Trắc nghiệm Lịch Sử 11 năm 2023 (có đáp án)

Để giúp học sinh có thêm tài liệu tự luyện môn Lịch Sử lớp 11 năm 2023 để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Lịch Sử, chúng tôi biên soạn bộ Câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 11 có đáp án mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao.

Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 1 có đáp án năm 2023

Câu 1: Đến giữa thế kỉ XIX, quyền hành thực tế của Nhật Bản nằm trong tay lực lượng chính trị nào?

A.   Tướng quân Sôgun 

B.    Thiên hoàng 

C.    Võ sĩ Samurai 

D.   Tư sản công thương

Đáp án:

Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là một quốc gia phong kiến. Mặc dù nhà vua được tôn là Thiên hoàng, có địa vị tối cao, song quyền hành thực tế nằm trong tay Sôgun (Tướng quân) ở phủ chúa- Mạc phủ

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Đến giữa hế kỉ XIX, Nhật Bản là một quốc gia

A.   Phong kiến quân phiệt        

B.    Công nghiệp phát triển

C.    Phong kiến trì trệ, bảo thủ

D.   Tư bản chủ nghĩa

Đáp án:

Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là một quốc gia phong kiến trì trệ, bảo thủ. Mặc dù nhà vua được tôn là Thiên hoàng, có địa vị tối cao, song quyền hành thực tế nằm trong tay Sôgun (Tướng quân) ở phủ chúa - Mạc phủ.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Đặc điểm nổi bật của xã hội Nhật Bản đến giữa thế kỉ XIX là

A.   Mâu thuẫn giữa tầng lớp Đaimyô với tầng lớp Samurai phát triển 

B.    Đời sống nhân dân cực khổ, phong trào đảo Mạc diễn ra 

C.    Mâu thuẫn giữa Thiên hoàng với chế độ Mạc phủ phát triển 

D.   Chế độ đẳng cấp vẫn được duy trì

Đáp án:

Về mặt xã hội, chính quyền Sôgun vẫn duy trì chế độ đẳng cấp. Tầng lớp Đaimyô là những quý tộc phong kiến lớn, quản lí các vùng lãnh địa trong nước, có quyền lực tuyệt đối trong lãnh đia của họ.

Tầng lớp Samurai (võ sĩ) thuộc quý tộc hạng trung và nhỏ không cố ruộng đất, chỉ phục vụ cho Đaimyô bằng việc huấn luyên và chỉ huy các đội vũ trang để hưởng bổng lộc. Trong thời gian dài không có chiến tranh, nhiều người rời khỏi lãnh địa, tham giạ hoạt động thương nghiệp, mở xưởng thủ công… dần dần tư sản hóa, đấu tranh chống chế độ phong kiến.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4: Từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868, tầng lớp nào trong xã hội Nhật Bản đã dần tư sản hóa?

A.   Đaimyô (quý tộc phong kiến lớn)

B.    Samurai (võ sĩ)

C.    Địa chủ vừa và nhỏ 

D.   Quý tộc

Đáp án:

Tầng lớp Samurai (võ sĩ) thuộc giới quý tộc hạng trung và nhỏ, không có ruộng đất, chỉ phục vụ các Đaimyo bằng việc huấn luyện và chỉ huy các đội vũ trang để hưởng bổng lộc. Do một thời gian dài không có chiến tranh, địa vị của Samurai bị suy giảm, lương bổng thất thường, đời sống khó khăn, nhiều người rời khỏi lãnh địa, tham gia hoạt động thương nghiệp, mở xưởng thủ công,… dần dần tư sản hóa trở thành lực lượng đấu tranh chống chế độ phong kiến lỗi thời.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Quốc gia đầu tiên nào dùng áp lực quân sự buộc Nhật Bản phải mở cửa?

A.   Anh 

B.    Pháp 

C.    Mĩ 

D.   Đức

Đáp án:

Giữa lúc mâu thuẫn giai cấp trong nước ngày càng gay gắt, chế độ Mạc phủ khủng hoảng nghiêm trọng thì các nước tư bản phương Tây, trước tiên là Mĩ đã dùng áp lực quân sự buộc Nhật Bản phải mở cửa. Năm 1854, Mạc phủ buộc phải kí với Mĩ hiệp ước bất bình đẳng. Theo đó, Nhật Bản phải mở 2 cửa biển là Si-mô-đa và Ha-kô-đa- tê cho người Mĩ ra vào buôn bán

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Ngoài Mĩ, còn những nước đế quốc nào bắt Nhật kí hiệp ước bất bình đẳng?

A.   Anh, Pháp, Nga, Hà Lan.   

B.    Anh, Pháp, Đức, Áo.

C.    Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc.                   

D.   Anh, Pháp, Nga, Đức.

Đáp án:

Năm 1854, Mạc phủ buộc phải kí với Mĩ hiệp ước, theo đó, Nhật Bản mở 2 cửa biển Si-mô-đa và Ha-kô-đa-tê cho người Mĩ vào buôn bán. Các nức Anh, Pháp, Nga, Đức thấy vậy cũng đua nhau ép Nhật Bản kí những hiệp ước bất bình đẳng với những điều kiện nặng nề

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7: Cuối thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đã sử dụng chính sách hay biện pháp gì để ép Nhật Bản phải “ mở cửa”?

A.   Đàm phán ngoại giao         

B.    Áp lực quân sự

C.    Tấn công xâm lược

D.   Phá hoại kinh tế

Đáp án:

Giữa lúc mâu thuẫn giai cấp trong nước ngày càng gay gắt, chế độ Mạc Phủ khủng hoảng nghiêm trọng thì các nước tư bản phương Tây, trước tiên là Mĩ, dùng áp lực quân sự đòi Nhật Bản phải “mở cửa”.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868, đặc điểm nào bao trùm của nền kinh tế Nhật Bản?

A.   Nông nghiệp lạc hậu.

B.    Thương mại hàng hóa.

C.    Công nghiêp phát triển.

D.   Sản xuất quy mô lớn.

Đáp án:

Từ đầu thế kỉ XIX, kinh tế Nhật Bản vẫn là nền kinh tế nông nghiệp dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. Tình trạng mất mùa, đói kém xảy ta liên tiếp.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Ý nào không phản ánh đúng nét mới của nền kinh tế Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868?

A.   Công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều

B.    Kinh tế hàng hóa phát triển mạnh

C.    Tư bản nước ngoài đầu tư nhiều ở Nhật Bản

D.   Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển

Đáp án:

Giữa thế kỉ XIX, nền kinh tế Nhật Bản có những nét mới như: nền kinh tế hàng hóa phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều. Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Ý nào không phản ánh đúng tình hình kinh tế của Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868?

A.   Nền nông nghiệp dựa vẫn trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu

B.    Công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều

C.    Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng

D.   Sản xuất công nghiệp theo dây chuyền chuyên môn hóa

Đáp án:

- Nông nghiệp: vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. Địa chủ bóc lột nhân dân lao động rất nặng nề. Tình trạng mất mùa đói kém liên tiếp xảy ra.

- Công nghiệp: ở các thành thị, hải cảng, kinh tế hàng hoá phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều.

- Những mầm mống kinh tế tư sản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện vào giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã làm gì?

A.   Duy trì nền quân chủ chuyên chế. 

B.    Tiến hành những cải cách tiến bộ. 

C.    Nhờ sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây. 

D.   Thiết lập chế độ Mạc Phủ mới.

Đáp án:

Để đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng, sau khi lật đổ chế độ Mạc phủ, nắm lại thực quyền, Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành một loạt những cải cách tiến bộ trên tất cả các lĩnh vực

Đáp án cần chọn là: B

Câu 12: Thực hiện những cải cách về tất cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, mục đích chính của Thiên hoàng Minh Trị là gì?

A.   Đưa Nhật Bản phát triển mạnh như các nước phương Tây

B.    Biến Nhật Bản trở thành một cường quốc ở Châu Á

C.    Giúp Nhật Bản thoát khỏi bị lệ thuộc vào phương Tây

D.   Đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu

Đáp án:

Tháng 1-1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị (May-gi) đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ (Hay còn gọi là cuộc Duy Tân Minh Trị) nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13: Tháng 1-1868, ở Nhật Bản đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

A.   Mút-xô-hi-tô lên ngôi vua 

B.    Phong trào đảo Mạc phát triển mạnh mẽ 

C.    Nhật Bản kí hiệp ước bất bình đẳng với các nước tư bản phương Tây 

D.   Chế độ Mạc phủ bị lật đổ, Nhật Bản bước vào thời kì cải cách

Đáp án:

Tháng 12-1866, Thiên hoàng Kô- mây qua đời. Mút-xô-hi-tô lên ngôi vua, lấy hiệu là Minh Trị. Dưới áp lực của phong trào “Đảo Mạc”, ngày 3-1-1868, Thiên hoàng Minh Trị thành lập chính phủ mới, chấm dứt thời kì Mạc phủ Tô-ku-ga-oa. Ngay sau khi nắm lại thực quyền, Thiên hoàng Minh trị đã thực hiện một loạt các cải cách tiến bộ nhằm đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng lạc hậu hay còn gọi là cuộc Duy tân Minh Trị.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 14: Cuộc cải cách Duy tân Minh Trị được tiến hành trên các lĩnh vực nào?

A.   Chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao.

B.    Chính trị, quân sự, văn hóa - giáo dục và ngoại giao với Mĩ

C.    Chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa - giáo dục

D.   Kinh tế, quân sự, giáo dục và ngoại giao.

Đáp án:

Cuộc Duy tân Minh Trị được tiến hành trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa - giáo dục,…

Đáp án cần chọn là: C

Câu 15: Nội dung nào sau đây không phải cải cách về kinh tế của Nhật Bản được thực hiện từ năm 1868?

A.   Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động kinh tế 

B.    Thống nhất thị trường, tiền tệ 

C.    Xóa bỏ quyền sở hữu ruộng đất phong kiến 

D.   Cho phép tự do buôn bán

Đáp án:

Về kinh tế, chính phủ đã ban hành chính sách thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, cho phép mua bán ruộng đất, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, cầu cống, đường sá…Tuy nhiên quyền sở hữu ruộng đất phong kiến vẫn tiếp tục được duy trì chứ không được xóa bỏ.

Đáp án cần chọn là: C

Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 2 có đáp án năm 2023

Câu 1: Đến giữa TK XIX, Ấn Độ bị biến thành thuộc địa của đế quốc nào?

A. Nga.

B. Anh.

C. Nhật.

D. Mĩ.

Đáp án:

Ấn Độ là một quốc gia rộng lớn, đông dân. Từ đầu thế kỉ XVII, lợi dụng sự suy yếu của Ấn Độ, các nước tư bản phương Tây, chủ yếu là Anh, Pháp đua tranh xâm lược Ấn Độ. Đến giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh đã hoàn thành việc xâm lược và đặt ách cai trị ở Ấn Độ

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Xã hội Ấn Độ suy yếu từ đầu thế kỉ XVII là do cuộc tranh giành quyền lực giữa

A. Các chúa phong kiến

B. Địa chủ và tư sản

C. Tư sản và phong kiến

D. Phong kiến và nông dân

Đáp án:

Từ đầu thế kỉ XVII chế độ phong kiến Ấn Độ suy yếu do sự tranh giành quyền lực giữa các chúa phong kiến. Lợi dụng cơ hội này, các nước phương Tây chủ yếu Anh - Pháp đua nhau xâm lược.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Cuối năm 1885, chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ được thành lập với tên gọi là

A. Đảng Quốc dân đại hội (Đảng Quốc đại)

B. Đảng Dân chủ

C. Quốc dân đảng

D. Đảng Cộng hòa

Đáp án:

Do sự du nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, giai cấp tư sản đã ra đời và phát triển ở Ấn Độ, nhưng lại bị thực dân Anh kìm hãm. Cuối năm 1885, Đảng Quốc dân đại hội (gọi tắt là Đảng Quốc đại) - chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ được thành lập

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Đảng Quốc đại ra đời cuối năm 1885 ở Ấn Độ, là chính đảng của

A. tư sản trí thức Ấn Độ.

B. tầng lớp đại tư sản Ấn Độ.

C. giai cấp tư sản Ấn Độ.

D. giai cấp công nhân Ấn Độ.

Đáp án:

Cuối năm 1885, Đảng Quốc dân đại hội, chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ được thành lập, đánh dấu một giai đoạn mới, giai đoạn giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Phương pháp đấu tranh chủ yếu của Đảng Quốc đại trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là

A. Tuyên truyền, vận động nhân dân sử dụng bạo lực cách mạng

B. Ôn hòa, đòi chính phủ thực dân tiến hành cải cách

C. Bạo động, lật đổ chính quyền thực dân Anh ở Ấn Độ

D. Hợp tác với chính phủ thực dân để đàn áp quần chúng

Đáp án:

Trong 20 năm đầu (1885-1905), Đảng Quốc đại chủ trương dùng phương pháp ôn hòa để đòi chính phủ thực dân tiến hành cải cách và phản đối phương pháp đấu tranh bằng bạo lực. Giai cấp tư sản Ấn Độ chỉ yêu cầu thực dân Anh nới rộng các điều kiện để họ được tham gia các hội đồng tự trị, giúp đỡ họ phát triển kĩ nghệ, thực hiện một số cải cách về giáo dục, xã hội.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Trong đấu tranh, Đảng Quốc đại đã đưa ra yêu cầu gì đối với chính phủ thực dân Anh?

A. Được tham gia bộ máy chính quyền, tự do phát triển kĩ nghệ, thực hiện một số cải cách giáo dục, xã hội.

B. Được điều hành các hội đồng trị sự, tham gia phát triển công nghệ, tiến hành một số cải cách giáo dục, xã hội

C. Được nắm chính quyền, phát triển kĩ nghệ, thực hiện một số cải cách giáo dục, xã hội.

D. Được tham gia các hội đồng trị sự, được giúp đỡ để phát triển kĩ nghệ, thực hiện một số cải cách giáo dục, xã hội.

Đáp án:

Trong 20 năm đầu (1885 - 1905), Đảng Quốc đại chủ trương dùng phương pháp ôn hòa để đòi chính phủ thực dân tiến hành cải cách và phản đối phương pháp đấu tranh bằng bạo lực.Giai cấp tư sản Ấn Độ chỉ yêu cầu thực dân Anh nới rộng các điều kiện để họ được tham gia các hội đồng tự trị, giúp đỡ họ phát triển kĩ nghệ, thực hiện một số cải cách về giáo dục, xã hội.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7: Sau một thời gian hoạt động, Đảng quốc đại có sự phân hóa thành các nhóm phái nào?

A. Phái ôn hòa và phái bạo lực

B. Phái ôn hòa và phái dân chủ

C. Phái ôn hòa và phái cực đoan

D. Phái dân chủ và phái cấp tiến

Đáp án:

Thất vọng trước thái độ thỏa hiệp của Đảng Quốc đại và chính sách hai mặt của chính quyền Anh, trong nội bộ Đảng hình thành một phái dân chủ cấp tiến do Ti-lắc đứng đầu, thường được gọi là phái “cực đoan”. Phái này phản đối thái độ thỏa hiệp của phái “ôn hòa” và đòi hỏi phải có thái độ kiên quyết chống Anh

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Đảng Quốc đại bị chia rẽ thành hai phái vì

A. Thái độ thỏa hiệp của các đảng viên và chính sách hai mặt của chính quyền thực dân Anh

B. Thái độ thỏa hiệp của các đảng viên và chính sách mua chuộc của chính quyền thực dân Anh

C. Thái độ thỏa hiệp của một số lãnh đạo Đảng và chính sách hai mặt của chính quyền thực dân Anh

D. Thái độ thỏa hiệp của một số lãnh đạo Đảng và chính sách mua chuộc của chính quyền thực dân Anh

Đáp án:

Do thái độ thỏa hiệp của những người cầm đầu và chính sách 2 mặt của chính quyền Anh, nội bộ Đảng Quốc đại bị phân hóa thành 2 phái: ôn hòa và phái cực đoan (kiên quyết chống Anh do Ti-lắc đứng đầu).

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Sự kiện nào dẫn tới bùng nổ cao trào cách mạng 1905 - 1908 ở Ấn Độ?

A. Phái “cực đoan” trong Đảng Quốc đại tuyên bố thành lập.

B. Anh ban hành đạo luật chia đôi xứ Bengan.

C. Ngày Ti lắc bị thực dân Anh bắt giam.

D. Ngày Ti - lắc bị khai trừ khỏi Đảng Quốc đại.

Đáp án:

Nhằm hạn chế phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ, thực dân Anh đã ban hành đạo luật chia đôi xứ Bengan (7-1905): miền Đông của các tín đồ theo đạo Hội và miền Tây của những người theo đạo Hindu. Điều này đã làm bùng nổ phong trào đấu tranh chống thực dân Anh trong những năm 1905-1908

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Tháng 7 - 1905, chính quyền thực dân Anh đã ban hành đạo luật nào đối với Ấn Độ?

A. Chia đôi xứ Bengan

B. Về chế độ thuế khóa

C. Thống nhất xứ Bengan

D. Giáo dục

Đáp án:

Tháng 7-1905, chính quyền Anh thi hành chính sách “chia để trị” - ban hành đạo luật chia đôi xứ Ben-gan: miền Đông theo đạo Hồi và miền Tây theo đạo Ấn. Điều đó làm bùng nổ phong trào đấu tranh chống thực dân Anh, đặc biệt ở Bom-bay và Can-cút-ta.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Các nước phương Tây đã lợi dụng cơ hội nào để đua tranh xâm lược Ấn Độ?

A. Kinh tế và văn hóa Ấn Độ bị suy thoái.

B. Phong trào nông dân chống chế độ phong kiến Án Độ làm cho nước này suy yếu.

C. Mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với đông đảo nông dân ở Ấn Độ.

D. Cuộc đấu tranh giành quyền lực giữa các chúa phong kiến trong nước làm cho Ấn Độ suy yếu.

Đáp án:

Sau các cuộc phát kiến địa lý, hoạt động buôn bán giữa các nước tư bản phương Tây với Ấn Độ được đẩy mạnh. Từ đầu thế kỉ XVII, lợi dụng sự suy yếu của Ấn Độ trong cuộc tranh giành quyền lực giữa các chúa phong kiến, các nước tư bản phương Tây chủ yếu là Anh và Pháp đua tranh xâm lược Ấn Độ

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12: Phong trào dân tộc ở Ấn Độ phải tạm ngừng vì

A. Chính sách chia rẽ của thực dân Anh và sự phân hóa của Đảng Quốc đại

B. Chính sách chia rẽ của thực dân Anh và sự can thiệp từ bên ngoài

C. Sự đàn áp của thực dân Anh và sự thoả hiệp của Đảng quốc đại

D. Sự đàn áp của thực dân Anh và B.Tilắc đã bị cắt

Đáp án:

Cao trào cách mạng 1905-1908 mang đậm ý thức dân tộc đánh dấu sự thức tỉnh của nhân dân Ấn Độ. Tuy nhiên, do chính sách chia rẽ của thực dân Anh và sự phân hóa trong Đảng Quốc đại đã làm cho phong trào tạm ngừng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13: Chính sách nào sau đây không phải là chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ?

A. Dùng tay sai người bản xứ lập chính quyền thống trị nhân dân.

B. Mua chuộc tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ.

C. Chia để trị.

D. Khơi sâu mâu thuẫn chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội.

Đáp án:

Để tạo chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị của mình, thực dân Anh đã thực hiện chính sách chia để trị, mua chuộc tầng lớp địa chủ phong kiến bản xứ, tìm cách khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội. Tuy nhiên người Anh vẫn nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ chứ không thông qua vai trò của đội ngũ tay sai bản xứ

Đáp án cần chọn là: A

Câu 14: Âm mưu của thực dân Anh trong việc thực hiện chính sách “chia để trị” là

A. Khoét sâu thêm mâu thuẫn về chủng tộc và tôn giáo ở Ấn Độ.

B. Nắm quyền trực tiếp cai trị đến tận đơn vị cơ sở.

C. Xóa bỏ nền văn hoá truyền thống của Ấn Độ.

D. Vơ vét tài nguyên thiên nhiên của Ấn Độ.

Đáp án:

Về chính sách cai trị, chính phủ Anh nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ.

- Thực dân Anh đã thực hiện chính sách “chia để trị”, mua chuộc tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ.

- Anh còn tìm cách khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội để dễ bề cai trị.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 15: Ý nào dưới đây không phải là chính sách kinh tế của thực dân Anh thực hiện ở Ấn Độ từ giữa thế kỉ XIX?

A. Ra sức vơ vét lương thực, nguyên liệu cho chính quốc.

B. Đầu tư vốn và phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn.

C. Mở rộng công cuộc khai thác một cách quy mô.

D. Bóc lột nhân công để thu lợi nhuận.

Đáp án:

Chính sách kinh tế của thực dân Anh đối với Ấn Độ bao gồm:

- Mở rộng công cuộc khai thác Án Độ một cách quy mô, ra sức vơ vét lương thực, các nguồn nguyên liệu và bóc lột nhân công để thu lợi nhuận.

- Ấn Độ trở thành thuộc địa quan trọng nhất của thực dân Anh, phải cung cấp lương thực và nguyên liệu ngày càng nhiều cho chính quốc

Thực dân Anh không thực hiện chính sách đầu tư vốn và phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn.

Đáp án cần chọn là: B


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học