Kiến thức trọng tâm Lịch Sử 11 Bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)



Kiến thức trọng tâm Lịch Sử 11 Bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức môn Lịch Sử lớp 11 năm 2021, VietJack biên soạn Lịch Sử 11 Bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914) theo bài học đầy đủ, chi tiết nội dung lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và giải các bài tập trong sgk Lịch Sử 11.

A. Lý thuyết bài học

- Phan Bội Châu (1867 – 1940) quê ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ngay từ thủa thiếu thời, Phan Bội Châu đã sớm có lòng yêu nước. Ông tham gia hoạt động cách mạng từ rất sớm.

Lịch Sử 11 Bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)

Phan Bội Châu

* Chủ trương cứu nước:

- Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để đi tới cường phú; muốn đất nước giàu mạnh thì trước hết phải giành được độc lập, tự do.

- Dùng bạo lực để giành độc lập.

* Hoạt động tiêu biểu:

+ Tổ chức Phong trào Đông Du:

- Tháng 5-1904, tại Quảng Nam, Phan Bội Châu lập Hội Duy tân, chủ trương: đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập; hiết lập một chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam.

- Hội Duy tân tổ chức phong trào Đông du, đưa thanh niên sang học tập tại các trường của Nhật Bản.

Lịch Sử 11 Bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)

Một số học sinh trong phong trào Đông du

- Tháng 8-1908, Nhật Bản câu kết với thực dân Pháp ở Đông Dương, trục xuất lưu học sinh Việt Nam ⇒ Phong trào Đông du tan rã.

+ Thành lập và lãnh đạo tổ chức Việt Nam Quang phục hội:

- Tháng 6-1912, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Phan Bội Châu tập hợp những người cùng chí hướng, tuyên bố giải tán Duy tân hội, thành lập Việt Nam Quang phục hội.

- Chủ trương của Việt Nam quang phục hội: “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam”.

- Hoạt động tiêu biểu của Việt Nam Quang phục hội: cử người bí mật về nước để trừ khử những tên thực dân đầu sỏ.

⇒ Hoạt động của Việt Nam Quang phục hội trong buổi đầu đã đạt được một số kết quả nhất định, khuấy động được dư luận trong và ngoài nước.

- Pháp tăng cường khủng bố, nhiều người bị bắt và bị giết. Ngày 24/12/1913, Phan Bội Châu bị giới quân phiệt Trung Quốc bắt giam ⇒ cách mạng Việt Nam trải qua những ngày khó khăn.

- Phan Châu Trinh quê ở phủ Tam Kì, tỉnh Quảng Nam.

Lịch Sử 11 Bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)

Phan Châu Trinh

* Chủ trương cứu nước: cứu nước bằng biện pháp cải cách nâng cao dân trí, dân quyền, dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại.

* Hoạt động tiêu biểu:

- Năm 1906, Phan Châu Trinh và nhóm sĩ phu tiến bộ ở Quảng Nam mở cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì.

+ Kinh tế: cổ động chấn hưng thực nghiệp, lập hội kinh doanh; phát triển nghề làm vườn, thủ công,...

+ Văn hóa – giáo dục: mở trường dạy học theo lối mới (dạy chữ Quốc ngữ, dạy các môn học mới, thay thế cho Tứ thư, Ngũ kinh của Nho học...); vận động cải cách trang phục và lối sống.

⇒ Tư tưởng Duy tân khi đi vào quần chúng đã vượt qua khuôn khổ ôn hòa, biến thành cuộc đấu tranh quyết liệt, điển hình là phong trào chống thuế năm 1908 ở Trung Kì.

- Phong trào đang phát triển sâu rộng thì bị thực dân Pháp đàn áp dữ dội. Phan Châu Trinh bị bắt và bị đày ra Côn Đảo. Năm 1911, chính quyền thực dân đưa ông sang Pháp. Suốt những năm sống ở Pa-ri, Phan Châu Trinh vẫn theo đường lối cải cách, kêu gọi thực hiện dân quyền, cải thiện dân sinh.

a. Phong trào Đông kinh nghĩa thục

- Tháng 3/1907, các sĩ phu tiến bộ như Lương Văn Can, Nguyễn Quyền…cùng nhau mở một trường học tư lấy tên là Đông Kinh nghĩa thục. Đây là một kiểu trường học được xây dựng theo mô hình của Nhật Bản, xuất hiện từ thời Duy tân Minh trị.

Lịch Sử 11 Bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)Lịch Sử 11 Bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)

- Hoạt động:

+ Giảng dạy các môn Lịch sử, Địa lí, Cách trí, Vệ sinh…

Lịch Sử 11 Bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)

Một giờ học địa lí trong trường Đông Kinh nghĩa thục

+ Tổ chức những buổi diễn thuyết, bình văn để cổ động học chữ Quốc ngữ.

+ Hô hào mở hội kinh doanh công thương.

+ Lên án bọn quan lại hủ bại, chống việc học và thi cử theo lối cũ, bài trừ mê tín, hủ tục….

⇒ Đông Kinh nghĩa thục nhanh chóng trở thành một trung tâm của phong trào Duy tân ở Bắc Kì.

- Hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục khiến thực dân Pháp lo ngại ⇒ Tháng 11-1907, chúng ra lệnh đóng cửa trường. Hầu hết giáo viên Đông Kinh nghĩa thục bị bắt, sách báo bị cấm hoặc bị tịch thu.

b. Vụ đầu độc binh sĩ Pháp ở Hà Nội và những hoạt động cuối cùng của nghĩa quân Yên Thế

- Đêm 27/6/1908, một số binh lính người Việt trong quân đội Pháp kết hợp với nghĩa quân Yên Thế tổ chức đầu độc lính Pháp đóng trong thành.

- Sự việc bị phát giác, thực dân Pháp một mặt cho thầy thuốc cứu chữa những binh sĩ bị trúng độc, mặt khác tước hết khí giới và giam binh lính người Việt trong trại.

⇒ Các toán nghĩa quân ở vòng ngoài chờ mãi không thấy ám hiệu tấn công nên đã rút lui để khỏi sa vào tay giặc.

- Tuy thất bại, vụ “Hà thành đầu độc” đã đánh dấu cuộc nổi dậy đầu tiên của binh lính người Việt trong quân đội Pháp.

-Trong quá trình điều tra vụ đầu độc binh lính Pháp ở Hà Nội , thực dân Pháp đã phát hiện được nhiều chứng cứ chứng tỏ Đề Thám tham gia tích cực vào vụ này. ⇒ Chúng mở cuộc tấn công quy mô vào tháng 1/1909, nhằm tiêu diệt căn cứ Yên Thế.

- Cuối tháng 1/1909, quân Pháp gồm 15 000 lính tấn công vào căn cứ Phồn Xương ⇒ Nghĩa quân Yên Thế chiến đấu quyết liệt, tháng 2/1913, Hoàng Hoa Thám bị tay sai của Pháp giết hại, nghĩa quân Yên Thế tan rã.

Lịch Sử 11 Bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)

B. Câu hỏi trắc nghiệm

A. PHAN BỘI CHÂU VÀ XU HƯỚNG BẠO ĐỘNG

Câu 1: Phan Bội Châu thực hiện chủ trương giải phóng dân tộc bằng con đường nào?

A. Cải cách kinh tế, xã hội

B. Duy tân để phát triển đất nước

C. Dùng bạo động vũ trang để giành độc lập dân tộc

D. Đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang

Đáp án:

Phan Bội Châu thực hiện chủ trương giải phóng dân tộc bằng con đường bạo động vũ trang

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: Phan Bội Châu và các đồng chí của ông chủ trương thành lập Hội Duy tân nhằm mục đích gì?

A. Đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến ở Việt Nam

B. Duy tân làm cho đất nước cường thịnh để giành độc lập

C. Đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ phong kiến, hành lập chính thể cộng hòa

D. Đánh đổ ngôi vua, phát triển lên tư bản chủ nghĩa

Đáp án:

Phan Bội Châu và các đồng chí của ông chủ trương thành lập Hội Duy tân (5-1904) nhằm mục đích đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến ở Việt Nam

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Để thực hiện chủ trương cầu viện Nhật Bản giúp đỡ đánh Pháp, Phan Bội Châu đã tổ chức phong trào

A. Duy tân

B. Đông du

C. Bạo động chống Pháp

D. “Chấn hưng nội hóa”

Đáp án:

Để thực hiện chủ trương cầu viện Nhật Bản, Hội Duy tân tổ chức phong trào Đông Du, đưa thanh niên Việt Nam sang học tập tại các trường của Nhật Bản, chuẩn bị lực lượng chống Pháp

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Năm 1912, Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang phục hội ở Quảng Châu (Trung Quốc) với tôn chỉ duy nhất là

A. Tập hợp các lực lượng yêu nước của Việt Nam đang hoạt động ở Trung Quốc

B. Chuẩn bị lực lượng để tiến hành bạo động giành độc lập

C. Đào tạo đội ngũ cán bộ, đưa về nước hoạt động

D. Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam

Đáp án:

Năm 1912, Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang phục hội ở Quảng Châu (Trung Quốc) với tôn chỉ duy nhất là: “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam”

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Tổ chức Việt Nam Quang phục hội chủ trương dùng biện pháp nào để đánh Pháp?

A. Đấu tranh vũ trang.

B. Đấu tranh chính trị.

C. Đấu tranh nghị trường.

D. Bạo động và ám sát cá nhân

Đáp án:

Tổ chức Việt Nam Quang phục hội chủ trương dùng biện pháp bạo động và ám sát cá nhân để đánh Pháp. Đây cũng là hạn chế dẫn đến sự thất bại của tổ chức này trong phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Việt Nam Quang phục hội đã có những hoạt động gì để gây tiếng vang trong nước và thức tỉnh đồng bào?

A. Tổ chức tuyên truyền vận động đối với quần chúng cách mạng trong nước

B. Mở lớp huấn luyện đội ngũ cán bộ tại Quảng Châu

C. Cử người bí mật về nước trừ khử những tên thực dân đầu sỏ, kể cả Toàn quyền Anbe Xarô và những tên tay sai đắc lực

D. Tiến hành bạo động vũ trang ở trong nước

Đáp án:

Để gây tiếng vang trong nước và thức tỉnh đồng bào, Việt Nam Quang phục hội đã cử người bí mật về nước để trừ khử những tên thực dân đầu sỏ, kể cả toàn quyền Anbe Xarô và những tay sai đắc lực của chúng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Lực lượng xã hội nào đã tiếp thu luồng tư tưởng mới bên ngoài và lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX?

A. Nông dân

B. Công nhân

C. Sĩ phu yêu nước tiến bộ

D. Sĩ phu phong kiến yêu nước

Đáp án:

Đầu thế kỉ XX, trước những chuyển biến của tình hình kinh tế- xã hội, trong bối cảnh giai cấp công nhân còn non yếu, giai cấp tư sản và tiểu tư sản chưa ra đời, các sĩ phu yêu nước đã vượt lên trên hạn chế của giai cấp và thời đại tiếp tư tưởng tưởng mới và lãnh đạo phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản

Đáp án cần chọn là: C

Chú ý

Cần phân biệt giữa hai khái niệm sĩ phu phong kiến yêu nước (hoặc sĩ phu yêu nước) với sĩ phu yêu nước tiến bộ. Sĩ phu yêu nước tiến bộ là những sĩ phu phong kiến đã tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản làm hệ tư tưởng của mình, lấy lập trường tư sản làm lập trường đấu tranh

Câu 8: Ý nào không phải lí do những năm đầu thế kỉ XX một số nhà yêu nước Việt Nam muốn học tập theo Nhật Bản để cứu nước?

A. Nhật Bản là nước “đồng văn, đồng chủng”, là nước duy nhất ở châu Á thoát khỏi số phận một nước thuộc địa

B. Sau Cải cách Minh Trị, Nhật Bản trở thành nước tư bản hùng mạnh

C. Nhật Bản đã đánh thắng đế quốc Nga (1905)

D. Nhật Bản đã đề ra thuyết “Đại Đông Á” nhằm mở rộng ảnh hưởng ở khu vực Đông Á, trong đó có Việt Nam

Đáp án:

Nhật Bản là nước “đồng văn, đồng chủng” với Việt Nam. Hơn nữa, sau cuộc cải cách Minh Trị, Nhật Bản là nước duy nhất không bị biến thành thuộc địa và đã trở thành một nước tư bản hùng mạnh, đánh thắng đế quốc Nga năm 1905 ⇒ các nhà yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX muốn lấy Nhật Bản làm tấm gương để học tập

Đáp án D là âm mưu của Nhật mở rộng ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Nếu nhìn thấy âm mưu này, chắc chắn một số nhà yêu nước Việt Nam đã không muốn đi theo con đường cứu nước của Nhật.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Vì sao năm 1908 phong trào Đông du tan rã?

A. Phụ huynh đòi đưa con em về nước trước thời hạn

B. Đã hết thời gian đào tạo, học sinh phải về nước

C. Phan Bội Châu thấy không có tác dụng nên đưa học sinh về nước

D. Chính phủ Nhật Bản câu kết với thực dân Pháp ở Đông Dương, trục xuất số lưu học sinh Việt Nam, kể cả Phan Bội Châu

Đáp án:

Tháng 8-1908, Chính phủ Nhật Bản câu kết với thực dân Pháp ở Đông Dương, trục xuất số lưu học sinh Việt Nam, kể cả thủ lĩnh Phan Bội Châu. Chính vì thế, phong trào Đông Du tan rã.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Đâu không phải là ý nghĩa của những hoạt động yêu nước, cách mạng của Phan Bội Châu đầu thế kỉ XX?

A. Chuyển phong trào yêu nước từ lập trường phong kiến sang lập trường dân chủ tư sản

B. Cổ động phát triển kinh tế theo hướng mới thông qua thành lập các hội buôn.

C. Đưa Việt Nam tiến theo xu thế phát triển của khu vực và thời đại- thời kì châu Á thức tỉnh

D. Tạo điều kiện để tư tưởng vô sản truyền bá vào Việt Nam

Đáp án:

Những hoạt động yêu nước, cách mạng của Phan Bội Châu đầu thế kỉ XX đã khảo nghiệm một con đường cứu nước mới cho dân tộc, chuyển phong trào yêu nước từ lập trường phong kiến sang lập trường dân chủ tư sản; cổ động phát triển kinh tế theo hướng mới thông qua thành lập các hội buôn, các công ty thương mại; phê phán tư tưởng Nho giáo lỗi thời, tạo điều kiện để tư tưởng dân chủ tư sản được truyền bá sâu rộng ở Việt Nam. Từ đó đưa Việt Nam tiến theo xu thế phát triển của khu vực và thời đại- thời kì châu Á thức tỉnh.

Những hoạt động của Phan Bội Châu không tạo điều kiện để tư tưởng vô sản truyền bá vào Việt Nam.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Hạn chế lớn nhất trong quá trình hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu là

A. sử dụng bạo động chưa có cơ sở chính đáng

B. ý đồ cầu viện Nhật Bản là sai lầm, nguy hiểm

C. tìm đến Nhật Bản chưa đúng thời điểm

D. chưa thấy được sứ mệnh của dân tộc

Đáp án:

Hạn chế lớn nhất trong quá trình hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu là ý đồ cầu viện Nhật Bản, đây là chủ trương sai lầm và nguy hiểm bởi đã là đế quốc thì bản chất đều giống nhau. Vấn đề “đồng văn đồng chủng” không phải là lí do quan trọng Nhật có thể giúp Việt Nam chống Pháp. Bởi các nước đế quốc bản chất đều là đi xâm lược thuộc địa và bóc lột các nước khác ⇒ Nhật đã thẳng tay trục xuất những du học sinh và Phan Bội Châu dẫn đến phong trào Đông Du tan rã.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 12: Sự khác biệt cơ bản về chủ trương bạo động của Phan Bội Châu so với các phong trào đấu tranh vũ trang giai đoạn trước là

A. Bạo động toàn dân

B. Bạo động có sự chuẩn bị

C. Bạo động toàn quốc, bạo động có sự chuẩn bị

D. Bạo động có sự giúp đỡ của bên ngoài

Đáp án:

Tiếp nối truyền thống đấu tranh vũ trang của dân tộc, Phan Bội Châu chủ trương đấu tranh bằng con đường bạo động. Tuy nhiên chủ trương bạo động của Phan Bội Châu có điểm khác so với các phong trào đấu tranh vũ trang giai đoạn trước là bạo động toàn quốc và bạo động có sự chuẩn bị. Đây cũng chính là điểm tiến bộ trong chủ trương cứu nước của ông

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13: “Nghìn muôn ức triệu người chung góp Xây dựng nên cơ nghiệp nước nhà Người dân ta, của dân ta Dân là dân nước, nước là nước dân” Đoạn thơ trên đây đã thể hiện sự chuyển biến tiến bộ gì trong nhận thức của Phan Bội Châu đầu thế kỉ XX?

A. Gắn trung quân với ái quốc

B. Gắn dân với nước

C. Gắn độc lập dân tộc với chế độ quân chủ lập hiến

D. Gắn độc lập dân tộc với chế độ cộng hoà

Đáp án:

Phan Bội Châu là người xuất thân từ cửa Khổng, sân Trình nên chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng trung quân - ái quốc. Yêu nước là phải trung với vua và ngược lại. Tuy nhiên, đến đầu thế kỉ XX, trong nhận thức của Phan Bội Châu đã có sự chuyển biến lớn khi ông đã gắn liền khái niệm dân - nước với nhau, bắt đầu có ý thức về dân chủ dân quyền.

Đáp án cần chọn là: B

B. PHAN CHÂU TRINH VÀ XU HƯỚNG CẢI CÁCH

Câu 1: Phan Châu Trinh và nhóm sĩ phu tiến bộ ở Quảng Nam đã chú ý đến hoạt động nào trong lĩnh vực kinh tế?

A. Khuyến khích các thương nhân đầu tư sản xuất, buôn bán

B. Cổ động chấn hưng thực nghiệp, lập hội kinh doanh

C. Vận động nhân dân dùng hàng nội hóa, bài trừ hàng ngoại

D. Mở rộng buôn bán trong nước

Đáp án:

Trong lĩnh vực kinh tế, Phan Châu Trinh và nhóm sĩ phu tiến bộ ở Quảng Nam đã chú ý đến hoạt động cổ động chấn hung thực nghiệp, lập hội kinh doanh.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Hoạt động được Phan Châu Trinh chú trọng trong ngành nông nghiệp đầu thế kỉ XX là

A. Vận động chia lại ruộng đất cho nông dân

B. Vận dụng phương pháp sản xuất mới

C. Cải tạo các công trình thủy lợi, cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp

D. Phát triển nghề làm vườn, thành lập nông hội chuyên việc san đồi trồng quế, hồ tiêu

Đáp án:

Trong nông nghiệp, Phan Châu Trinh chú ý đến hoạt động phát triển nghề làm vườn, thành lập nông hội chuyên việc san đồi trồng quế, hồ tiêu….

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Trọng tâm hoạt động của cuộc vận động Duy tân đầu thế kỉ XX trong lĩnh vực giáo dục là

A. Thay đổi nội dung học tập, chú ý đến các lĩnh vực khoa học – kĩ thuật

B. Tiến hành cải cách giáo dục, dạy nhiều nội dung lịch sử, văn học

C. Mở trường học theo lối mới, dạy chữ Quốc ngữ, dạy các môn học mới

D. Sử dụng chữ Nôm, không dạy chữ Hán

Đáp án:

Trong giáo dục, cuộc vận động Duy tân đã chú trọng mở trường học theo lối mới, dạy chữ Quốc ngữ, dạy các môn học mới.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Tư tưởng Duy tân khi đi vào quần chúng đã vượt qua khuôn khổ ôn hòa và biến thành cuộc đấu tranh nào?

A. Phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng nhân dân

B. Phong trào đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang

C. Đấu tranh vũ trang, tiêu biểu là Phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908)

D. Phong trào Đông Kinh nghĩa thục (1907)

Đáp án:

Trong cuộc vận động Duy tân, khi tư tưởng duy tân đi vào quần chúng đã vượt qua khuôn khổ ôn hòa, biến thành cuộc đấu tranh vũ trang quyết liệt, điển hình là phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908).

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Nội dung nào sau đây thể hiện đúng đường lối cứu nước của Phan Châu Trinh?

A. Tiến hành chống Pháp và phong kiến dựa vào tầng lớp tư sản, giành độc lập dân tộc

B. Tiến hành cải cách nâng cao dân trí, dân quyền, dựa vào Pháp đánh đổ ngôi vua và phong kiến hủ bại, xem đó là điều kiện tiên quyết để giành độc lập

C. Dựa vào Nhật để đánh Pháp giành độc lập dân tộc

D. Tiến hành khởi nghĩa vũ trang, khôi phục độc lập cho nước Việt Nam

Đáp án:

Đường lối cứu nước của Phan Châu Trinh là: Tiến hành cải cách nâng cao dân trí, dân quyền, dựa vào Pháp đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại, xem đó là điều kiện tiên quyết để giành độc lập

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Đâu không phải nguyên nhân khiến Phan Châu Trinh chủ trương cứu nước bằng con đường cải cách xã hội?

A. Do sự thất bại liên tiếp của các phong trào đấu tranh vũ trang trước đó

B. Do ảnh hưởng yếu tố quê hương

C. Do thất bại của phong trào Đông Du

D. Do tư tưởng cải cách trên thế giới lúc bấy giờ xâm nhập mạnh vào Việt Nam

Đáp án:

Sở dĩ Phan Châu Trinh chủ trương cải cách là do:

- Chứng kiến sự thất bại liên tiếp của các phong trào đấu tranh vũ trang trước đó

- Tư tưởng cải cách trên thế giới xâm nhập mạnh vào Việt Nam, đặc biệt là từ Nhật Bản với thành công của cuộc cách cách Duy tân Minh Trị

- Do ảnh hưởng của yếu tố quê hương: Quảng Nam- quê hương của Phan Châu Trinh là vùng đất có truyền thống buôn bán, là trung tâm của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất nên những biến đổi về kinh tế rất rõ nét, con người có xu hướng ôn hòa hơn.

Phong trào Đông Du thất bại không có tác động đến chủ trương cứu nước của Phan Châu Trinh.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Mục đích chính của cuộc vận động Duy tân đầu thế kỉ XX là

A. bồi dưỡng nhân lực cho cách mạng Việt Nam.

B. nâng cao dân trí cho cách mạng Việt Nam.

C. đào tạo nhân tài cho cách mạng Việt Nam.

D. mở rộng phong trào đấu tranh ra nước ngoài.

Đáp án:

Cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì đầu thế kỉ XX có mục đích là nâng cao dân trí cho cách mạng Việt Nam: “nâng cao dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Vào đầu thế kỉ XX, những trí thức phong kiến đã nhận thấy điểm hạn chế gì đang diễn ra trong xã hội Việt Nam?

A. sự lỗi thời của hệ tư tưởng Nho giáo và sự phản bội của triều đình phong kiến.

B. các tân thư, tân báo của Trung Hoa cứ tấp nập đưa vào Việt Nam.

C. triều đình nhà Nguyễn không thể đưa đất nước thoát khỏi nô lệ.

D. sự áp đảo của hệ tư tưởng dân chủ tư sản tràn vào Việt Nam.

Đáp án:

Vào đầu thế kỉ XX, những trí thức phong kiến đã nhận thấy điểm hạn chế đang diễn ra trong xã hội Việt Nam là sự lỗi thời của hệ tư tưởng Nho giáo và sự phản bội của triều đình phong kiến:

- Sự lỗi thời của hệ tư tưởng Nho giáo: tư tưởng “trung quân ái quốc”, cống hiến vì vua đã không còn phù hợp. Trong quá trình đấu tranh còn đặt ra mục tiêu lật đổ chế độ phong kiến bên cạnh nhiệm vụ đánh đổ thực dân Pháp.

- Sự phản bội của triều đình phong kiến thể hiện ở quá trình từng bước đầu hàng thực dân Pháp và cấu kết với Pháp để đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân, làm tay sai cho Pháp.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Nguyên nhân cơ bản nhất làm cho phong trào đấu tranh của nhân dân ta đến năm 1918 cuối cùng đều bị thất bại?

A. Do thiếu sự liên minh giữa giai cấp nông dân với công nhân.

B. Do thiếu sự lãnh đạo của một giai cấp tiến tiến cách mạng.

C. Do thực dân Pháp còn mạnh, lực lượng cách mạng còn non yếu.

D. Do ý thức hệ phong kiến trở nên lỗi thời, lạc hậu.

Đáp án:

Nguyên nhân cơ bản nhất làm cho phong trào đấu tranh của nhân dân ta đến năm 1918 cuối cùng đều bị thất bại là do thiếu sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến. Đây cũng là minh chứng cho sự khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo và đường lối cứu nước trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Hạn chế lớn nhất trong quá trình hoạt động cứu nước của Phan Châu Trinh là

A. biện pháp cải lương, ỉ Pháp cầu tiến bộ

B. cổ vũ tinh thần học tập tự cường chưa có cơ sở

C. giáo dục tư tưởng chống các hủ tục phong kiến chưa đúng thời điểm

D. chưa thấy được sức mạnh của quần chúng trong đấu tranh chống xâm lược

Đáp án:

Nếu như hạn chế của Phan Bội Châu là chưa có đường lối cách mạng đúng đắn, chưa nhận rõ bản chất của kẻ thù thì Phan Châu Trinh cũng mang chung hạn chế về đường lối cách mạng đó. Ông chủ trương chống phong kiến nhưng lại dựa vào thực dân Pháp; yêu cầu Pháp phải thay đổi thái độ với sĩ dân nước Nam, sửa đổi chính sách cai trị để giúp nhân dân Việt Nam từng bước tiến lên văn minh. Trong khi không có một nước thực dân thống trị nào lại chịu bắt tay với nhân dân thuộc địa để lật đổ của chúng. Chủ trương của Phan Châu Trinh “chẳng khác nào xin Pháp rủ lòng thương”

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Phong trào cải cách chính trị - văn hóa của những nhân vật nào ở Trung Quốc đã tác động mạnh mẽ đến nước ta những năm cuối thế kỉ XIX?

A. Tôn Trung Sơn.

B. Lương Khải Siêu.

C. Mao Trạch Đông.

D. Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi.

Đáp án:

Cuộc vận động Duy tân Mậu Tuất của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu ở Trung Quốc cuối thế kỉ XIX với khuynh hướng dân chủ tư sản, thông qua các sách báo được truyền vào nước ta, ảnh hưởng lớn đến tư tưởng các sĩ phu. Họ nhận thấy chế độ phong kiến không còn phù hợp. Cần có những cải cách, đổi mới về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, … để từng bước giành lại chủ quyền đất nước.

Ngoài ra ảnh hưởng của cách mạng Pháp với những nhà tư tưởng như Rút-xô, Mông-te-kiơ; cuộc Duy tân Minh Trị (1868) và cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) cũng du nhập mạnh mẽ vào Việt Nam

⇒ Đây cũng chính là điều kiện khách quan để bùng nổ phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12: Phan Châu Trinh đề cao phương châm gì đối với nhân dân Việt Nam trong quá trình cải cách xã hội?

A. “Tự lực, tự cường”.

B. “Tự lực cánh sinh”.

C. “Tự lực khai hóa”.

D. “Tự do dân chủ”.

Đáp án:

Phan Châu Trinh trong quá trình hoạt động của mình đã yêu cầu chính quyền thuộc địa sửa đổi chính sách cai trị hiện hành để có thể giúp nhân dân Việt Nam từng bước tiến đến văn minh. Ông đề cao phương châm "Tự lực khai hóa", vận động những người cùng chí hướng thức tỉnh dân chúng, tuyên truyền tư tưởng dân quyền.

Trong thư gửi cho Toàn quyền Beau đề năm 1906, Phan Châu Trinh chỉ trích chính phủ Pháp không lo mở mang khai thác hóa cho dân mà chỉ lo thu thuế cho nhiều, do đó dân đã khổ càng khổ hơn. Ông đề nghị chính phủ Đông Dương nên thay đổi thái độ đối với sĩ dân nước Nam, cải tổ mọi chính sách cai trị. Bức thư đã gây tiếng vang lớn trong nhân dân, công khai nói lên tâm trạng bất mãn của dân chúng và khẳng định quyết tâm cải biến hiện trạng của đất nước.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13: Đâu là điểm giống nhau trong hoạt động yêu nước cách mạng của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đầu thế kỉ XX?

A. Đều thực hiện chủ trương dùng bạo lực cách mạng để đánh đuổi thực dân Pháp.

B. Đều noi theo gương Nhật để tự cường.

C. Đề chủ trương thực hiện cải cách dân chủ.

D. Đề chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.

Đáp án:

Điểm giống nhau của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong quá trình hoạt động cách mạng của mình là đều noi theo gương Nhật Bản đề tự cường:

- Phan Bội Châu: tổ chức phong trào Đông Du dưa du học sinh sang Nhật Bản để học tập.

- Phan Châu Trinh: ảnh hưởng từ tư tưởng cải cách của Nhật Bản, thực hiện cuộc vận động Duy tân trên các lĩnh vực kinh tế, giáo dục và xã hội.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 14: Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến hiện tượng đầu thế kỉ XX trong khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản xuất hiện hai xu hướng bạo động và cải cách?

A. Do nhận thức khác nhau về vấn đề dân tộc- dân chủ

B. Do tác động của cuộc khai thác thuộc địa

C. Do ảnh hưởng của yếu tố quê hương, gia đình

D. Do sự khác nhau về mức độ tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản

Đáp án:

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng đầu thế kỉ XX trong khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản lại xuất hiện hai xu hướng bạo động và cải cách là do sự nhận thức khác nhau về mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam thuộc địa và về vấn đề dân tộc- dân chủ.

- Phan Bội Châu- đại diện của xu hướng bạo động mới chỉ nhận ra mâu thuẫn dân tộc và nhấn mạnh dân tộc là cái cần có trước → cần phải dùng bạo động vũ trang để giành lại

- Phan Châu Trinh- đại diện của xu hướng cải cách cũng mới chỉ nhận ra mâu thuẫn giai cấp, cho rằng dân chủ là cái có trước → tập trung chống phong kiến thông qua các cuộc cải cách xã hội

Đáp án cần chọn là: A

Câu 15: So với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX, phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX có điểm gì tiến bộ?

A. Do các sĩ phu tiến bộ lãnh đạo

B. Gắn việc giành độc lập dân tộc với cải biến xã hội

C. Chủ trương đoàn kết quốc tế

D. Xác định công- nông là động lực của cách mạng

Đáp án:

So với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX, phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX có điểm gì tiến bộ là tư bỏ con đường đấu tranh theo ngọn cờ phong kiến, gắn việc giành độc lập dân tộc với cải biến xã hội theo hướng tiến độ- chế độ dân chủ tư sản

Đáp án cần chọn là: B

Câu 16: Chủ trương cứu nước nào của Phan Châu Trinh có thể được Đảng và Nhà nước Việt Nam vận dụng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay?

A. Tự lực khai hóa

B. Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh

C. Chấn hưng dân trí

D. Khai dân trí, chấn hưng tinh thần dân tộc

Đáp án:

Đầu thế kỉ XX, Phan Châu Trinh nổi lên như một nhà cải cách tiêu biểu với khẩu hiệu “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”. Hiểu đơn giản là mở mang nhận thức, tri thức của dân; chấn hưng ý chí, chí khí, khí phách của dân; làm cho đời sống của dân được đầy đủ, hùng hậu. Chủ trương này không chỉ có giá trị với Việt Nam ở thời điểm đầu thế kỉ XX, mà còn có thể được Đảng và Nhà nước Việt Nam vận dụng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay

Đáp án cần chọn là: B

C. Giải bài tập sgk

Xem thêm các bài học Lịch Sử lớp 11 đầy đủ, chi tiết khác:




Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học