Hóa 9 Bài 15: Tính chất vật lí của kim loại

Video Giải bài tập Hóa 9 Bài 15: Tính chất vật lí của kim loại - Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)

Bài 1: (trang 48 sgk Hóa 9 - Video giải tại 4:36) Hãy nêu những tính chất vật lí và ứng dụng tương ứng của kim loại

Lời giải:

– Kim loại có tính dẻo. Nhờ tính chất này người ta có thể rèn, kéo sợi, dát mỏng để làm nên đồ vật khác nhau bằng kim loại.

– Kim loại có tính dẫn điện cho nên một số kim loại được sử dụng làm dây dẫn điện. Ví dụ như đồng, nhôm ...

– Kim loại có tính dẫn nhiệt. Nhờ tính dẫn nhiệt và một số tính chất khác, nhôm, thép không gỉ (inox) được dùng làm dụng cụ nấu ăn.

– Kim loại có ánh kim. Nhờ tính chất này kim loại được dùng làm đồ trang sức và các vật dụng trang trí khác.

Bài 2: (trang 48 sgk Hóa 9 - Video giải tại 7:46) Hãy chọn những từ, cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu sau đây:

a) Kim loại vonfram được dùng làm dây tóc bóng đèn điện là do có ... cao.

b) Bạc, vàng được dùng làm ... vì có ánh kim rất đẹp.

c) Nhôm được dùng làm vật liệu chế tạo vỏ máy bay là do ... và ...

d) Đồng và nhôm được dùng làm ... là do dẫn điện tốt.

e) ... được dùng làm dụng cụ nấu bếp là do bền trong không khí và dẫn nhiệt tốt.

1. nhôm;

2. bền;

3. nhẹ;

4. nhiệt độ nóng chảy

5. dây điện;

6. Đồ trang sức.

Lời giải:

a) Kim loại vonfram được dùng làm dây tóc bóng đèn điện là do có nhiệt độ nóng chảy cao.

b) Bạc, vàng được dùng làm đồ trang sức vì có ánh kim rất đẹp.

c) Nhôm được dùng làm vật liệu chế tạo vỏ máy bay là do nhẹbền.

d) Đồng và nhôm được dùng làm dây điện là do dẫn điện tốt.

e) Nhôm được dùng làm dụng cụ nấu bếp là do bền trong không khí và dẫn nhiệt tốt.

Bài 3: (trang 48 sgk Hóa 9 - Video giải tại 9:56) Có các kim loại sau: đồng, kẽm, magie, natri, bạc. Hãy chỉ ra hai kim loại dẫn điện tốt nhất.

Lời giải:

Kim loại dẫn điện tốt nhất là bạc sau đó đến đồng.

Bài 4: (trang 48 sgk Hóa 9 - Video giải tại 10:55) Hãy tính thể tích 1 mol của mỗi kim loại (nhiệt độ, áp suất trong phòng thí nghiệm), biết khối lượng riêng (g/cm3) tương ứng là DAl = 2,7 ; DK = 0,86; DCu = 8,94.

Lời giải:

- Ta có: DAl = 2,7g/cm3 nghĩa là cứ 2,7g nhôm thì chiếm thể tích 1cm3.

Vậy 1 mol nhôm (27g nhôm) → x cm3

Thể tích của nhôm: Giải bài tập Hóa học lớp 9 | Giải hóa lớp 9

- Ta có: DK = 0,86g/cm3 nghĩa là cứ 0,86g kali thì chiếm thể tích 1cm3.

Vậy 1mol kali (39g kali ) → y cm3

Thể tích của kali: Giải bài tập Hóa học lớp 9 | Giải hóa lớp 9

- Ta có: DCu = 8,94g/cm3 nghĩa là cứ 8,94g đồng thì chiếm thể tích 1cm3.

Vậy 1 mol đồng (64g đồng) → z cm3

Thể tích của đồng: Giải bài tập Hóa học lớp 9 | Giải hóa lớp 9

(Lưu ý: Có thể áp dụng nhanh công thức: V= m/D

⇒ 1mol Nhôm có m = 27g ⇒ V của 1 mol Nhôm = Giải bài tập Hóa học lớp 9 | Giải hóa lớp 9 = 10 cm3

Tính tương tự với K và Cu.)

Bài 5: (trang 48 sgk Hóa 9 - Video giải tại 14:15) Hãy kể tên ba kim loại được sử dụng để:

a) làm vật dụng gia đình.

b) Sản xuất dụng cụ, máy móc.

Lời giải:

a) Ba kim loại được sử dụng để làm vật dụng trong gia đình: sắt, nhôm, đồng.

b) Ba kim loại được sử dụng để làm dụng cụ, máy móc: sắt, nhôm, niken.

Xem thêm các bài Giải bài tập Hóa học 9 (có video) hay khác:


Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học