đại trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là

A. Tuyên truyền, vận động nhân dân sử dụng bạo lực cách mạng

B. Ôn hòa, đòi chính phủ thực dân tiến hành cải cách

C. Bạo động, lật đổ chính quyền thực dân Anh ở Ấn Độ

D. Hợp tác với chính phủ thực dân để đàn áp quần chúng

Đáp án:

Trong 20 năm đầu (1885-1905), Đảng Quốc đại chủ trương dùng phương pháp ôn hòa để đòi chính phủ thực dân tiến hành cải cách và phản đối phương pháp đấu tranh bằng bạo lực. Giai cấp tư sản Ấn Độ chỉ yêu cầu thực dân Anh nới rộng các điều kiện để họ được tham gia các hội đồng tự trị, giúp đỡ họ phát triển kĩ nghệ, thực hiện một số cải cách về giáo dục, xã hội.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Trong đấu tranh, Đảng Quốc đại đã đưa ra yêu cầu gì đối với chính phủ thực dân Anh?

A. Được tham gia bộ máy chính quyền, tự do phát triển kĩ nghệ, thực hiện một số cải cách giáo dục, xã hội.

B. Được điều hành các hội đồng trị sự, tham gia phát triển công nghệ, tiến hành một số cải cách giáo dục, xã hội

C. Được nắm chính quyền, phát triển kĩ nghệ, thực hiện một số cải cách giáo dục, xã hội.

D. Được tham gia các hội đồng trị sự, được giúp đỡ để phát triển kĩ nghệ, thực hiện một số cải cách giáo dục, xã hội.

Đáp án:

Trong 20 năm đầu (1885 - 1905), Đảng Quốc đại chủ trương dùng phương pháp ôn hòa để đòi chính phủ thực dân tiến hành cải cách và phản đối phương pháp đấu tranh bằng bạo lực.Giai cấp tư sản Ấn Độ chỉ yêu cầu thực dân Anh nới rộng các điều kiện để họ được tham gia các hội đồng tự trị, giúp đỡ họ phát triển kĩ nghệ, thực hiện một số cải cách về giáo dục, xã hội.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7: Sau một thời gian hoạt động, Đảng quốc đại có sự phân hóa thành các nhóm phái nào?

A. Phái ôn hòa và phái bạo lực

B. Phái ôn hòa và phái dân chủ

C. Phái ôn hòa và phái cực đoan

D. Phái dân chủ và phái cấp tiến

Đáp án:

Thất vọng trước thái độ thỏa hiệp của Đảng Quốc đại và chính sách hai mặt của chính quyền Anh, trong nội bộ Đảng hình thành một phái dân chủ cấp tiến do Ti-lắc đứng đầu, thường được gọi là phái “cực đoan”. Phái này phản đối thái độ thỏa hiệp của phái “ôn hòa” và đòi hỏi phải có thái độ kiên quyết chống Anh

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Đảng Quốc đại bị chia rẽ thành hai phái vì

A. Thái độ thỏa hiệp của các đảng viên và chính sách hai mặt của chính quyền thực dân Anh

B. Thái độ thỏa hiệp của các đảng viên và chính sách mua chuộc của chính quyền thực dân Anh

C. Thái độ thỏa hiệp của một số lãnh đạo Đảng và chính sách hai mặt của chính quyền thực dân Anh

D. Thái độ thỏa hiệp của một số lãnh đạo Đảng và chính sách mua chuộc của chính quyền thực dân Anh

Đáp án:

Do thái độ thỏa hiệp của những người cầm đầu và chính sách 2 mặt của chính quyền Anh, nội bộ Đảng Quốc đại bị phân hóa thành 2 phái: ôn hòa và phái cực đoan (kiên quyết chống Anh do Ti-lắc đứng đầu).

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Sự kiện nào dẫn tới bùng nổ cao trào cách mạng 1905 - 1908 ở Ấn Độ?

A. Phái “cực đoan” trong Đảng Quốc đại tuyên bố thành lập.

B. Anh ban hành đạo luật chia đôi xứ Bengan.

C. Ngày Ti lắc bị thực dân Anh bắt giam.

D. Ngày Ti - lắc bị khai trừ khỏi Đảng Quốc đại.

Đáp án:

Nhằm hạn chế phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ, thực dân Anh đã ban hành đạo luật chia đôi xứ Bengan (7-1905): miền Đông của các tín đồ theo đạo Hội và miền Tây của những người theo đạo Hindu. Điều này đã làm bùng nổ phong trào đấu tranh chống thực dân Anh trong những năm 1905-1908

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Tháng 7 - 1905, chính quyền thực dân Anh đã ban hành đạo luật nào đối với Ấn Độ?

A. Chia đôi xứ Bengan

B. Về chế độ thuế khóa

C. Thống nhất xứ Bengan

D. Giáo dục

Đáp án:

Tháng 7-1905, chính quyền Anh thi hành chính sách “chia để trị” - ban hành đạo luật chia đôi xứ Ben-gan: miền Đông theo đạo Hồi và miền Tây theo đạo Ấn. Điều đó làm bùng nổ phong trào đấu tranh chống thực dân Anh, đặc biệt ở Bom-bay và Can-cút-ta.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Các nước phương Tây đã lợi dụng cơ hội nào để đua tranh xâm lược Ấn Độ?

A. Kinh tế và văn hóa Ấn Độ bị suy thoái.

B. Phong trào nông dân chống chế độ phong kiến Án Độ làm cho nước này suy yếu.

C. Mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với đông đảo nông dân ở Ấn Độ.

D. Cuộc đấu tranh giành quyền lực giữa các chúa phong kiến trong nước làm cho Ấn Độ suy yếu.

Đáp án:

Sau các cuộc phát kiến địa lý, hoạt động buôn bán giữa các nước tư bản phương Tây với Ấn Độ được đẩy mạnh. Từ đầu thế kỉ XVII, lợi dụng sự suy yếu của Ấn Độ trong cuộc tranh giành quyền lực giữa các chúa phong kiến, các nước tư bản phương Tây chủ yếu là Anh và Pháp đua tranh xâm lược Ấn Độ

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12: Phong trào dân tộc ở Ấn Độ phải tạm ngừng vì

A. Chính sách chia rẽ của thực dân Anh và sự phân hóa của Đảng Quốc đại

B. Chính sách chia rẽ của thực dân Anh và sự can thiệp từ bên ngoài

C. Sự đàn áp của thực dân Anh và sự thoả hiệp của Đảng quốc đại

D. Sự đàn áp của thực dân Anh và B.Tilắc đã bị cắt

Đáp án:

Cao trào cách mạng 1905-1908 mang đậm ý thức dân tộc đánh dấu sự thức tỉnh của nhân dân Ấn Độ. Tuy nhiên, do chính sách chia rẽ của thực dân Anh và sự phân hóa trong Đảng Quốc đại đã làm cho phong trào tạm ngừng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13: Chính sách nào sau đây không phải là chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ?

A. Dùng tay sai người bản xứ lập chính quyền thống trị nhân dân.

B. Mua chuộc tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ.

C. Chia để trị.

D. Khơi sâu mâu thuẫn chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội.

Đáp án:

Để tạo chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị của mình, thực dân Anh đã thực hiện chính sách chia để trị, mua chuộc tầng lớp địa chủ phong kiến bản xứ, tìm cách khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội. Tuy nhiên người Anh vẫn nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ chứ không thông qua vai trò của đội ngũ tay sai bản xứ

Đáp án cần chọn là: A

Câu 14: Âm mưu của thực dân Anh trong việc thực hiện chính sách “chia để trị” là

A. Khoét sâu thêm mâu thuẫn về chủng tộc và tôn giáo ở Ấn Độ.

B. Nắm quyền trực tiếp cai trị đến tận đơn vị cơ sở.

C. Xóa bỏ nền văn hoá truyền thống của Ấn Độ.

D. Vơ vét tài nguyên thiên nhiên của Ấn Độ.

Đáp án:

Về chính sách cai trị, chính phủ Anh nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ.

- Thực dân Anh đã thực hiện chính sách “chia để trị”, mua chuộc tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ.

- Anh còn tìm cách khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội để dễ bề cai trị.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 15: Ý nào dưới đây không phải là chính sách kinh tế của thực dân Anh thực hiện ở Ấn Độ từ giữa thế kỉ XIX?

A. Ra sức vơ vét lương thực, nguyên liệu cho chính quốc.

B. Đầu tư vốn và phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn.

C. Mở rộng công cuộc khai thác một cách quy mô.

D. Bóc lột nhân công để thu lợi nhuận.

Đáp án:

Chính sách kinh tế của thực dân Anh đối với Ấn Độ bao gồm:

- Mở rộng công cuộc khai thác Án Độ một cách quy mô, ra sức vơ vét lương thực, các nguồn nguyên liệu và bóc lột nhân công để thu lợi nhuận.

- Ấn Độ trở thành thuộc địa quan trọng nhất của thực dân Anh, phải cung cấp lương thực và nguyên liệu ngày càng nhiều cho chính quốc

Thực dân Anh không thực hiện chính sách đầu tư vốn và phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 16: Thực dân Anh cai trị Ấn Độ dưới hình thức nào?

A. Trực trị

B. Tự trị

C. Gián trị

D. Phụ thuộc

Đáp án:

Sau cuộc khởi nghĩa 1857, toàn bộ quyền kiểm soát Ấn Độ đã chuyển từ tay công ty Đông Ấn Anh sang Chính phủ Anh. Chính phủ Anh nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ, đứng đầu là phó vương. Đó là chế độ cai trị trực trị.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 17: Nội dung nào không phải là ý nghĩa của cao trào cách mạng 1905-1908 ở Ấn Độ?

A. Mang đậm ý thức dân tộc sâu sắc.

B. Thức tỉnh nhân dân Ấn Độ để hoà chung vào trào lưu dân tộc, dân chủ ở Châu Á.

C. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Ấn Độ.

D. Thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ.

Đáp án:

Cao trào 1905 - 1908 mang những ý nghĩa sau:

- Tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ chống chủ nghĩa thực dân Anh (D).

- Cao trào này do một bộ phận giai cấp tư sản lãnh đạo (B).

- Thực hiện mục tiêu đấu tranh vì một nước Ấn Độ độc lập và dân chủ (A).

⇒ Loại trừ đáp án: C

Đáp án cần chọn là: C

Câu 18: Thực dân Anh thi hành chính sách nhượng bộ tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến Ấn Độ nhằm

A. Xoa dịu tinh thần đấu tranh của họ.

B. Cấu kết với họ để đàn áp nhân dân Ấn Độ.

C. Làm chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị của mình.

D. Cai trị Ấn Độ thông qua đội ngũ tay sai bản xứ

Đáp án:

Mặc dù nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ nhưng để tạo chỗ dựa vững chắc cho mình, thực dân Anh đã thực hiện chính sách chia để trị, mua chuộc tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ, tìm cách khơi sâu sự khác biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội.

Tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến là bộ phận am hiểu về mọi mặt của Ấn Độ, trong khi Ấn Độ được coi là “viên ngọc trên vương miện của nữ hoàng Anh”, Anh cần có sự hỗ trợ của tầng lớp này để cai trị Ấn Độ chặt chẽ và dễ dàng hơn. Đây cũng là chính sách cai trị mà nhiều nước đế quốc thực dân áp dụng đối với thuộc địa của mình.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 19: Nguyên nhân khiến thực dân Anh không chấp nhận yêu cầu về chính trị, kinh tế, văn hóa của Đảng Quốc đại là gì?

A. Muốn duy trì sự bảo thủ, lạc hậu, kìm hãm sự phát triển của thuộc địa để dễ bề cai trị

B. Muốn tư sản Ấn Độ phải luôn phục tùng chính quyền thực dân Anh về mọi mặt

C. Muốn giai cấp tư sản Ấn Độ phải thỏa hiệp với chính quyền thực dân Anh

D. Muốn kìm hãm sự phát triển của giai cấp tư sản Ấn Độ để dễ bề sai khiến

Đáp án:

Đảng Quốc đại do giai cấp tư sản đứng đầu, đã đưa ra những yêu cầu đối với thực dân Anh về chính trị, kinh tế, văn hóa. Tuy nhiên, không được thực dân Anh chấp nhận mà còn tìm cách hạn chế hoạt động của Đảng Quốc đại.

Bởi, âm mưu cai trị của Anh là muốn duy trì sự bảo thủ, lạc hậu, kìm hãm sự phát triển của toàn Ấn Độ để dễ bề cai trị. Chứ không riêng gì giai cấp tư sản hay Đảng Quốc đại. ⇒ Loại trừ các đáp án B, C, D.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 20: Sự ra đời của Đảng Quốc đại ở Ấn Độ cuối năm 1885 dựa trên cơ sở kinh tế gì?

A. Sự hình thành và phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa

B. Sự xuất hiện của các cơ sở công nghiệp của Anh ở Ấn Độ

C. Sự xuất hiện của giai cấp tư sản Ấn Độ

D. Nền kinh tế thương nghiệp phát triển

Đáp án:

Cùng với quá trình khai thác bóc lột thuộc địa, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã được du nhập và phát triển ở Ấn Độ. Đây chính là cơ sở kinh tế để dẫn tới sự ra đời của giai cấp tư sản Ấn Độ, đặt nền tảng cho sự xuất hiện của Đảng Quốc đại cuối năm 1885.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 21: Mục tiêu cơ bản nhất của Đảng Quốc đại cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là

A. Giành quyền tự chủ, phát triển kinh tế.

B. Đòi thực dân Anh trao quyền tự trị cho Ấn Độ.

C. Lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng dân tộc.

D. Dựa vào Anh đem lại tiến bộ và văn minh cho Ấn Độ.

Đáp án:

Trong 20 năm đầu (1885 - 1905), Đảng Quốc đại chỉ yêu cầu thực dân Anh nới rộng các điều kiện để họ được tham gia các hội đồng tự trị, giúp đỡ họ phát triển kĩ nghệ, thực hiện một số biện pháp cải cách về mặt giáo dục, xã hội.

⇒ Mục tiêu cơ bản nhất của Đảng Quốc đại cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là giành quyền tự chủ, phát triển kinh tế.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 22: Vì sao sự ra đời của Đảng Quốc đại cuối năm 1885 lại đánh dấu một giai đoạn mới trong cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ?

A. Đánh dấu giai cấp tư sản Ấn Độ đã bước lên vũ đài chính trị

B. Chế độ cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ suy yếu

C. Giai cấp tư sản Ấn Độ có tiềm lực kinh tế mạnh

D. Giai cấp công nhân Ấn Độ đã bước lên vũ đài chính trị

Đáp án:

Trước khi Đảng Quốc đại ra đời, các phong trào đấu tranh chống lại nền thống trị của thực dân Anh chỉ mang tính chất tự phát. Đến cuối năm 1885, sự ra đời của Đảng Quốc đại - chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ đã đánh dấu một giai đoạn phát triển mới - giai đoạn giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 23: Sự thành lập của chính đảng đó có ý nghĩa gì

A. Đánh dấu giai cấp tư sản Ấn Độ đã bước lên vũ đài chính trị

B. Chế độ cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ suy yếu

C. Giai cấp tư sản Ấn Độ có tiềm lực kinh tế mạnh

D. Giai cấp công nhân Ấn Độ đã bước lên vũ đài chính trị

Đáp án:

Trước khi Đảng Quốc đại ra đời, các phong trào đấu tranh chống lại nền thống trị của thực dân Anh chỉ mang tính chất tự phát, chưa có giai cấp lãnh đạo và đường lối đấu tranh rõ ràng. Đến cuối năm 1885, sự ra đời của Đảng Quốc đại - chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ đã đánh dấu một giai đoạn phát triển mới - giai đoạn giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 24: Bản chất của đạo luật chia đôi xứ Ben-gan của thực dân Anh ở Ấn Độ là chính sách gì?

A. Dựa trên chế độ phân chia đẳng cấp.

B. Chia để trị dựa theo tôn giáo.

C. Chính sách chia để trị theo địa chính trị.

D. Áp bức dân tộc.

Đáp án:

Nhằm hạn chế phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ, thực dân Anh đã ban hành đạo luật chia đôi xứ Bengan (7-1905): miền Đông của các tín đồ theo đạo Hội và miền Tây của những người theo đạo Hindu. Bản chất của đạo luật này là chính sách chia để trị trên cơ sở tôn giáo

Đáp án cần chọn là: B

Câu 25: Phong trào nào được xem là đỉnh cao của phong trào dân tộc ở Ấn Độ trong những năm đầu thế kỉ XX?

A. Phong trào đấu tranh của công nhân Can-cút-ta năm 1905.

B. Phong trào đấu tranh của công nhân Bom-bay năm 1908.

C. Phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân ở sông Hằng năm 1905.

D. Phong trào đấu tranh của công nhân ở Can-cút-ta năm 1908.

Đáp án:

Đỉnh cao nhất cua phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ trong những năm đầu thế kỉ XX là phong trào công nhân Bom-bay năm 1908. Tháng 6-1908, thực dân Anh bắt Ti-lắc và kết án ông 6 năm tù. Vụ án này đã thổi bùng lên một ngọn lửa đấu tranh mới. Hàng vạn công nhân ở Bom-bay tiến hành tổng bãi công trong 6 ngày, xây dựng chiến lũy, thành lập các đơn vị chiến đấu chống lại quân Anh. ⇒ Cuộc đấu tranh lên đến đỉnh cao buộc thực dân Anh phải thu hồi Đạo luật chia cắt Ben-gan.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 26: Nguyên nhân cơ bản khiến phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ tạm lắng xuống vào đầu thế kỉ XX là gì?

A. Do phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ thiếu đường lối đấu tranh đúng đắn.

B. Do chính sách chia rẽ của thực dân Anh và sự phân hóa trong Đảng Quốc đại.

C. Do phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ mang tính lẻ tẻ, tự phát.

D. Do phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ chưa tập hợp được lực lượng đông đảo trong nước.

Đáp án:

Sau cao trào 1905-1908, do chính sách chia rẽ của thực dân Anh và sự phân hóa trong Đảng Quốc đại đã khiến cho phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ tạm thời lắng xuống.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 27: Tính chất của phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ (1885 – 1908) là

A. Phong trào dân chủ.

B. Phong trào độc lập.

C. Phong trào dân tộc.

D. Phong trào dân sinh.

Đáp án:

Phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ trong những năm 1885-1908 đều nhằm vào kẻ thù dân tộc là thực dân Anh, do các lực lượng dân tộc ở Ấn Độ tiến hành với mục tiêu từ thấp đến cao: từ đòi quyền lợi kinh tế cho người dân Ấn Độ tiến lên thực hiện khẩu hiểu “Ấn Độ của người Ấn Độ” ⇒ mang tính chất dân tộc

Đáp án cần chọn là: C

Câu 28: Tình hình Ấn Độ có đặc điểm gì giống với các nước ở khu vực châu Á đầu thế kỉ XVIII?

A. Đứng trước nguy cơ xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây.

B. Đi theo con đường chủ nghĩa tư bản

C. Bị biến thành thuộc địa của các nước phương Tây

D. Trở thành nước độc lập tiến lên chủ nghĩa tư bản

Đáp án:

Đầu thế kỉ XVIII, do nhu cầu về nguyên liệu, thị trường, nhân công, các nước tư bản phương Tây đã đẩy mạnh quá trình xâm nhập vào khu vực châu Á - khu vực có nguồn nguyên liệu dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhân công giá rẻ nhưng chế độ phong kiến đang lâm vào tình trạng khủng hoảng. Do đó Ấn Độ nói riêng và các nước châu Á nói chung đứng trước nguy cơ xâm lược, bị biến thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 29: Điểm giống nhau cơ bản trong chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ và của thực dân Pháp ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX là

A. Đều thực hiện chính sách giáo dục bắt buộc phục vụ công cuộc khai thác.

B. Đều thực hiện chế độ cai trị trực trị, cai trị trực tiếp, chia để trị.

C. Đầu tư phát triển công nghiệp ở thuộc địa.

D. Thực hiện chế độ cai trị gián trị, cai trị gián tiếp thông qua bộ máy chính quyền tay sai.

Đáp án:

Điểm giống nhau cơ bản trong chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ và của thực dân Pháp ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX là đều thực hiện chế độ cai trị trực tiếp, chia để trị (chủ nghĩa thực dân cũ).

- Ở Việt Nam, thực dân Pháp chia Việt Nam thành 3 xứ: Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì, sáp nhập vào Liên bang Đông Dương. Đứng đầu là một viên Toàn quyền là người Pháp. Đứng đầu mỗi tỉnh đều có một viên công sứ người Pháp thực hiện chức năng bảo hộ,... ⇒ Đây chính là chính sách trực trị, chia để trị của thực dân Pháp ở Việt Nam. Về cơ bản cũng giống với chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 30: Sự khác biệt của cao trào 1905 - 1908 so với các phong trào đấu tranh giai đoạn trước là

A. Do bộ phận tư sản lãnh đạo, mang đậm ý thức dân tộc, vì độc lập dân chủ.

B. Do tầng lớp tư sản lãnh đạo, mạng đậm tính giai cấp, vì quyền lợi chính trị, kinh tế.

C. Có sự lãnh đạo của Đảng Quốc Đại, sự tham gia của công nhân, nông dân.

D. Tập hợp được đông đảo quần­ chúng nhân dân tham gia.

Đáp án:

- Phong trào 1905 – 1908: Do một bộ phận giai cấp tư sản lãnh đạo, mang đậm ý thức dân tộc, đấu tranh cho một nước Ấn Độ độc lập và dân chủ.

- Phong trào trước năm 1905: đấu tranh ôn hòa, chỉ yêu cầu thực dân Anh nới rộng các điều kiện để họ được tham gia các hội đồng tự trị, giúp đỡ họ phát triển kĩ nghệ, thực hiện một số cải cách về giáo dục – xã hội.

Đáp án cần chọn là: A

....................................

....................................

....................................




Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học